Thứ tư 25/12/2024 08:55

6 giải pháp cần quan tâm để đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát

Lạm phát 9 tháng chỉ ở mức 3,88%, tuy nhiên để đạt được mục tiêu lạm phát cả năm ở mức 4-4,5% theo yêu cầu của Quốc hội, Việt Nam vẫn cần tập trung 6 giải pháp.

Lạm phát được kiểm soát phù hợp, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

Theo Tổng cục Thống kê, lạm phát 9 tháng năm 2024 ở mức 3,88%, dư địa để đạt được mức lạm phát cả năm nay theo mục tiêu Quốc hội đề ra tại Nghị quyết số 103/2023/QH15 còn khá nhiều.

Lạm phát 9 tháng năm 2024 ở mức 3,88%, dư địa để đạt được mức lạm phát cả năm nay theo mục tiêu Quốc hội đề ra tại Nghị quyết số 103/2023/QH15 còn khá nhiều. Ảnh Thanh Hồng

Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thu Oanh - Vụ trưởng Vụ Thống kê Giá (Tổng cục Thống kê) cho rằng, có nhiều nguyên nhân để Việt Nam kiểm soát lạm phát thành công trong 9 tháng qua. Trong đó, đầu tiên phải nói đến đó là do sự hạ nhiệt của lạm phát thế giới đã tác động tới lạm phát của Việt Nam.

Cụ thể, tỷ lệ lạm phát của khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu tháng 9/2024 chỉ tăng 1,8%, thấp nhất trong ba năm rưỡi và dưới mức mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Trong tháng 8/2024, lạm phát của Mỹ tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước; Tây Ban Nha tăng 2,3%; Đức tăng 1,9%; Pháp tăng 1,8%. Tại châu Á, lạm phát tháng 8/2024 của Ấn Độ tăng 3,7%; Philippines tăng 3,3%; Nhật Bản tăng 3%; Indonesia tăng 2,1% và Hàn Quốc tăng 2%. Lạm phát của Việt Nam được kiểm soát ở mức phù hợp để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế, CPI tháng 9/2024 tăng 2,63% so với cùng kỳ năm trước.

“Lạm phát thế giới hạ nhiệt đã giúp cho Việt Nam giảm bớt áp lực từ kênh nhập khẩu lạm phát, chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa bình quân 9 tháng đầu năm giảm 1,73% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt phải kể đến mặt hàng xăng dầu, là một trong những mặt hàng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong rổ hàng hóa tính CPI của Việt Nam, trong khi giá mặt hàng này lại phụ thuộc chủ yếu vào giá của thế giới. Do đó, giá dầu thế giới giảm làm cho chỉ số giá nhóm xăng dầu trong nước quý III/2024 giảm 7,72% so với cùng kỳ năm trước đã tác động làm CPI chung giảm 0,28 điểm phần trăm” – bà Nguyễn Thu Oanh thông tin.

9 tháng năm 2024, để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra, Chính phủ cũng đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai quyết liệt nhiều giải pháp như: Đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống của người dân. Chú trọng tăng cường công tác quản lý, điều hành giá trong thời điểm thiên tai, bão lũ, kịp thời xuất cấp hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ, cứu trợ người dân bị thiệt hại do bão lũ.

Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp được Chính phủ tiếp tục thực hiện như chính sách giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn; giảm 2% thuế VAT đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ; giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước; giảm mức thu đối với 36 khoản phí, lệ phí để hỗ trợ cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, người dân trong năm 2024. Ngoài ra, chính sách tiền tệ được điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời và hiệu quả cũng góp phần kiểm soát lạm phát.

Một số yếu tố có thể làm tăng lạm phát những tháng cuối năm. Ảnh Minh Quân

Rủi ro lạm phát vẫn cao, cần tập trung 6 giải pháp

Nghị quyết số 103/2023/QH15 của Quốc hội đã thông qua mục tiêu lạm phát năm 2024 ở mức từ 4 - 4,5%. Theo bà Nguyễn Thu Oanh, mặc dù lạm phát 9 tháng đầu năm ở mức 3,88%. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng lạm phát những tháng cuối năm như: Rủi ro về thiên tai, thời tiết bất lợi có thể tác động làm tăng giá lương thực, thực phẩm tại một số địa phương. Đồng thời, theo quy luật, vào các tháng cuối năm và dịp Lễ, Tết, giá lương thực, thực phẩm, đồ uống, may mặc, thiết bị và đồ dùng gia đình thường tăng, điều này cũng sẽ tác động làm tăng CPI. Cùng với đó, dự báo nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất và tiêu dùng tăng mạnh trong thời gian tới và thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ do nhà nước quản lý có thể làm tăng lạm phát

Giá nguyên vật liệu đầu vào thế giới đang ở mức cao trong khi tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới diễn biến theo chiều hướng ngày càng phức tạp, khó lường. Việt Nam là nước nhập khẩu nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất nên biến động của giá hàng hóa trên thế giới sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá thành, tạo áp lực cho sản xuất của doanh nghiệp và từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng lên. Chưa kể, các gói kích cầu, hạ mặt bằng lãi suất cho vay, mở rộng tín dụng, đẩy mạnh đầu tư công giúp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế nhưng cũng có thể tạo sức ép lên mặt bằng giá nếu nguồn cung tiền không được kiểm soát hợp lý...

“Nếu chỉ số tiêu dùng những tháng cuối năm liên tục tăng cao sẽ tạo ra lạm phát kỳ vọng lớn và tạo áp lực điều hành lạm phát cho năm 2025” – bà Nguyễn Thu Oanh phân tích và cho rằng, để có thể kiểm soát lạm phát trong những tháng cuối năm cần quan tâm tới 6 yếu tố, bao gồm:

Thứ nhất, giá cả hàng hóa trong nước phụ thuộc khá nhiều vào thị trường quốc tế, trong khi tình hình chính trị thế giới hiện nay rất phức tạp và khó lường, có khả năng việc đứt gãy chuỗi cung ứng sẽ ngày càng nặng nề. Giá nguyên vật liệu đầu vào thế giới mặc dù đã giảm trong thời gian vừa qua nhưng vẫn đang ở mức cao, hiện nay giá dầu cũng đang theo xu hướng tăng nhanh trở lại. Việt Nam là nước nhập khẩu nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất nên biến động của giá hàng hóa trên thế giới sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá thành, tạo áp lực cho sản xuất của doanh nghiệp và từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng lên. Do đó, cần phải theo dõi sát biến diễn thế giới để có những giải pháp phù hợp cho trong nước.

Thứ hai, nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi sau đại dịch, do đó dự báo nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất và tiêu dùng sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, điều này cũng sẽ gây áp lực lên lạm phát. Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá điện cứ tăng 10% sẽ tác động làm CPI tăng 0,33 điểm phần trăm.

Thứ ba, việc thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ do nhà nước quản lý theo hướng tính đúng, tính đủ các yếu tố, các chi phí thực hiện sẽ tác động làm tăng CPI. Do đó cần thận trọng về thời điểm cũng như mức độ điều chỉnh giá các mặt hàng do nhà nước quản lý cho phù hợp.

Thứ tư, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì chúng ta thực hiện các gói kích cầu, hạ mặt bằng lãi suất cho vay, mở rộng tín dụng, đẩy mạnh đầu tư công, điều này cũng có thể tạo sức ép lên mặt bằng giá nếu nguồn cung tiền không được kiểm soát một cách hợp lý.

Thứ năm, những rủi ro về thiên tai, thời tiết bất lợi có thể tác động làm tăng giá lương thực, thực phẩm tại một số địa phương.

Thứ sáu, theo quy luật tiêu dùng, vào các tháng cuối năm và dịp Lễ, Tết, giá lương thực, thực phẩm, đồ uống, may mặc, thiết bị và đồ dùng gia đình thường tăng, điều này cũng sẽ tác động làm tăng CPI.

Nguyễn Hoà
Bài viết cùng chủ đề: Tổng cục Thống kê

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê hôm nay 25/12/2024: Khởi sắc ở tất cả các thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 25/12/2024: Đồng USD tăng cao hơn

Giá xăng dầu hôm nay 25/12/2024: Giá dầu tăng 1% trước kỳ nghỉ lễ

Giá vàng hôm nay 25/12/2024: Vàng "chờ đợi" động thái từ Fed

Dự báo giá cà phê ngày mai 25/12/2024: Giá cà phê trong nước tăng 'khiêm tốn'

Dự báo giá vàng ngày mai 25/12/2024: Vàng trong nước có tiếp tục "lao dốc"?

Dự báo giá tiêu ngày mai 25/12/2024: Giá tiêu trong nước ngày mai biến động tăng trở lại

Giá vàng chiều nay 24/12/2024: Giá vàng đi ngang trước kỳ nghỉ Giáng sinh

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (24/12): Diễn biến trái chiều

Giá lúa gạo hôm nay ngày 24/12: Gạo tiếp đà giảm nhẹ, lúa có xu hướng quay đầu

Thị trường hàng hóa hôm nay 24/12: Giá cà phê Robusta tăng nhẹ, dao động quanh mốc 5.000 USD/tấn

Giá heo hơi hôm nay 24/12/2024: Đồng loạt đà tăng giá trên cả nước

Giá bạc hôm nay 24/12/2024: Bạc đồng loạt tăng

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 24/12/2024: Đồng Yên Nhật biến động trái chiều giữa các ngân hàng

Tỷ giá USD hôm nay 24/12/2024: Đồng USD phục hồi, đồng Euro giảm

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024: Giá tiêu trong nước hôm nay trái chiều với thế giới

Giá cà phê hôm nay 24/12/2024: Giá cà phê trong nước tiếp tục giảm nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 24/12/2024: Giá dầu giảm do lo ngại về thặng dư

Giá vàng hôm nay 24/12/2024: Vàng trong nước lấy lại đà tăng

Dự báo giá vàng ngày mai 24/12/2024: Tiếp tục diễn biến trái chiều