Thu hút, phát huy nguồn lực trí thức Kiều bào: Chung tay xây dựng Việt Nam đoàn kết, thịnh vượng

Bài 3: Cần tư duy mới, loại bỏ rào cản

Bên cạnh kết qủa đạt được, song để thu hút và phát huy hơn nữa nguồn lực trí thức kiều bào cho phát triển kinh tế đất nước, cần có tư duy mới, loại bỏ rào cản.
Trí thức kiều bào đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam Bài 1: Chủ trương nhất quán của Đảng về chính sách dân tộc và Kiều bào Bài 2: Hiệu quả từ các mô hình thu hút trí thức Kiều bào

Phát huy sức mạnh để xây dựng một Việt Nam thịnh vượng

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang và sẽ tác động sâu sắc đến mọi quốc gia và lĩnh vực đời sống, xã hội… tiến trình toàn cầu hóa đang chững lại và có bước điều chỉnh đáng kể. Với Việt Nam, việc tham gia tiến trình toàn cầu hóa, khu vực hóa tiếp tục đặt nước ta trước cơ hội phát triển và cả những thách thức kinh tế, đối ngoại, văn hóa, an ninh... Do đó, cần phải phát huy hơn nữa vai trò của kiều bào nói chung và trí thức kiều bào nói riêng để biến thách thức thành cơ hội, chung tay huy động những nguồn lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương, nâng cao hình ảnh và vị thế đất nước, con người Việt Nam trên trường quốc tế.

Bài 3: Cần tư duy mới, loại bỏ rào cản

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thăm hỏi, động viên đội ngũ trí thức, nhà khoa học tại Lễ kỷ niệm 60 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt đội ngũ trí thức Việt Nam

Ông Mai Phan Dũng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao - cho biết: Bước sang thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học và công nghệ, trước xu thế hội nhập quốc tế toàn diện, trí thức Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng đặc biệt. Kiều bào không chỉ là một lực lượng tiêu biểu cho nguồn trí tuệ của dân tộc mà còn là một động lực trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, phát triển văn hóa, phát triển con người. Mặt khác, trí thức còn là nhân tố quyết định đến sự phát triển nhanh chóng và bền vững của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo nên sức mạnh quốc gia, sức mạnh dân tộc trong chiến lược phát triển. Trong lực lượng trí thức Việt Nam, bộ phận trí thức Kiều bào là một cấu thành quan trọng, một nguồn lực dồi dào đóng góp cho sự phát triển hùng cường của đất nước.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc duy trì, kết nối nguồn lực trí thức người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới có ý nghĩa hết sức quan trọng. Không chỉ góp phần củng cố, phát triển thêm khối đại đoàn kết dân tộc mà còn huy động được nguồn lực nhằm phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên vẫn cần xem xét, rà soát để khắc phục những tồn tại, rào cản để các cơ chế, chính sách thực sự phát huy tính hiệu quả trong tình hình mới.

Bài 3: Cần tư duy mới, loại bỏ rào cản
Ông Mai Phan Dũng chia sẻ thông tin tại Hội thảo do Vusta tổ chức vào ngày 23/3/2023

Chuyển tư duy trọng đãi sang trọng dụng

Theo Đại sứ, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lương Thanh Nghị: Thực tế nhiều Bộ, Ngành, địa phương chưa sâu sát, chưa thống nhất, đồng bộ trong chính sách thu hút nguồn lực trí thức kiều bào đó là chưa kể đến giữa các nhà khoa học trong nước với các nhà khoa học nước ngoài vẫn mang tâm lý dè dặt, thiếu sự phối hợp, nhiều ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia nước ngoài chưa được đơn vị sử dụng tiếp nhận.

Bên cạnh đó, cơ chế chính sách đã được ban hành tuy nhiều nhưng chưa đủ mạnh vẫn thiên về trọng đãi hơn trọng dụng và nhiều chế độ ưu đãi hiện nay không còn phát huy hiệu quả.

