Chiến sự Israel-Hamas ngày 8/6/2024: Israel tiếp tục không kích Dải Gaza; Liên hợp quốc cho IDF vào “danh sách đen”
Theo nguồn tin tư Bộ Quốc phòng /chu-de/chien-su-israel-hamas.topic, các mục tiêu của phong trào Hamas trong một trường học do Liên hợp quốc phụ trách tại phía Bắc Dải Gaza đã bị không kích. Vụ tấn công khiến 3 người thiệt mạng.
Israel thông báo tiếp tục tập kích mục tiêu Hamas trong một trường học do LHQ điều hành ở phía bắc Dải Gaza, khiến ít nhất ba người thiệt mạng.
Nhân viên LHQ kiểm tra ngôi trường bị Israel không kích. Ảnh: Reuters |
Quân đội Israel ngày 7/6 tuyên bố đã tấn công nhóm chiến binh Hamas bên trong một vị trí trú ẩn trong khuôn viên trường học do UNRWA điều hành ở khu Al-Shati, phía Bắc Dải Gaza. UNRWA là cơ quan thuộc Liên hợp quốc (LHQ), có nhiệm vụ hỗ trợ nhân đạo người Palestine. Đây là vụ tấn công trường học thứ hai trong hai ngày liên tiếp của quân đội Israel nhằm vào các vị trí người tỵ nạn Palestine.
Trước đó, Israel hôm 6/6 cũng tuyên bố đã tập kích trường học của UNRWA ở Nuseirat, miền Trung Gaza, khiến ít nhất 37 người thiệt mạng. Quân đội Israel khẳng định, đòn tập kích đã tiêu diệt một số chiến binh Hamas ẩn náu trong trường học.
Giám đốc UNRWA Philippe Lazzarini nói ngôi trường bị Israel tấn công đang là nơi trú ẩn của 6.000 người dân ở Dải Gaza đang trú ẩn vì chiến sự. Nhiều người dân ở Dải Gaza chọn trú ẩn trong các cơ sở của Liên hợp quốc vì nghĩ đó là nơi tương đối an toàn trước hoạt động quân sự của Israel.
Phát ngôn viên UNRWA Juliette Touma ngày 7/6 cho biết hơn 180 cơ sở của cơ quan này ở Dải Gaza, trong đó có nhiều nơi dành cho người dân trú ẩn, đã bị tấn công kể từ khi nổ ra xung đột.
"Hơn 440 người đã thiệt mạng khi trú ẩn trong các cơ sở của Liên hợp quốc", bà Juliette Touma nói.
UNRWA đã chia sẻ tọa độ tất cả tòa nhà của cơ quan này với các bên liên quan xung đột ở Dải Gaza, trong đó có cả quân đội Israel.
Hamas ra tuyên bố kêu gọi điều tra quốc tế về "tội ác" của Israel cũng như yêu cầu các lãnh đạo Israel phải chịu trách nhiệm. Quân đội Israel nhiều lần cáo buộc Hamas ẩn náu trong các bệnh viện, trường học, điều mà nhóm này phủ nhận.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã bổ sung Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) vào danh sách đen các hành vi lạm dụng trẻ em trong xung đột. Cơ quan báo chí của Phái đoàn Thường trực Israel tại Liên hợp quốc đã thông báo về điều này.
Hệ thống Iron Dome danh tiếng của Israel bị Hezbollah tấn công, làm hư hại. Ảnh: getty |
“Đại diện thường trực của Israel tại Liên hợp quốc đã nhận được thông báo chính thức từ Tổng thư ký Liên hợp quốc về quyết định đưa Israel vào danh sách các quốc gia và tổ chức vũ trang chưa thực hiện các biện pháp thích hợp để nâng cao bảo vệ trẻ em trong cuộc xung đột”, trích tuyên bố của Liên hợp quốc.
Trước đó có thông tin về việc Israel đã thực hiện một chiến dịch bí mật nhằm tăng cường ảnh hưởng ở Mỹ nhằm thuyết phục các chính trị gia Mỹ ủng hộ Tel Aviv trong cuộc xung đột với phong trào cực đoan Hamas của người Palestines. Hoạt động này được lãnh đạo bởi Bộ Ngoại giao, cơ quan giám sát hoạt động liên lạc của Israel với các cộng đồng Do Thái trên khắp thế giới.
Trước đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết IDF sẽ tiến hành một “chiến dịch chuyên sâu” ở biên giới với Lebanon chống lại phong trào Hezbollah.
Liên quan tới cuộc xung đột, phong trào Hezbollah đã công bố video phóng tên lửa dẫn đường vào bệ phóng Iron Dome, nhưng đây có thể là mô hình do Israel bố trí để nghi binh.
Hezbollah ở Lebanon hôm 7/6 công bố video cuộc tập kích căn cứ Ramot Naftali của Israel trước đó một ngày. Trong đó có hình ảnh tên lửa dẫn đường Almas đánh trúng mục tiêu được cho là bệ phóng của tổ hợp phòng không tầm ngắn Iron Dome cách biên giới khoảng 4 km.
Video được trích xuất từ đầu dò của tên lửa Almas, cho thấy quả đạn lấy độ cao và tiếp cận căn cứ Israel nằm trên đồi. Trắc thủ liên tục sục sạo, phát hiện hai bệ phóng Iron Dome và điều khiển quả đạn lao vào mục tiêu được bao quanh bởi tường bê tông bảo vệ. Tín hiệu truyền hình bị mất ngay trước khi quả đạn lao trúng đích.
"Có vẻ Hezbollah đã đánh trúng bệ phóng Iron Dome. Đây là lần đầu tôi chứng kiến điều này xảy ra. Các nhóm vũ trang Palestine từng cố làm điều đó suốt nhiều năm, nhưng chưa từng có bằng chứng nào cho thấy họ thành công", Joe Truzman, chuyên gia cấp cao thuộc Quỹ Bảo vệ các nền dân chủ (FDD) ở Mỹ, nhận xét.
Hình ảnh được đăng trên mạng xã hội sau đó cho thấy một cụm bệ phóng bị hỏng nặng và cháy xém, nhưng không có dấu hiệu xảy ra vụ nổ thứ cấp.
"Có thể Israel đặt mô hình gần biên giới để hút hỏa lực Hezbollah và đánh giá năng lực tiến công của đối phương, nhưng đây vẫn là động thái mạo hiểm. Cũng không loại trừ khả năng đây là bệ phóng thật, nhưng đang trong trạng thái lưu trữ và không sẵn sàng chiến đấu. Chưa thể khẳng định được điều gì", chuyên gia Tyler Rogoway viết trên chuyên trang quân sự War Zone của Mỹ.
Bộ Quốc phòng Israel cũng tuyên bố không có thông tin về bệ phóng Iron Dome bị hư hại trong giao tranh.