Chiến sự Israel-Hamas ngày 24/2/2024: Houthi đe dọa phong tỏa eo biển Bab al-Mandab; Mỹ phản đối Israel “tái chiếm” Dải Gaza
Thông tin chiến sự
Israel tiếp tục chiến dịch quy mô lớn ở Gaza. Lực lượng phòng vệ /chu-de/israel.topic cho biết, binh sĩ nước này đã tiến hành một chiến dịch quy mô lớn ở quận Zeitoun tại Dải Gaza.
Theo phía Israel, họ đã hạ 10 chiến binh /chu-de/hamas.topic và xác định được vị trí cất giữ vũ khí và vị trí các hầm đường của Hamas.
Trong khi đó, về phía Hamas, Lữ đoàn Al-Qassam nói rằng đã bắn trúng một xe tăng Merkva của Israel bằng đạn cối ở khu vực lân cận quận Zeitoun. Lữ đoàn Al-Qassam cũng tuyên bố máy bay chiến đấu của họ đã nhắm mục tiêu vào một nhóm binh sĩ Israel bên trong một ngôi nhà bằng tên lửa phòng không, gây thương vong cho một số binh sĩ đối phương.
Xung đột Israel-Hamas tiếp tục nóng trên nhiều mặt trận |
Mỹ bắn hạ 3 UAV của Houthi trên Biển Đỏ. Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM) cho biết, quân đội Mỹ đã bắn hạ 3 UAV của nhóm vũ trang Houthi trên Biển Đỏ.
“Vào khoảng 3h30 đến 5h sáng 23/2 (giờ địa phương), lực lượng Mỹ đã bắn hạ 3 UAV tấn công của Houthi gần một số tàu thương mại hoạt động ở Biển Đỏ. Vụ việc không gây thiệt hại cho các tàu trong khu vực”, CENTCOM cho biết.
Theo CENTCOM, vụ tấn công được thực hiện sau khi Mỹ xác định các UAV của Houthis “là mối đe dọa đối với các tàu buôn và tàu Hải quân Mỹ trong khu vực”.
Một số diễn biến liên quan
Houthi đe dọa phong tỏa eo biển Bab al-Mandab. Lực lượng Houthi mới đây đe dọa phong tỏa tuyến đường vận chuyển quan trọng ở Biển Đỏ, sau khi liên quân Mỹ - Anh tuyên bố oanh kích thành phố cảng Hodeidah.
Ông Hussein al-Ezzy, quan chức của Houthi cho biết, lực lượng này đang cân nhắc “đóng cửa hoàn toàn Eo biển Bab al-Mandab trong những ngày tới” nhằm gây áp lực buộc Israel phải chấm dứt cuộc xung đột ở Gaza.
Nếu eo biển Bab al-Mandab, điểm huyết mạch quan trọng đối với giao thông hàng hải giữa Biển Đỏ và Ấn Độ Dương bị phong tỏa, nguồn cung cấp dầu mỏ và thương mại toàn cầu sẽ bị gián đoạn nghiêm trọng.
Mỹ phản đối Israel “tái chiếm” Dải Gaza. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhắc lại rằng Washington không ủng hộ bất kỳ hành động nào nhằm “tái chiếm” Dải Gaza hoặc thu hẹp lãnh thổ người Palestine.
“Không thể để Gaza trở thành một khu vực cho khủng bố. Israel không nên tái chiếm Dải Gaza hoặc thu hẹp quy mô lãnh thổ khu vực này”, Ngoại trưởng Blinken nói.
Theo ông Blinken, Mỹ ủng hộ quyền tự vệ của Israel sau vụ tấn công hôm 22/2 gần một khu định cư của người Do Thái ở Bờ Tây. Trong vụ việc này, 3 người Palestine đã nổ súng vào nhiều phương tiện giao thông khiến 1 người thiệt mạng và 8 người bị thương.
Tuy nhiên, Mỹ không ủng hộ các đề xuất trong kế hoạch thời hậu chiến của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu về vấn đề Dải Gaza.
Thủ tướng Netanyahu dự kiến quân đội Israel sẽ có “quyền tự do vô thời hạn” để hoạt động trên khắp Dải Gaza sau khi đánh bại lực lượng Hamas.
Thủ tướng Netanyahu công bố kế hoạch Dải Gaza thời hậu chiến. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trình bày kế hoạch chính thức đầu tiên của ông về tương lai cho Dải Gaza sau xung đột. Theo đó, Israel sẽ giữ quyền kiểm soát an ninh đối ở khu vực.
Kế hoạch nhấn mạnh sự phản đối của ông Netanyahu đối với việc thành lập một nhà nước Palestine vì ông cho rằng việc này là “mối đe dọa an ninh” với Israel.
Về hoạt động dân sự ở Dải Gaza, ông Netanyahu đề xuất thay thế sự kiểm soát của Hamas bằng các đại diện địa phương “không liên kết với các quốc gia hoặc nhóm khủng bố”, đặt mục tiêu “phi quân sự hóa và phi cực đoan hóa” dải đất.
Thảm họa môi trường từ tàu chở hàng bị Houthi tấn công. Một tàu chở hàng bị bỏ rơi ở Vịnh Aden sau cuộc tấn công của phiến quân Yemen đang bị nước tràn vào và để lại một vệt dầu khổng lồ, có nguy cơ gây ra thảm họa môi trường.
Tàu chở hàng Rubymar mang cờ Belize, thuộc sở hữu của Anh do Lebanon điều hành, chở phân bón đã bị hư hại trong một cuộc tấn công bằng tên lửa của Houthi. Thủy thủ đoàn đã được sơ tán đến Djibouti sau khi mạn tàu bị trúng tên lửa, khiến nước tràn vào phòng máy và đuôi tàu bị võng xuống.
Theo CENTCOM, con tàu đang chìm dần trong nước và để lại vết dầu loang dài 29km. “Tàu Rubymar vận chuyển hơn 41.000 tấn phân bón khi bị tấn công, có thể tràn ra Biển Đỏ và làm trầm trọng thêm thảm họa môi trường”, CENTOM thông báo.