Thứ tư 04/12/2024 16:32

Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội: Xử lý nghiêm các vi phạm, kiến tạo môi trường kinh doanh lành mạnh

Tháng 7/2024, các lực lượng chức năng trong Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội đã làm tốt công tác kiểm tra, giám sát thị trường, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh.

Báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) Thành phố Hà Nội cho biết, trong tháng 7/2024, các lực lượng chức năng trong Ban Chỉ đạo 389 Thành phố đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm, từ đó kiến tạo, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh cho doanh nghiệp.

Theo đó, trong tháng 7, Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã làm tốt vai trò Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Thành phố, tham mưu Trưởng Ban Chỉ đạo 389 Thành phố triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và UBND Thành phố. Cùng với đó, theo dõi, đôn đốc các sở, ngành thành viên và Ban chỉ đạo 389 quận, huyện, thị xã thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo chức năng, lĩnh vực và địa bàn được giao.

Trong tháng 7/2024, Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã làm tốt vai trò Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Thành phố. Ảnh: Cục Quản lý thị trường Hà Nội

Kết quả, trong tháng 7, Quản lý thị trường Hà Nội đã thanh kiểm tra 443 vụ, xử lý vi phạm hành chính 423 vụ; xử phạt hành chính 5,883 tỷ đồng; trị giá hàng vi phạm 2,566 tỷ đồng; tiền bán hàng hóa vi phạm 459 triệu đồng.

Điển hình, ngày 29/7/2024, Đội Quản lý thị trường số 7 đã phối hợp với Công an huyện Thanh Trì kiểm tra, phát hiện địa điểm trong khu công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi kinh doanh mặt nạ chống độc có dấu hiệu là hàng hóa nhập lậu. Theo đó, các lực lượng chức năng đã phát hiện 400 chiếc mặt nạ chống độc nhãn hiệu XINZHU BRAND XHZLC40 FIRE ESCAPE MASK, ngày sản xuất 20/6/2024; hạn sử dụng 20/6/2029, là hàng hóa do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp của hàng hóa. Đội Quản lý thị trường số 7 đã phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành tạm giữ toàn bộ hàng hóa trên để tiếp tục xử lý theo quy định pháp luật.

Ngày 29/7/2024, Đội Quản lý thị trường số 7 đã phối hợp với Công an huyện Thanh Trì kiểm tra, phát hiện địa điểm trong khu công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi kinh doanh mặt nạ chống độc có dấu hiệu là hàng hóa nhập lậu. Ảnh: Cục Quản lý thị trường Hà Nội

Trước đó, ngày 20/5/2024, Đội Quản lý thị trường số 10 cũng đã phối hợp kiểm tra Kho lạnh tại địa chỉ: Lô 11, khu công nghiệp Quang Minh, thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh phát hiện 11.900 kg dạ dày lợn, có nhãn chữ nước ngoài, do nước ngoài sản xuất, có trị giá hàng hóa 142 triệu đồng. Phạt tiền 180 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa là thực phẩm nhập lậu. Buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm.

Riêng với lực lượng Công an Hà Nội, trong tháng 7, lực lượng cũng chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, công an các quận, huyện, thị xã nắm chắc tình hình tuyến, địa bàn, đối tượng để xây dựng kế hoạch, phương án đấu tranh, triệt phá các đường dây, ổ nhóm, tụ điểm tàng trữ, sản xuất, mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm về an toàn thực phẩm, hành vi vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử và các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Trong tháng 7/2024, Công an Thành phố kiểm tra 176 vụ, xử lý vi phạm hành chính 180 vụ (trong đó có 4 vụ tồn), xử phạt vi phạm hành chính 3,057 tỷ đồng; truy thu thuế, thu hồi thuế 11 triệu đồng; trị giá hàng vi phạm 10,052 tỷ đồng. Khởi tố 13 vụ, với 26 bị can.

Tương tự, với lực lượng Hải quan Hà Nội, trong tháng 7/2024 vừa qua, lực lượng đã áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tại các tuyến, địa bàn, mặt hàng trọng điểm; tăng cường các hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm tra sau thông quan, kiểm soát chặt chẽ các loại hình kinh doanh, dịch vụ dễ dẫn đến buôn lậu, gian lận thương mại; chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng trong công tác chống buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả; trao đổi thông tin, phối hợp bắt giữ, xử lý kịp thời các vụ việc phát sinh. Trong tháng 7/2024, Cục Hải quan Hà Nội đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 144 vụ (trong đó khởi tố 1 vụ và 1 bị can); xử phạt hành chính 3,900 tỷ đồng, trị giá hàng vi phạm 712 triệu đồng.