Bài 3: Cần tư duy mới, loại bỏ rào cản
Lực lượng trí thức kiều bào đang tham gia vào quá trình thúc đẩy xây dựng và phát triển đất nước

Báo cáo của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài nêu rõ, Việt Nam đang thiếu cơ sở dữ liệu quốc gia về người Việt Nam ở nước ngoài để các Bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp có thể khai thác chung. Hiện, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo, TP.HCM và một số cơ quan, địa phương đã có cơ sở dữ liệu riêng về chuyên gia, trí thức, doanh nhân nhưng do thiếu kinh phí, không cập nhật thường xuyên và không kết nối với nhau nên chưa phát huy được hiệu quả sử dụng cho các cơ quan trung ương và các địa phương.

Đó là chưa kể đến vấn đề thiếu cơ chế phối hợp giữa các bộ ngành, địa phương với các tổ chức chính trị, xã hội cũng như những bất cập về môi trường làm việc, điều kiện vật chất, trang thiết bị cho nghiên cứu khoa học và môi trường học thuật. Đặc biệt là các vấn đề chuyên môn sâu giữa các chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài và các đồng nghiệp trong nước…

Bài 3: Cần tư duy mới, loại bỏ rào cản
GS.VS Nguyễn Quốc Sỹ đang tham gia nhiều công trình nghiên cứu khoa học tại VinIT

Ở một góc nhìn khác, GS.VS Nguyễn Quốc Sỹ - Đại học Năng lượng Quốc gia Moskva, Liên Bang Nga; Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT khẳng định những kết quả to lớn mà đội ngũ trí thức kiều bào tham gia xây dựng phát triển kinh tế đất nước trong thời gian qua. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện đã cho thấy có cả những “rào cản khách quan” và “rào cản chủ quan” về mặt nhận thức và chính sách.

Các nguyên nhân khách quan có thể chỉ ra như: Lực lượng trí thức kiều bào tuy đông nhưng phân bố trên khắp các quốc gia, châu lục và vùng lãnh thổ khác nhau, rất khó khăn cho việc tập hợp; Trí thức kiều bào không tập trung trong một hoặc một vài chuyên ngành khoa học mà hoạt động trong khắp các lĩnh vực khác nhau, điều này cũng gây khó khăn cho sử dụng lực lượng trí thức kiều bào trong các chuyên ngành hẹp, các dự án cụ thể; trí thức kiều bào thường làm việc trong nhiều hệ thống khoa học, tổ chức quản lý, mô hình hoạt động và văn hóa khác nhau (thậm chí khác với cả tại Việt Nam), gây khó khăn không nhỏ khi về nước làm việc…

Cũng theo GS.VS Nguyễn Quốc Sỹ, Việt Nam thiếu cơ chế chính sách cụ thể để trí thức kiều bào có thể tham gia triển khai các dự án khoa học công nghệ; Thiếu bộ máy tổ chức triển khai hiệu quả tại chỗ để thu hút sự tham gia của trí thức kiều bào trong các dự án, nhiệm vụ khoa học công nghệ tại các địa phương; Thiếu kinh phí đầu tư, điều kiện sinh hoạt và làm việc, trang thiết bị và mô hình tổ chức quản lý hiệu quả cho triển khai các hoạt động khoa học công nghệ của trí thức kiều bào; Nhiều nhiệm vụ khoa học công nghệ mang tính hình thức, hàn lâm, ít thực tiễn, tính ứng dụng thấp, khó thu hút sự tham gia đóng góp của trí thức kiều bào.

Chuyên gia hiến kế

Từ quá trình thực tiễn triển khai thực hiện, GS.TS Nguyễn Văn Phước – Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh cho rằng, với đặc thù của lực lượng trí thức kiều bào hiện nay, chúng ta hoàn toàn có nhiều phương thức đóng góp khác, không nhất thiết phải trở về nước làm việc ở trong nước mới cống hiện được cho đất nước.

