Thứ ba 26/11/2024 01:42

Bản tin tiết kiệm điện ngày 17/7/2023: Còn nhiều dư địa cho tiết kiệm điện trong khối doanh nghiệp công nghiệp

Tại Bản tin tiết kiệm điện ngày 17/7/2023, Báo Công Thương tiếp tục cập nhật tình hình triển khai phong trào tiết kiệm điện do Bộ Công Thương phát động.

Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn năng lượng, trong đó có điện năng đang trở thành vấn đề cấp bách, là giải pháp quan trọng giúp giảm áp lực cung cấp điện, góp phần đảm bảo điện cho sinh hoạt, sản xuất. Đây cũng là giải pháp trực tiếp giảm hóa đơn tiền điện phải chi trả cho mỗi doanh nghiệp và người dân.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 20/CT-TTg về tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo, đồng thời, hưởng ứng phong trào tiết kiệm điện do Bộ Công Thương phát động, các địa phương trên cả nước đã tiếp tục chủ động thực hiện nhiều giải pháp sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.

Bắc Giang: Triển khai mô hình lắp đèn chiếu sáng công cộng sử dụng năng lượng mặt trời

Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mạitỉnh Bắc Giang đã xây dựng phương án lắp đặt đèn chiếu sáng công cộng sử dụng năng lượng mặt trời tại UBND xã Phong Vân, huyện Lục Ngạn. Đây là Đề án nằm trong chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tỉnh Bắc Giang năm 2023.

Đề án dự kiến sử dụng 5 bộ đèn đơn, 2 bộ đèn đôi sẽ được lắp đặt trên hệ thống cột có sẵn cao khoảng 7-8m, gồm 7 cột chạy quanh khu vực khuôn viên và đặc biệt là khu vực quanh sân vận động xã theo phía hành lang sát khu nhà hành chính xã, đảm bảo chia sẻ ánh sáng cho giao thông về đêm và 2 bộ bóng đèn pha led 90w treo trên các seno nhà làm việc của trụ sở, đảm bảo ánh sáng ban đêm, với kinh phí dự kiến khoảng hơn 200 triệu đồng trích từ nguồn kinh phí sự nghiệp của Trung tâm năm 2023.

Ông Ngụy Đình Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Khuyến Công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang cho biết: Đây là một công trình mới đi đầu trong việc sử dụng năng lượng tái tạo, an toàn và sạch; cũng là mô hình cung cấp các thông số kỹ thuật cơ bản, các kết quả khoa học để rút ra bài học cho kinh nghiệm phát triển mở rộng sau này, hơn nữa là tiết kiệm điện, bảo vệ môi trường, xây dựng được một mô hình sử dụng năng lượng tái tạo phục vụ chiếu sáng công cộng.

Đồng thời, góp phần làm cho khuôn viên thêm đẹp, bảo vệ môi trường không những cho khu vực dự án mà cả khu dân cư lân cận, nâng cao hiệu quả kinh tế cho đơn vị quản lý mô hình dự án và nâng cao chất lượng đời sông của người dân.

Bên cạnh đó, thông qua đề án xây dựng chiếu sáng này sẽ tác động tích cực nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân và các cấp chính quyền về các loại sản phẩm nguồn sáng, thiết bị chiếu sáng tiết kiệm điện, các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, năng lượng gió… để thay thế cho nguồn năng lượng hóa thạch hiện đang cạn kiệt.

Còn nhiều dư địa cho tiết kiệm điện trong khối doanh nghiệp công nghiệp

Thêm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp tiết kiệm điện

Cộng đồng doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp công nghiệp nói riêng đã quan tâm hơn trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập rất sâu vào nền kinh tế toàn cầu thì yêu cầu của thị trường các nước phát triển như: EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam như dán nhãn carbon, kiểm soát mức tiêu thụ năng lượng ngày càng được đẩy mạnh và hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam cũng đang quan tâm hơn đến lĩnh vực này. Đây là một xu hướng không thể đảo ngược và sẽ diễn ra rất nhanh, do đó Việt Nam cũng cần có sự chuẩn bị để tham gia vào cuộc chơi về "no carbon" trên phạm vi toàn cầu.

