Bình Dương: Gỡ “nút thắt” trong khâu lưu thông hàng hóa

Trong hoạt động kinh tế hiện nay của tỉnh Bình Dương, dịch vụ logistics là khâu yếu nhất. Để gỡ khó cho ngành sản xuất hàng hóa, lĩnh vực logistics cần phải được đầu tư bài bản và hoạt động theo hướng chuyên nghiệp.

Ông Trần Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương nhấn mạnh như vậy tại Lễ ra mắt Hiệp hội Logistics tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2018-2021 vừa được tổ chức cuối tuần qua.

binh duong go nu t tha t trong khau luu thong ha ng ho a
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Trần Thanh Liêm (bên phải ảnh) chúc mừng các hội viên Hiệp hội Logistics tỉnh Bình Dương- ảnh Thế Vĩnh

Chi phí logistics chiếm 30 - 40% giá thành sản phẩm

Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương Hồ Văn Bình cho hay, Bình Dương tiếp giáp các tỉnh Bình Phước, Long An, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh và đóng vai trò là trung tâm vùng kinh tế của miền Đông Nam bộ. Bình Dương hiện có 29 khu công nghiệp lớn với 34.596 doanh nghiệp trong nước và 3.430 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động. Đây là nơi tập trung rất nhiều doanh nghiệp quy mô về sản xuất và có sản lượng hàng hóa xuất khẩu rất lớn. Tuy nhiên, dù nhiều năm nay hạ tầng giao thông trên địa bàn Bình Dương đã được đầu tư, mở rộng nhưng tình trạng tắc đường, kẹt xe thường xuyên xảy ra, gây ngưng trệ trong lưu thông hàng hóa.

Theo phản ánh của các doanh nghiệp logistics tỉnh Bình Dương, hàng hóa tại các khu công nghiệp ở Bình Dương đi các cảng biển của TP. Hồ Chí Minh khoảng cách chỉ là 30 km nhưng thời gian chuyển hàng đến cảng và đưa container rỗng về lại công ty tốn hết 10 tiếng đồng hồ. Hàng hóa di chuyển chậm không chỉ làm mất thời gian mà còn đội thêm chi phí giá thành sản phẩm, gây thiệt hại cho nhà sản xuất và hàng hóa giảm sút sức cạnh tranh rất lớn.

Theo tính toán của các doanh nghiệp, chi phí logistics của hàng hóa xuất khẩu ở các doanh nghiệp Bình Dương chiếm tới 30-40% giá thành sản phẩm.

binh duong go nu t tha t trong khau luu thong ha ng ho a
Trung tâm logistics ICD Tân Cảng- Sóng Thần luôn chật cứng hàng hóa chờ xuất khẩu

Tháo gỡ khó khăn

Để góp phần gỡ khó cho khâu logistics trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Hiệp hội Logistics tỉnh Bình Dương chính thức được thành lập với 24 hội viên là các doanh nghiệp hoạt động trong ngành logistics của tỉnh Bình Dương. Đại hội đã thông qua quy chế hoạt động và bầu ông Nguyễn Hoàng Vũ, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Phát triển công nghiệp CTCP (Tổng Công ty Becamex) giữ chức Chủ tịch; ông Nguyễn Thành Sơn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần ICD Tân Cảng Sóng Thần và bà Nguyễn Thị Vui, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư TBS giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp hội.

Trao đổi với phóng viên báo Công Thương, ông Nguyễn Hoàng Vũ cho biết, với tôn chỉ của mình, các hội viên hiệp hội sẽ gắn kết với nhau để tháo gỡ khó khăn, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác về vốn, kỹ thuật để hình thành nên một nền tảng hạ tầng logistics hiện đại và hướng đến phát triển bền vững.

Ông Nguyễn Thành Sơn thông tin thêm, Hiệp hội logistics tỉnh Bình Dương ra đời sẽ là lực đẩy phát triển toàn diện hệ thống logistics, bao gồm hạ tầng phần cứng, hạ tầng phần mềm và hạ tầng về nhân lực. Mỗi hội viên với chức năng khác nhau sẽ phát huy cao nhất chức năng của mình nhưng vẫn đảm bảo tính liên thông như kết nối dữ liệu, tận dụng các nguồn lực, quỹ không gian chung và sẽ góp phần làm tăng hiệu suất hoạt động chung của các doanh nghiệp.

Sau khi được thành lập, Hiệp hội logistics tỉnh Bình Dương sẽ bắt tay ngay vào việc thiết lập dự án xây dựng ba trung tâm logistics tại khu vực Bắc Bình Dương, thị xã Dĩ An, thành phố mới Bình Dương và kêu gọi đầu tư. Các trung tâm logistics này có quy mô lớn với hạ tầng kho bãi, dịch vụ hậu cần, nơi giao thương hàng hóa quốc tế và được vận hành bằng công nghệ thông tin.

Tỉnh Bình Dương hiện đang thực hiện kế hoạch phát triển dịch vụ logistics giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2025. Theo đó tập trung phát triển hạ tầng logistics, đặc biệt là xây dựng hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ; nạo vét khai thác hệ thống đường sông, tiến tới xây dựng tuyến đường sắt đến cảng Cái Mép - Thị Vải; kêu gọi các nhà đầu tư vào các cảng cạn, cảng sông. "Hiện tại, Bình Dương đã quy hoạch 300 hecta đất để xây dựng trung tâm logictics đạt chuẩn nhằm liên kết các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh, cung cấp dịch vụ logistics thông suốt, nhanh chóng, an toàn, đáp ứng nhu cầu vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các vùng lân cận", ông Vũ nói thêm.

Ông Trần Thanh Liêm so sách, trung tâm logistics của Singapore chỉ có 168 ha nhưng năm 2017 đã thu về 6 tỷ USD, trong khi lĩnh vực logistics của tỉnh Bình Dương dù có rất nhiều tiềm năng nhưng chưa bứt phá lên được. Chi phí logistics đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và kinh doanh. Tìm giải pháp, nâng cao tính cạnh tranh trong hoạt động logistics theo hướng nhanh nhất, tốt nhất và rẻ nhất là trách nhiệm của Hiệp hội Logistics tỉnh Bình Dương, thông qua các đề xuất, kiến nghị để giải quyết những tồn tại, vướng mắc vốn đang gây bức xúc cho cộng đồng doanh nghiệp nhiều năm nay.

“Chính quyền tỉnh Bình Dương luôn ủng hộ và hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp trong kế hoạch phát triển hạ tầng logistics. Những vấn đề khúc mắc của doanh nghiệp cần đề đạt tỉnh sẽ tháo gỡ ngay, những tồn tại vượt tầm thì UBND tỉnh kiến nghị Chính phủ để giải quyết kịp thời” - ông Trần Thanh Liêm nhấn mạnh.

Thế Vĩnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp xuất khẩu tiếp đà bứt phá

Doanh nghiệp xuất khẩu tiếp đà bứt phá

4 tháng, xuất khẩu sầu riêng thu về trên nửa tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu sầu riêng thu về trên nửa tỷ USD

Kon Tum: Tiềm năng sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm dược liệu từ Sâm

Kon Tum: Tiềm năng sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm dược liệu từ Sâm

"Tín hiệu sáng" cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ

"Tín hiệu sáng" cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ

Bánh kẹo Việt xuất ngoại, chinh phục thị trường thế giới

Bánh kẹo Việt xuất ngoại, chinh phục thị trường thế giới

Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước

Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước

Giá cà phê xuất khẩu diễn biến trái chiều, cà phê Robusta giằng co

Giá cà phê xuất khẩu diễn biến trái chiều, cà phê Robusta giằng co

Gia tăng lô sầu riêng xuất khẩu bị cảnh báo: 4 nguyên nhân chính

Gia tăng lô sầu riêng xuất khẩu bị cảnh báo: 4 nguyên nhân chính

Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam

Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam

Giá cà phê xuất khẩu tăng trở lại do thời tiết không thuận lợi

Giá cà phê xuất khẩu tăng trở lại do thời tiết không thuận lợi

Sản xuất phục hồi, nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh

Sản xuất phục hồi, nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh

Lô yến sào đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Pháp

Lô yến sào đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Pháp

Tăng mạnh về lượng, xuất khẩu cá tra sang Brazil thu về gần 28 triệu USD

Tăng mạnh về lượng, xuất khẩu cá tra sang Brazil thu về gần 28 triệu USD

4 tháng, xuất khẩu quế thu về 65,2 triệu USD

4 tháng, xuất khẩu quế thu về 65,2 triệu USD

Mì ăn liền sẽ được loại bỏ khỏi danh sách bị kiểm tra tần suất khi xuất khẩu sang EU

Mì ăn liền sẽ được loại bỏ khỏi danh sách bị kiểm tra tần suất khi xuất khẩu sang EU

Giá cà phê xuất khẩu biến động, cà phê Arabica ngược chiều tăng

Giá cà phê xuất khẩu biến động, cà phê Arabica ngược chiều tăng

Tiết giảm chi phí, doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng lợi thế từ các thị trường gần

Tiết giảm chi phí, doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng lợi thế từ các thị trường gần

Xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng

Xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng

Xuất khẩu hạt điều lấy lại đà tăng trưởng trong quý II/2024

Xuất khẩu hạt điều lấy lại đà tăng trưởng trong quý II/2024

4 tháng đầu năm 2024, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 124.740 tỷ đồng

4 tháng đầu năm 2024, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 124.740 tỷ đồng

Xem thêm