GS.TS Nguyễn Văn Phước phân tích và cho rằng, hiện có nhiều trí thức trẻ người Việt đang sinh sống và làm việc ở nhiều quốc gia, trên các cương vị công tác khác nhau nhưng vẫn cống hiến rất hiệu quả cho đất nước. Tại các quốc gia phát triển, các nhà khoa học, trí thức trẻ người Việt có môi trường nghiên cứu khoa học, có điều kiện sáng tạo phát triển tốt hơn, đặc biệt là ở những lĩnh vực mũi nhọn như trí tuệ nhân tạo, Blockchain, chuyển đổi số, kinh tế số…họ rất tâm huyết muốn góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

"Do vậy, chúng ta có thể đưa ra những “đặt hàng” cụ thể, để họ biết cần phải làm gì có thể đóng góp qua hình thức online là chủ yếu, do đó không cần những chính sách quá cụ thể và rườm rà như đang thực hiện. Điều quan trọng hơn cả là cần đánh giá đúng tiềm lực, cũng như vị trí, vai trò của các chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài để có thể đưa ra những cơ chế chính sách cụ thể, khuyến khích được những chuyên gia, trí thức đó đóng góp cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước”- ông Phước nhấn mạnh.

Bài 3: Cần tư duy mới, loại bỏ rào cản
GS.VS Nguyễn Quốc Sỹ cùng các nhà khoa học trong một dự án nghiên cứu tìm hướng đi mới của công nghệ Plasma

Đồng quan điểm trên, GS.VS Nguyễn Quốc Sỹ cho rằng, Nhà nước nên mạnh dạn giao các nhiệm vụ khoa học công nghệ đặc biệt là khoa học công nghệ trọng điểm cho nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài.

Đồng thời, cần tập trung mọi nguồn lực của đất nước, của xã hội cho phát triển khoa học, công nghệ, trong đó phải lấy tiêu chí hiệu quả ứng dụng lên hàng đầu. Tuy nhiên cần đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; lựa chọn ra những chuyên ngành, những dự án, những hệ thống công nghệ theo thứ tự ưu tiên cho phát triển kinh tế, xã hôi, phù hợp với chiến lược, mục tiêu, lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tôi có được tham khảo ý kiến vào một danh mục gần 100 chuyên ngành công nghệ cao ưu tiên là trọng tâm trọng điểm cho phát triển đất nước, nếu trọng tâm trọng điểm thì nó phải ít thôi chứ đến hàng trăm thì không còn trọng tâm, trọng điểm nữa. Đầu tư trọng điểm thì mới có kết quả, hiệu quả cụ thể nhất là trong điều kiện đất nước còn khó khăn”- ông Sỹ chia sẻ.

Trong khi đó về mặt cơ chế chính sách, ông Võ Xuân Hoài - Phó Tổng thư ký Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài cho rằng: Đảng và Nhà nước cần sớm hoàn thiện và ban hành các chính sách trọng dụng và đãi ngộ người Việt Nam ở Nước ngoài. Không chỉ chú trọng đến những người đã thành danh mà cần chú trọng thu hút những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc từ các nước trở về; mạnh dạn tin dùng và tạo cơ hội cho các tài năng trẻ tuổi…

Bài 3: Cần tư duy mới, loại bỏ rào cản
Lực lượng trí thức kiều bào còn là cầu nối giữa Việt Nam với lực lượng trí thức người nước ngoài, qua đó tranh thủ sự ủng hộ từ lực lượng trí thức người nước ngoài trong phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của đất nước

Góp ý thêm về chính sách, ông Nguyễn Quốc Sỹ cho rằng, cần cải tổ lại bộ máy tổ chức, quản lý hệ thống khoa học và tâp hợp, thu hút trí thức, trong đó có trí thức kiều bào, theo hướng gọn nhẹ, chuvên sâu, chuyên nghiệp, gắn với thực tiễn, với thị trường, lấy các tiêu chí về hiêu quả hoạt động đầu tư và ứng dụng lên làm đầu.

Bên cạnh đó, cần có những cá nhân xuất sắc những thủ lĩnh trí thức như con chim đầu đàn tập hợp, dẫn dắt, chỉ huy trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng dự án, đồng thời là người chịu trách nhiệm trước hệ thống chính trị và nhân dân cả nước trong lĩnh vực công việc của mình.

