Chủ nhật 24/11/2024 07:55

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/7/2024: NATO “gợi ý” cho phép Ukraine toàn quyền tấn công lãnh thổ Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/6/2024: NATO “gợi ý” cho phép Ukraine toàn quyền tấn công lãnh thổ Nga khi Mỹ và nhiều quốc gia phương Tây đang úp mở.

Mỹ và NATO nên dỡ bỏ mọi hạn chế đối với các cuộc tấn công của Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) nhằm vào quân đội Nga. Sáng kiến ​​như vậy được đưa ra bởi một số quan chức cấp cao phương Tây trong giới lãnh đạo Mỹ và NATO, trong đó có Tổng thư ký sắp mãn nhiệm của khối quân sự này Jens Stoltenberg.

“Một nhóm quan chức ở Mỹ và nước ngoài đã chủ trương dỡ bỏ các hạn chế còn lại đối với AFU. Trong nhóm này có Tổng thư ký NATO”, tuần báo Defense News thông tin.

NATO đang vận động cho khả năng Ukraine "toàn quyền" tấn công lãnh thổ Nga. Ảnh: Getty

Ấn phẩm này cũng trích dẫn những lời của ông Jens Stoltenberg ngay trước cuộc họp vào tháng 6/2024 với các bộ trưởng quốc phòng NATO tại Brussels. Sau đó, Tổng thư ký NATO tuyên bố rằng, Ukraine có quyền tấn công các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga vì điều này đảm bảo quyền tự vệ của nước này.

Nguồn tin tại Lầu Năm Góc cho biết, các đồng minh phương Tây thường làm những việc mà trước đây họ không có ý định làm trước tình hình liên tục thay đổi ở mặt trận. Ông Jens Stoltenberg cũng khuyên lãnh đạo các nước phương Tây đừng bao giờ nói không bao giờ.

Tổng thống Mỹ “bật đèn xanh” cho phép AFU tấn công Nga

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu ở Nga. Đồng thời, ông đưa ra một điều kiện: Chỉ được phép tấn công bằng vũ khí Mỹ ở gần biên giới khu vực Kharkov.

Các thông tin từ Nhà Trắng xác nhận: “Tổng thống gần đây đã chỉ đạo nhóm của cố vấn đảm bảo rằng Ukraine có thể sử dụng vũ khí của Mỹ để phản công ở Kharkov để Ukraine có thể trả đũa các lực lượng quân sự Nga tấn công hoặc chuẩn bị tấn công họ”.

Nhưng quan điểm của Nhà Trắng về việc sử dụng vũ khí được chuyển từ Mỹ để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga vẫn không thay đổi. Tổng thống Mỹ nhấn mạnh: “Chúng tôi không cho phép tấn công sâu 200 dặm vào lãnh thổ Nga và chúng tôi không cho phép tấn công nhằm vào Moscow và Điện Kremlin”.

Phương Tây đã chấp thuận các cuộc tấn công của AFU vào Liên bang Nga

Trước đó, hơn 10 nước phương Tây đã cho phép quân đội Ukraine tiến hành các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga. Chúng bao gồm Đan Mạch, Anh, Ba Lan, Thụy Điển, Hà Lan, Latvia, Phần Lan, Pháp, CH Czech, Estonia, Litva và Đức .

Thủ tướng Anh Rishi Sunak nói rằng hành động của quân đội Ukraine là “việc của họ”. Ông cũng tự hào khi London là quốc gia đầu tiên cung cấp cho Ukraine vũ khí tầm xa để tấn công phía Nga.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Paul Johnson, Kiev có quyền tự vệ thông qua các hoạt động quân sự nhằm vào “lãnh thổ của đối phương” miễn là việc này tuân thủ luật xung đột quân sự. Ông Paul Johnson tuyên bố: “Thụy Điển ủng hộ luật pháp quốc tế và quyền tự vệ của Ukraine”.

“Amsterdam chưa bao giờ loại trừ những cuộc tấn công này. Ukraine đang trong tình trạng xung đột vũ trang. Trong trường hợp này, họ rất có thể nó sẽ phải tấn công vào lãnh thổ Nga. Những hành động này không gây bất kỳ vấn đề gì đối với Hà Lan miễn là chúng diễn ra trong khuôn khổ tự vệ”, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan, Kajsa Ollongren cho biết.

Còn Tổng thống Latvia Edgars Rinkevics cho rằng không có lý do gì ngăn cản Ukraine tiến hành tấn công vào lãnh thổ Nga. Thủ tướng CH Czech Petr Fiala coi việc Ukraine sử dụng vũ khí do nước ngoài cung cấp là hợp lý. Bộ trưởng Quốc phòng Estonia Hanno Pevkur kêu gọi tất cả các nước phương Tây cho phép Ukraine tấn công lãnh thổ Nga…

Nghị sĩ Quốc hội Phần Lan Jukka Kopra cho rằng, Ukraine nên sử dụng vũ khí do Phần Lan cung cấp để tấn công các mục tiêu quân sự bên phía Nga.

