Thứ tư 27/11/2024 06:24

97,62% người dân hài lòng với sự phục vụ của Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội

Trong năm 2022, Văn phòng UBND TP. Hà Nội đứng đầu về chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với một số dịch vụ công.

Chiều 21/4, tại phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, chuyển đổi số TP. Hà Nội, ông Lê Ngọc Anh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội đã công bố Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các các sở, ngành, đơn vị trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2022 (Chỉ số SIPAS).

Theo kết quả công bố, Văn phòng UBND TP. Hà Nội đứng đầu về Chỉ số SIPAS năm 2022 khi đạt kết quả 97,62%. Đứng thứ 2 là Thanh tra thành phố với kết quả 97,59%. Sở Nội vụ đứng thứ 3 với 96,22%. Sở Tài chính đứng thứ 4 với 95,88% và thứ 5 là Sở Du lịch 94,58%.

Kết quả Chỉ số SIPAS của các quận, huyện, thị xã năm 2022, đứng thứ nhất là UBND huyện Mỹ Đức với kết quả 99,36%. UBND quận Long Biên đứng thứ 2 với 99,27%. UBND huyện Quốc Oai đứng thứ 3 với 99,20%. UBND quận Tây Hồ đứng thứ 4 với 98,65%. UBND huyện Thanh Oai đứng thứ 5 với 98,28%.

Văn phòng UBND TP. Hà Nội đứng đầu về Chỉ số SIPAS khối sở, ngành năm 2022.

Ông Lê Ngọc Anh cho biết, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội đã khảo sát trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (gọi tắt là bộ phận "một cửa"). Hàng tháng, đơn vị này đã điều tra, nghiên cứu tình hình, khảo sát trực tiếp cá nhân, người đại diện tổ chức sau khi hoàn thành giao dịch, nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận "một cửa” của đơn vị được khảo sát. Cụ thể là đối với Văn phòng UBND TP, khảo sát trực tiếp cá nhân, người đại diện tổ chức của các sở, cơ quan tương đương sở và 30 quận, huyện, thị xã.

Theo đó, mục đích khảo sát là đo lường và nghiên cứu, phân tích sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với một số dịch vụ công: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cấp phép xây dựng; dịch vụ y tế công; dịch vụ giáo dục công trên địa bàn Hà Nội.

Công tác khảo sát được thực hiện qua hình thức trực tiếp và trực tuyến. Đối với khảo sát trực tuyến, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội đã chủ trì phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông phát triển “Nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến người dân” triển khai khảo sát trực tuyến bằng phiếu hỏi đối với người dân đã trải nghiệm, sử dụng và cảm nhận về chất lượng cung ứng dịch vụ công của đơn vị được khảo sát.

Ngọc Tiến
Bài viết cùng chủ đề: UBND Thành phố Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam: Sóng lớn lại xé toạc bờ biển Hội An

Quảng Nam: Phát hiện một cá thể voi đi lạc giữa đồng bằng

Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

Tuyên Quang: Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, phát triển chợ, siêu thị

Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 tại Thái Bình

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than