Trong hợp tác với các nước phát triển, hết sức chú ý sử dụng vai trò cầu nối của lực lượng trí thức kiều bào. Để khai thác tối đa vai trò của trí thức kiều bào, chúng ta cần phải: Cầu thị, tôn trọng, lắng nghe và chấp nhận những ý kiến trái chiều đóng góp cho đất nước của họ.

Bên cạnh đó, cần tập trung xây dựng và phát triển một số tập đoàn khoa học công nghệ để triển khai các dự án khoa học công nghệ, làm nền tảng cho phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nó là cái nôi để thu hút, tập hợp, đào tạo và phát triển lực lượng trí thức cho tương lai của đất nước.

“Với sự quyết tâm, nghiêm túc, cầu thị, lắng nghe và có chiến lược hợp lý trong thu hút, tập hợp lực lượng trí thức, trong đó có trí thức kiều bào, chúng ta có thể đặt nền móng vững chắc để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”- ông Sỹ khẳng định.

Thu Hường - Đình Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Người Việt Nam ở nước ngoài

Tin cùng chuyên mục

Quy định mới về tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

Quy định mới về tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

Quy định về điều tra cơ bản tài nguyên nước

Quy định về điều tra cơ bản tài nguyên nước

Độc đáo thúng chai “trét phân bò” ở Phú Yên xuất khẩu 5 châu

Độc đáo thúng chai “trét phân bò” ở Phú Yên xuất khẩu 5 châu

Phó Tổng thanh tra Chính phủ đề nghị giải quyết dứt điểm vụ việc khiếu nại kéo dài tại Nam Định

Phó Tổng thanh tra Chính phủ đề nghị giải quyết dứt điểm vụ việc khiếu nại kéo dài tại Nam Định

Phân loại rác tại nguồn từ 2025: Có kịp không?

Phân loại rác tại nguồn từ 2025: Có kịp không?

Phát triển du lịch không nên chỉ dựa vào ngành hàng không

Phát triển du lịch không nên chỉ dựa vào ngành hàng không

Chính thức đề xuất tăng 6% lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024

Chính thức đề xuất tăng 6% lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024

Làm sao để sử dụng tivi tiết kiệm điện hiệu quả nhất?

Làm sao để sử dụng tivi tiết kiệm điện hiệu quả nhất?

Yêu cầu

Yêu cầu ''4 đúng'', ''3 không'' trong tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024

Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh chống tiêu cực, gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh chống tiêu cực, gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Diễn đàn “Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt”

Diễn đàn “Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt”

Thời tiết hôm nay ngày 17/5/2024: Mưa dông ở nhiều khu vực trên cả nước

Thời tiết hôm nay ngày 17/5/2024: Mưa dông ở nhiều khu vực trên cả nước

Dự báo thời tiết biển hôm nay 17/5/2024: Có mưa rào và dông, khả năng xảy ra lốc xoáy

Dự báo thời tiết biển hôm nay 17/5/2024: Có mưa rào và dông, khả năng xảy ra lốc xoáy

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 17/5/2024: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm mưa dông

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 17/5/2024: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm mưa dông

Nhiều điểm thú vị trong biểu tượng mới của thành phố Hải Phòng

Nhiều điểm thú vị trong biểu tượng mới của thành phố Hải Phòng

Xe chở lãnh đạo Sở Tư pháp Khánh Hòa gặp nạn, 4 người bị thương

Xe chở lãnh đạo Sở Tư pháp Khánh Hòa gặp nạn, 4 người bị thương

Vụ ngộ độc thực phẩm tại Vĩnh Phúc: Đã có 381 bệnh nhân được xuất viện

Vụ ngộ độc thực phẩm tại Vĩnh Phúc: Đã có 381 bệnh nhân được xuất viện

Thêm 2 tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt liên kết

Thêm 2 tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt liên kết

Mức lương cao nhất của công chức sau cải cách tiền lương

Mức lương cao nhất của công chức sau cải cách tiền lương

Xem thêm