Ngược lại, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng cần phải cho phép Kiev vô hiệu hóa các cơ sở quân sự, nơi Nga triển khai hỏa lực và lực lượng tấn công vào lãnh thổ Ukraine.

Thủ tướng Hungary gợi ý Tổng thống Ukraine suy nghĩ về lệnh ngừng bắn để đàm phán với Moscow

Thủ tướng Hungary Victor Orban, trong chuyến thăm Ukraine, đã thảo luận với Tổng thống Volodymir Zelensky về khả năng ngừng bắn trước khi bắt đầu đàm phán hòa bình với Nga.

Hungary đánh giá cao sáng kiến ​​hòa bình của Tổng thống Zelensky nên chúng tôi đã yêu cầu ông xem xét khả năng ngừng bắn trước khi bắt đầu đàm phán với Moscow”, ông Victor Orban cho biết.

Nhà lãnh đạo Hungary nói thêm rằng Budapest quan tâm đến việc ký kết một thỏa thuận song phương với Kiev “về nhiều vấn đề”. Chính trị gia này nói rằng ông đến Ukraine để giúp giải quyết xung đột.

Ngược lại, Kiev bác bỏ đề xuất của Thủ tướng Hungary về việc ngừng bắn để đàm phán với Moscow. Điều này đã được Phó Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine, Igor Zhovkv xác nhận và tuyên bố Kiev có kế hoạch tìm cách giải quyết xung đột thông qua các hội nghị thượng đỉnh hòa bình.

“Tổng thống lắng nghe người đối thoại, nhưng đáp lại ông đã nêu quan điểm của mình. Quan điểm của Ukraine khá rõ ràng, dễ hiểu và được nhiều người biết đến”, ông Igor Zhovkva thông báo.

Tổng thống Ukraine trước đó tuyên bố các cuộc đàm phán hòa bình với Nga chỉ có thể thực hiện được khi có sự tham gia của các nhà hòa giải và đồng ý với đề xuất với Kiev. Theo ông, các quốc gia từ các nơi khác nhau trên thế giới nên tham gia xây dựng kế hoạch hòa bình và sau đó đề xuất với Moscow. Nhà lãnh đạo Ukraine cũng chỉ cho phép đàm phán với sự tham gia của các hòa giải viên theo hình thức song phương với ví dụ về “thỏa thuận ngũ cốc”.

Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra các điều kiện ngừng bắn của Nga. Ông chủ Điện Kremlin nhấn mạnh ngay khi Kiev tuyên bố sẵn sàng đàm phán, đồng thời chính thức thông báo về việc từ bỏ kế hoạch gia nhập NATO, Nga sẽ ngừng bắn và việc giải quyết xung đột bắt đầu.

Kim Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Chiến sự Nga - Ukraine

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/11: NATO họp khẩn, Quốc hội Ukraine hủy họp vì tên lửa ICBM của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/11/2024: Tổng thống Ukraine thay đổi quan điểm về cuộc xung đột với Nga?

Tình báo Ukraine nói tên lửa Oreshnik của Nga bay hơn 13.000km/giờ

Phòng không Nga bắn hạ hai tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất

Ấn Độ tham dự triển lãm quốc tế máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/11/2024: Ukraine có phải là mục tiêu thực sự của tên lửa siêu thanh Oreshnik?

Hợp tác Việt Nam - Litva: Tài chính công nghệ, hàng không, năng lượng những lĩnh vực mới, giàu tiềm năng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng ở Kursk;tên lửa Storm Shadow tấn công sở chỉ huy Nga

Hợp tác quốc phòng Trung Quốc - ASEAN ngày càng thực chất, hiệu quả

Hội nghị Tư lệnh Lục quân ASEAN lần thứ 25: Tăng cường hợp tác vì ổn định khu vực

Củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Campuchia

Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá cao hiệu quả quản lý an ninh khu vực của ADMM+

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/11/2024: Storm Shadow tấn công sâu vào Nga, Moscow chuẩn bị đòn đáp trả?

Bí mật sức mạnh tên lửa hành trình Taimoor AGM của Pakistan

Tài chính thế giới: Giá vàng tăng ngày thứ tư liên tiếp, bitcoin xô đổ mọi kỷ lục

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Tạo động lực, đưa quan hệ Việt Nam-Malaysia lên tầm cao mới

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/11: Nhiều lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Tổng thống Biden viện trợ 'nóng' cho Ukraine

ASEAN và Hoa Kỳ tăng cường hợp tác quốc phòng vì hòa bình khu vực

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/11/2024: Pháp 'quay xe' khi Nga công bố chiến lược hạt nhân mới