Thứ năm 05/12/2024 09:19

Cấp giấy khai sinh, không cấp thẻ căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi

Dù đã được Quốc hội xem xét, cho ý kiến từ kỳ họp thứ 7 và sẽ thông qua trong kỳ họp này, song, trong phiên thảo luận sáng nay (28/10) về dự thảo Luật Hộ tịch vẫn còn ý kiến, quan điểm khá đối lập về nhiều nội dung quy định trong dự thảo luật này.

 - Tiếp tục cấp giấy khai sinh

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Hộ tịch của Ủy Ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý trình bày cho biết, hiện vẫn tồn tại song song hai luồng ý kiến khác nhau: Thứ nhất, tán thành việc tiếp tục cấp giấy khai sinh cho trẻ em khi đăng ký khai sinh như quy định hiện hành; thứ hai, bỏ quy định cấp giấy khai sinh mà thay bằng việc cấp thẻ căn cước công dân cho trẻ em khi đăng ký khai sinh như quy định trong dự án luật Căn cước công dân.

UBTVQH đánh giá việc đăng ký khai sinh là việc Nhà nước chính thức thừa nhận sự ra đời của một con người. Theo quy định pháp luật hiện hành, khi trẻ sinh ra được Nhà nước cấp giấy khai sinh ghi những thông tin cơ bản của trẻ em và giấy này là cơ sở pháp lý làm căn cứ cho việc cấp các loại giấy tờ khác sau này trong quản lý nhà nước đối với công dân đó.

“Giấy khai sinh và việc cấp giấy khai sinh đã và đang được thực hiện thống nhất, ổn định từ nhiều năm nay, cơ bản không có vướng mắc” – Báo cáo của UBTVQH nêu rõ. Từ những phân tích này, UBTVQH tán thành đề nghị của Chính phủ tiếp tục cấp giấy khai sinh cho trẻ em khi đăng ký khai sinh.

Trong phần thảo luận, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ quan điểm tán thành ý kiến của UBTVQH về nội dung nói trên. “Giấy khai sinh không có thời hạn, có giá trị suốt đời. Vì vậy việc cấp thẻ căn cước công dân cho trẻ dưới 14 tuổi là tốn kém, không cần thiết”- đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum Tô Văn Tám nói.

Nói về những trường hợp đặc biệt, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (đoàn Hà Nội) lưu ý, dự thảo Luật cần có quy định cụ thể, rõ ràng đối với trường hợp trẻ sinh ra nhưng cha mẹ đã qua đời hoặc sử dụng công nghệ cao để thụ thai để tạo thuận lợi cho cán bộ hộ tịch và công dân.

Cần quy định nguyên tắc đặt tên cho trẻ khi sinh

Từ thực tế nhiều bậc cha, mẹ đã đặt cho con những cái tên “siêu độc”, “siêu lạ”, như: Cao Ki A, Lê Hoàng Hiếu Nghĩa Đệ Nhất Tâm Nhân hay Đào Thị Long Lanh Kim Ánh Dương…, không chỉ làm cho cán bộ hộ tịch “bối rối” mà còn gây khó khăn cho chính công dân đó khi làm thủ tục hành chính sau này. Đại biểu Nguyễn Thị Nhung (đoàn Khánh Hoà) đề nghị, dự thảo luật cần đưa ra nguyên tắc đặt tên cho trẻ khi sinh.

Cần có nguyên tắc đặt tên và xác định họ cho phù hợp với phong tục, tập quán lâu nay, tránh tình trạng vì mong muốn của bố mẹ mà họ và dân tộc của con không phù hợp với phong tục, tập quán” – đại biểu Nhung nhấn mạnh.

Ở khía cạnh khác, “Đề nghị cần có quy định riêng về thời hạn đăng ký khai sinh cho trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn…” – đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước đề nghị. Phân tích sâu hơn, đại biểu này cho biết, qua hoạt động giám sát, đại biểu ghi nhận ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, việc đăng ký khai sinh cho trẻ gặp nhiều khó khăn nên không ít trẻ dù đến tuổi đi học nhưng vẫn không có giấy khai sinh.

“Việc này gây khó khăn cho nhà trường, giáo viên vì phải vừa lo quản lý, vừa dạy tiếng phổ thông vừa làm đăng ký khai sinh cho các em” – đại biểu tỉnh Bình Phước nói.

Hoàng Châu

baocongthuong.com.vn
Bài viết cùng chủ đề: Thẻ căn cước

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ với Nhật Bản

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2024

Thường trực Ban Bí thư: Việt Nam luôn coi trọng, dành ưu tiên hàng đầu cho quan hệ với Lào

Nghiên cứu chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo.

Đại hội thi đua yêu nước Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VII

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, tặng quà gia đình chính sách tại Thanh Hóa

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Cựu chiến binh Việt Nam

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp xúc cử tri tại Thanh Hóa

Nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản

Thủ tướng Chính phủ: Sắp xếp tinh gọn bộ máy khó mấy cũng phải làm

Dự kiến xuất hiện hàng loạt tên gọi mới sau khi sáp nhập 15 đơn vị Bộ, ngành

Nhân sự 3/12: Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế; Tỉnh ủy Hà Giang, Đắk Lắk điều động nhân sự

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là 'địa chỉ đỏ' để học tập

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản

Xử lý nghiêm các đơn vị cố tình làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đưa sân bay Long Thành vào khai thác trước 28/2/2026

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phòng, chống tham nhũng không ngừng nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ

Đại biểu Nguyễn Quốc Thái: Cử tri phấn khởi khi dự án 500kV mạch 3 Quảng Bình-Hưng Yên xong trong 6 tháng

Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường dự án sân bay Long Thành