Theo ông Trịnh Quốc Vũ – Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương, dư địa về tiết kiệm năng lượng của nước ta đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp còn rất lớn. Nguyên do là Việt Nam đi lên từ một nước có nền công nghiệp tương đối lạc hậu, nhiều hệ thống máy móc dây chuyền sản xuất, dây chuyền công nghệ đã sử dụng từ giai đoạn rất lâu trước đây, dẫn đến hiệu suất năng lượng và hiệu quả sử dụng năng lượng còn thấp. Để thay thế các hệ thống công nghiệp lạc hậu bằng những công nghệ mới tiên tiến có hiệu suất năng lượng cao thì cần có thời gian và nỗ lực rất nhiều từ nguồn lực doanh nghiệp cũng như là các nguồn lực từ xã hội.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp, trong giai đoạn tới, cần có những cơ chế đẩy mạnh những giải pháp và tháo gỡ các cơ chế khó khăn cho doanh nghiệp nhất là các cơ chế về tài chính để giúp các doanh nghiệp đặc biệt doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp mạnh dạn hơn, mạnh mẽ hơn đầu tư vào các giải pháp công nghệ tiết kiệm năng lượng.

Đồng Nai: Phấn đấu đạt mức tiết kiệm điện tối thiểu 2% tổng lượng điện tiêu thụ

Năm 2023, với mục tiêu phấn đấu đạt mức tiết kiện điện tối thiếu 2% tổng lượng điện tiêu thụ trên địa bàn, Công ty Điện lực (PC) Đồng Nai đã thành lập Ban Chỉ đạo tiết kiệm điện để thực hiện đồng bộ các giải pháp tiết kiệm điện.

Để tiết kiệm điện đạt hiệu quả, PC Đồng Nai đã triển khai các công tác như: Xác định và báo cáo điện năng tiết kiệm tiết giảm và điều chỉnh phụ tải, nhằm hướng dẫn phương pháp tính toán sản lượng điện năng điều hòa phụ tải; kiểm điểm định kỳ công tác tiết kiệm điện và đảm bảo cung ứng điện mùa khô năm 2023; theo dõi và báo cáo tình hình thực hiện tiết kiệm điện của khách hàng; chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cho các điện lực triển khai thực hiện các hoạt động tuyên truyền tiết kiệm điện đến từng nhóm khách hàng cụ thể; giao chỉ tiêu định mức sử dụng điện nội bộ năm 2023 cho các đơn vị điện lực, trong đó yêu cầu các đơn vị thực hiện triệt để những giải pháp nhằm tiết kiệm tối thiểu 10% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó ba tháng cao điểm mùa khô (tháng 5, 6, 7) phấn đấu tiết kiệm 15% điện năng sử dụng so với cùng kỳ năm 2022.

Bên cạnh đó, PC Đồng Nai phối hợp với các cấp, các đoàn thể, trường học trên địa bàn tuyên truyền hưởng ứng “Giờ trái đất”, chủ động phối hợp với chính quyền cơ sở xây dựng 16 mô hình “Thôn ấp, Khu phố văn hóa tiết kiệm điện”, có gắn bảng hướng dẫn tiết kiệm điện và kêu gọi người dân tích cực tham gia phong trào “Gia đình tiết kiệm điện”.

Công tác thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải DR cũng được PC Đồng Nai đẩy mạnh. Tính đến tháng 05/2023, PC Đồng Nai đã vận động được 1.420 khách hàng tham gia thực hiện 16 chương trình điều chỉnh phụ tải, góp phần điều chỉnh công suất 399.600 kW, tương ứng sản lượng 1.199.000 kWh điện năng tiêu thụ. Trong đó, có 14 sự kiện điều chỉnh phụ tải theo chỉ đạo của Tổng công ty điện lực miền Nam với sự tham gia của 1.090 khách hàng và tổng công suất điều chỉnh là 244.400 kW tương đương sản lượng 733.400 kWh; cùng với 02 sự kiện điều chỉnh phụ tải do PC Đồng Nai tổ chức với sự tham gia của 330 khách hàng góp phần điều chỉnh công suất 155.200 kW tương đương sản lượng 465.600 kWh.

Thời gian tới PC Đồng Nai tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi tình hình thực hiện tiết kiệm điện của các đối tượng khách hàng, đơn vị. Trong đó, chú ý giám sát biểu đồ phụ tải của các khách hàng sử dụng điện lớn, các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, yêu cầu toàn thể CBCBV trong Công ty thực hiện nghiêm các quy định về tiết kiệm điện tại công sở. Đào tạo, tập huấn về tiết kiệm điện trong toàn Công ty để mỗi cán bô công nhân viên là một tuyên truyền viên về tiết kiệm điện tại gia đình và xã hội.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Tiết kiệm điện

Tin cùng chuyên mục

Công ty Điện lực Bạc Liêu tập trung đầu tư vào hạ tầng lưới điện

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Lai Châu chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV gần 430 tỷ đồng

Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?