Thứ ba 26/11/2024 18:36

Bất cập nhà ở xã hội tại Đà Nẵng: Gia đình 5 người xoay sở trong căn phòng 16 m2

Công nhân thuê nhà ở xã hội dành cho công nhân tại khu công nghiệp Hòa Cầm (Đà Nẵng) “trông ngóng” thành phố sẽ nhanh tiến hành cải tạo, nới diện tích phòng.
Dự án nhà ở công nhân khu công nghiệp Hòa Cầm giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư 70 tỉ đồng do Liên đoàn lao động thành phố Đà Nẵng làm chủ đầu tư, đã khánh thành đi và đi vào hoạt động từ tháng 10/2020.
Dự án gồm 285 phòng (278 phòng đơn diện tích khoảng trên dưới 16 m2; 7 phòng đôi diện tích khoảng 46 m2). Giá cho thuê bình quân 18.500 đồng/m2 (đã bao gồm các chi phí quản lý, vận hành), dao động trên dưới 400.000 – 1.300.000 đồng/phòng.
Khi được đi vào hoạt động, dự án mang lại niềm vui cho rất nhiều công nhân ngay tại KCN Hòa Cầm vì giải quyết được nhu cầu cấp thiết về nơi ở ổn định, an toàn, khang trang.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có 1 block với gần 100 phòng đơn có công nhân thuê ở, 2 block còn lại còn để trống, chưa đưa vào khai thác. Ông Nguyễn Duy Minh – Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP. Đà Nẵng cho biết vướng mắc lớn khiến khu nhà ở dành cho công nhân còn trống nhiều phòng là do diện tích phòng quá nhỏ (phòng đơn, 15 – 17m2), chỉ phù hợp với đối tượng công nhân chưa lập gia đình hoặc ở một mình.
Chị Nguyễn Thị My (quê tỉnh Thừa Thiên Huế, SN 1995, công nhân Công ty Fuikura Automotive Việt Nam (KCN Hòa Cầm, TP. Đà Nẵng)) cùng chồng và 3 con nhỏ hiện đang thuê nhà tại khu nhà ở dành cho công nhân khu công nghiệp Hòa Cầm.
Căn phòng rộng 16 m2 gồm cả khu bếp và nhà tắm, nhà vệ sinh. Giá thuê 420.000 đồng/phòng/tháng, so với bên ngoài giá rất ổn (chỉ bằng một nửa so với đi thuê bên ngoài), đảm bảo an ninh an toàn. Tổng chi phí gồm cả thuê nhà, điện nước, các phí dịch vụ… vào khoảng 1.000.000 đồng/tháng.
Giá phòng rất tốt, tuy nhiên, do diện tích phòng quá nhỏ, lại đông người, sinh hoạt của gia đình chị My gặp rất nhiều khó khăn. Nhất là vào mùa nắng nóng, phòng nhỏ, trời nóng trong khi con còn nhỏ. Lúc ngủ thì trải chiếu, một gia đình 5 người ngủ chung 1 đệm. Đến sáng thì gấp đệm lên làm nơi sinh hoạt, học tập, ăn uống cho cả gia đình.
Cũng cùng tầng 2, gia đình chị Nguyễn Thị Hòa (quê tỉnh Quảng Trị, SN 1992, hiện ở nhà nội trợ) cho biết vợ chồng chị cùng 2 con đã thuê nhà ở tại khu nhà ở dành cho công nhân khu công nghiệp Hòa Cầm gần 3 năm nay.
Căn phòng nhỏ, con trai đã đến tuổi đến trường, trong một góc phòng chật chội, vợ chồng chị Hòa kê cho con một bàn học nhỏ. “Thuê trọ ở ngoài chi phí thuê phòng, điện nước hết khoảng hơn 1 triệu, thuê ở trong đây thì bớt được hơn một nửa. Nhà cửa kiên cố, an toàn, không sợ mưa bão. Bất tiện lớn nhất là phòng quá nhỏ chỉ mười mấy m2, trong khi phòng nào cũng 2 vợ chồng với 2 – 3 đứa con chen lấn. Trời mát còn đỡ, nắng nóng như thế này rất chật vật”, chị Hòa nói
Một khó khăn của các công nhân thuê nhà ở đây đó là không có thang máy. Trong khi phần lớn các gia đình công nhân đều có con nhỏ. Muốn cho con xuống sân chơi thì phải cõng hoặc dẫn con xuống. Những hộ thuê phòng tầng 4, 5 mỗi lần đưa con cái đi lên đi xuống rất vất vả.
“Chúng tôi rất trông mong diện tích phòng tại khu nhà ở sẽ được cơi nới, mở rộng thêm. Ở đây chắc chắn, an toàn, vì vậy, nếu diện tích được mở rộng thêm ra, chắc chắn gia đình tôi sẽ ở đây lâu dài”, chị My chia sẻ và cho biết mọi công nhân thuê nhà tại khu nhà ở công nhân đều sẵn sàng trả thêm tiền thuê khi diện tích phòng được mở rộng.
Tiếp quản quản lý và gắn bó với khu nhà ở dành cho công nhân khu công nghiệp Hòa Cầm từ những ngày đầu, ông Phạm Văn Thành – Quản lý tòa nhà cho biết vị trí dự án nhà ở cho công nhân thuận lợi, giá rẻ nên đã có rất nhiều công nhân, người lao động làm hồ sơ, xin thuê nhà ở. Tuy nhiên, khi xem phòng, làm hồ sơ xong thấy phòng chật quá, lại ở tầng cao phải đi bộ nên họ không thuê nữa. “Nhiều công nhân là nữ công nhân, gia đình có con nhỏ rất mong muốn được thuê nhà ở công nhân nhưng khi phải leo 5 tầng cầu thang cao thì bỏ cuộc. Đi làm về đã vất vả, còn con nhỏ lại phải leo 5 tầng cầu thang, nhiều người không chịu được. Đơn giản như ở tầng 4,5 muốn mang bình nước uống 20 lít lên không dễ dàng”, ông Thành nói rõ.
Theo ông Thành, hiện hồ sơ cho thuê nhà ở tại khu nhà ở cho công nhân khu công nghiệp Hòa Cầm rất đơn giản tạo điều kiện tối đa để công nhân được thụ hưởng thuê nhà ở xã hội với giá thấp. Nếu có thang máy và phòng được cơi nới rộng thêm thì chắc chắn rất đông công nhân sẽ đăng ký thuê nhà ở đây.

Tại chương trình Tiếp xúc cử tri giữa Đại biểu quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng với công nhân, người lao động mới đây, ông Trần Văn Hoàng - Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng cho biết, Liên đoàn Lao động thành phố đã có văn đề nghị cải tạo khu nhà ở xã hội dành cho công nhân tại khu công nghiệp Hòa Cầm. Theo đó, sẽ cải tạo 2 block từ tầng 2 đến tầng 5, tăng diện tích căn hộ từ 16 m2 lên 32 m2, có lắp thêm thang máy với tổng kinh phí 15,8 tỷ đồng.

Tháng 4/2023, UBND TP. Đà Nẵng đã có phiếu chuyển Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố bố trí vốn để sửa chữa khu nhà ở này.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Tin cùng chuyên mục

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

Tuyên Quang: Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, phát triển chợ, siêu thị

Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 tại Thái Bình

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách