Chủ nhật 22/12/2024 22:45

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 17/3/2024: Thành viên mới của NATO ủng hộ đưa quân tới Ukraine; Kiev cảnh báo tập kích Nga

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/3/2024: Thành viên mới của NATO ủng hộ đưa quân tới Ukraine; Kiev cảnh báo tập kích Nga.

Thông tin chiến sự

Nga hạ 3 hệ thống phòng không Patriot của Ukraine. Tướng Alexei Kim, Tham mưu trưởng lực lượng Nga tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt, đã thông báo về việc quân đội nước này tập kích thành công 3 tổ hợp tên lửa phòng không Patriot của Ukraine.

Nhờ sự hiệu quả của các hệ thống trinh sát và tấn công, chúng ta đã bắn hạ 3 hệ thống Patriot chỉ trong vòng 1 tuần. Ngoài ra, quân đội Nga cũng khiến đối thủ tổn thất 1 pháo phản lực phóng loạt Vampire, 10 hệ thống pháo binh các loại”, ông Kim nói.

Tổng cộng có 50 cuộc giao tranh trên tất cả mặt trận trong 24 giờ qua. Ảnh: AP

50 cuộc giao tranh giữa 2 bên. Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine cho hay trong ngày qua, lực lượng phòng vệ Ukraine đã đẩy lùi 34 cuộc tấn công của Nga ở các thành phố Kupiansk, Lyman, Avdiivka (Donetsk) và Novopavlivka (Zaporizhia), đồng thời ngăn chặn lực lượng Nga đột nhập vào tỉnh Sumy. Tổng cộng có 50 cuộc giao tranh trên tất cả mặt trận trong 24 giờ qua.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, lực lượng nước này đã hạ khoảng 300 binh sĩ Ukraine trong một cuộc không kích ngày qua.

Người phát ngôn nhóm tiến công phía Đông của quân đội Nga Alexander Gordeyev thông báo, máy bay ném bom, pháo binh và hệ thống ném lửa hạng nặng của nhóm này ngày qua đã tấn công các cứ điểm của hai lữ đoàn Ukraine.

Ông Gordeyev cũng nói các lực lượng vũ trang Nga đã cải thiện vị trí dọc theo chiến tuyến, đẩy lùi một đợt phản công của đối phương.

Một số diễn biến liên quan

Thành viên mới của NATO ủng hộ đưa quân tới Ukraine. Phần Lan đồng tình với Pháp rằng tất cả lựa chọn vẫn phải được xem xét trong việc hỗ trợ Ukraine.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gây ra làn sóng phản ứng dữ dội vào tháng 2 sau khi ông cho rằng khối quân sự do Mỹ đứng đầu "không thể loại trừ" khả năng cử binh sĩ NATO đến hỗ trợ Ukraine. Một số quốc gia thành viên đã nhanh chóng bác bỏ nhận xét của ông Macron, khẳng định các binh sĩ NATO sẽ không đặt chân tới Ukraine.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Phần Lan Elina Valtonen đã lập luận rằng theo giả thuyết, mọi điều đều có thể xảy ra nếu tình hình trên thực tế xấu đi. Theo bà Valtonen, các nhà tài trợ của Kiev "có thể làm được nhiều hơn thế" trong việc trang bị vũ khí cho lực lượng Ukraine.

Ukraine cảnh báo tập kích “điểm yếu nhất” của Nga. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky mới đây đã có cuộc họp với Tổng tư lệnh Oleksandr Syrsky và các quan chức quân đội cấp cao, nhằm thảo luận về tình hình xung đột sắp tới.

Ukraine đã phát hiện ra 'điểm yếu nhất' của Nga và sẽ thực hiện những cuộc tập kích nhắm vào những điểm yếu này để gây ra thiệt hại lớn nhất cho đối thủ”, ông Zelensky nói.

Tổng thống Ukraine cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường sản xuất UAV. “Chúng ta có những loại UAV công nghệ cao. Nhưng Ukraine cần những phương tiện có tầm bắn xa hơn, số lượng lớn hơn và mạnh mẽ hơn”, ông Zelensky nói thêm.

Pháp: Viện trợ cho Ukraine là “không giới hạn”. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron mới đây đã tái khẳng định sự ủng hộ của Paris với Ukraine trong cuộc xung đột.