Trong khi đó, lực lượng Y tế Hà Nội cũng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động sản xuất, nhập khẩu, lưu thông phân phối thuốc chữa bệnh, các phòng khám chữa bệnh, các cơ sở thẩm mỹ viện; công tác phòng chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng đối với mặt hàng thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, vị thuốc y học cổ truyền; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đồng thời, Thực hiện thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực Y tế quản lý; tăng cường kiểm tra công tác vận chuyển, bảo quản, chế biến và sử dụng thực phẩm; đẩy mạnh hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm tại các nhà hàng, khách sạn.

Như vậy, trong tháng 7/2024, các lực lượng chức năng thuộc Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội đã triển khai 2.311 vụ thanh tra, kiểm tra; trong đó xử lý 2.211 vụ vi phạm; đặc biệt, có 14 vụ đã được khởi tố với 27 bị can liên quan... Kết quả này đã thể hiện nỗ lực mạnh mẽ của các lực lượng chức năng trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Lãnh đạo Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội cho biết, công tác đấu tranh, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn Thành phố tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực. Các đơn vị Sở ngành, thành viên Ban Chỉ đạo 389 Thành phố và Ban Chỉ đạo 389 quận, huyện, thị xã chủ động thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền.

Cùng đó, các lực lượng chức năng cũng triển khai các biện pháp nghiệp vụ, nắm chắc diễn biến tình hình, xác định địa bàn, đối tượng trọng điểm để chủ động xây dựng các kế hoạch chuyên đề, tuần tra kiểm soát, xác lập chuyên án tổ chức đấu tranh, đánh trúng các đường dây, ổ nhóm tụ điểm phức tạp, xử lý các hành vi vi phạm; không bao che, tiếp tay cho các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả; không gây tác động xấu đến thị trường, không làm ảnh hưởng, cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường, đúng quy định pháp luật của các tổ chức, cá nhân.

Hoàng Giang - Xuân Lập
Bài viết cùng chủ đề: Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Quyết liệt chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cuối năm 2024

Hà Nội: Tăng cường chống buôn lậu và gian lận thương mại, xử phạt hành chính hơn 1,4 tỷ đồng

Cục Hải quan Hà Nội tăng cường kiểm tra, xử lý 183 vụ vi phạm trong tháng 11

Cục Quản lý thị trường Nghệ An đạt nhiều thành tích nổi bật trong năm 2024

Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Lâm Đồng: Cục Quản lý thị trường tăng cường công tác chống buôn lậu, hàng giả dịp cuối năm

Hà Nội: Siết chặt quản lý, xử phạt các cửa hàng kinh doanh trái cây vi phạm

Nghệ An: Phát hiện đối tượng vận chuyển gần 50 kg pháo trái phép

Hà Nội: Xử lý 359 vụ buôn lậu, gian lận thương mại trong tháng 11/2024

Bắc Giang: Xử phạt Tập đoàn Thắng Phát do sản xuất, đóng gói hàng hóa vi phạm nhãn hiệu sơn Maxten

Thanh Hóa: Tăng cường công tác chống buôn lậu khu vực biên giới

Trong tháng 11/2024, Cục Quản lý thị trường Vĩnh Long xử phạt 51 vụ vi phạm

Ninh Bình: Tạm giữ điện thoại di động dấu hiệu nhập lậu tại hộ kinh doanh xã Yên Lâm

Tây Ninh: 11 tháng, Quản lý thị trường thu ngân sách gần 5 tỷ đồng

Hà Nội: Siết chặt quản lý mỹ phẩm, xử phạt hơn 800 triệu đồng

Cục QLTT Quảng Bình: Kiên quyết đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vào dịp cuối năm

Quảng Ninh: Phát hiện, xử lý 54 vụ vi phạm trong kinh doanh thuốc lá

Lào Cai: Xử lý gần 700 vụ vi phạm, tăng cường kiểm tra dịp cao điểm cuối năm

Bắc Giang: Giám sát chất lượng hàng hóa tại Tuần lễ thương mại quốc gia và Online Friday 2024

Hưng Yên: Xử lý 24 vụ vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử, nộp ngân sách hơn 400 triệu đồng