Tôi đã nhiều lần nhắc lại điều này, Moscow không thể đạt được mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt. Chúng tôi không muốn xung đột, nhưng sẽ hỗ trợ Ukraine không giới hạn, và đưa ra phản ứng với mọi động thái của Nga. Tình hình hiện nay rất phức tạp và các quốc gia châu Âu cần tăng tốc viện trợ cho Kiev”, ông Macron nói.

Tổng thống Pháp: Ukraine phải giành lại Crimea để có hòa bình lâu dài. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố Ukraine phải giành lại quyền kiểm soát tất cả các vùng lãnh thổ mà nước này từng nắm giữ, bao gồm cả Bán đảo Crimea, nếu không sẽ không thể có “hòa bình lâu dài”.

Tổng thống Macron mô tả Nga là “đối thủ” của Pháp. Đồng thời, ông khẳng định Pháp không hề “gây chiến với Nga” mà chỉ “ủng hộ” Ukraine trong cuộc xung đột.

Chúng tôi đang làm mọi thứ có thể để giúp Ukraine chống lại Nga. Không thể có hòa bình lâu dài nếu không có chủ quyền, nếu không có sự quay trở lại biên giới được quốc tế công nhận của Ukraine, bao gồm cả Crimea”, Tổng thống Macron cho hay.

Italia nói về hậu quả khi đưa quân tới Ukraine. Ngoại trưởng Italia Antonio Tajani, quốc gia thành viên NATO, cảnh báo kịch bản nếu liên minh đưa quân tới Ukraine, nó sẽ có thể gây ra cuộc thế chiến mới.

Ông Tajani cảnh báo việc NATO đưa quân tới Ukraine chiến đấu có thể dẫn đến xung đột toàn cầu, một cuộc chiến tranh thế giới thứ mới.

Tôi nghĩ rằng quân đội NATO không nên vào Ukraine. Đó sẽ là một sai lầm. Chúng ta cần giúp Ukraine tự vệ, nhưng việc đưa quân vào nước này để tiến hành cuộc chiến chống lại Nga đồng nghĩa với nguy cơ xảy ra Thế chiến 3”, Ngoại trưởng Italia nhấn mạnh.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Chiến sự Nga - Ukraine

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/12: Lính Ukraine đầu hàng vô điều kiện; Ukraine bắn rơi UAV cảm tử Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/12: Lính NATO thiệt mạng ở Kharkov; bất ngờ cách tuyển quân của Ukraine

Thương vụ Việt Nam tại Israel tháo gỡ nhiều vướng mắc cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Tập trung phát triển thương mại nông sản, xúc tiến đầu tư hiệu quả

Chánh Văn phòng Bộ Công Thương: Đề nghị các thương vụ cung cấp thông tin hoạt động thường xuyên, đầy đủ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/12: Lính đánh thuê Ukraine rút lui ồ ạt; Ukraine thiêu rụi kho dầu Nga

Dư địa hợp tác sản xuất đồ uống giữa Việt Nam - Nhật Bản còn rất lớn

Mời tham dự Hội chợ thủ công quốc tế Surajkund lần thứ 38 tại Ấn Độ

Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh là cầu nối đưa hàng nông sản Việt vào sâu thị trường Trung Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập: Nhiều tiềm năng trong thúc đẩy đàm phán FTA với Ai Cập

Mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế khu vực Á - Phi và định hướng tương lai

Thương vụ Việt Nam tại Indonesia: Thúc đẩy xuất khẩu gạo bền vững trong bối cảnh Indonesia tự chủ lương thực

Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc: SMR khơi mở 'cánh cửa' điện hạt nhân cho Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Philippines: Giữ vững thị trường truyền thống để ổn định hoạt động xuất khẩu gạo

Thương vụ Việt Nam tại UAE: Hợp tác đầu tư - chìa khóa nâng cao quan hệ hợp tác Việt Nam-UAE

Toàn cảnh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày thích ứng với chuyển đổi xanh trong EVFTA

Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Doanh nghiệp Nhật Bản góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp Việt Nam

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12: Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine; Ukraine từ chối đề nghị của Hungary

'Làn gió mới' trong chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Shigeru Ishiba