27 năm Việt Nam gia nhập ASEAN: Khẳng định vai trò trung tâm

Điểm lại mốc nổi bật trong 27 năm Việt Nam tham gia ASEAN cho thấy một Việt Nam tích cực, chủ động đầy trách nhiệm với quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.
27 năm Việt Nam gia nhập ASEAN (28/7/1995-28/7/2022): Khẳng định vai trò, nâng tầm vị thế

Ngày 28/7/2022 đánh dấu kỷ niệm 27 năm ngày Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trở thành một trong những thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm trong duy trì hòa bình, thịnh vượng ở khu vực, xây dựng ASEAN trở thành một Cộng đồng chung hoàn thiện, lấy người dân làm trung tâm.

Kể từ khi chính thức gia nhập ASEAN vào ngày 28/7/1995, đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam trong ASEAN đã trở thành một bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam thời kỳ mới, và được chỉ đạo rõ trong các văn kiện Đại hội Đảng.

27 nam Viet Nam gia nhap ASEAN: Khang dinh vai tro trung tam hinh anh 1

Lực lượng tiêu binh thực hiện nghi thức thượng cờ ASEAN. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)

Văn kiện Đại hội XI (tháng 1/2011) nêu rõ: "Việt Nam chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, tăng cường quan hệ với các đối tác, tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong các khuôn khổ hợp tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương," đồng thời xác định nhiệm vụ "Phấn đấu cùng các nước ASEAN xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển phồn vinh."

Đại hội XII của Đảng (tháng 1/2016) đã xác định phương hướng đối với hợp tác trong ASEAN là "chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước ASEAN xây dựng Cộng đồng vững mạnh," "chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN và Liên hợp quốc."

Với định hướng này, việc tham gia ASEAN trở thành một trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, một trọng tâm chiến lược của ngoại giao đa phương trong ASEAN của Việt Nam.

Chỉ thị số 25-CT/TW, ngày 8/8/2018 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030" một lần nữa nhấn mạnh cần "tiếp tục phát huy và khai thác có hiệu quả vai trò thành viên của Cộng đồng Kinh tế ASEAN," "phát huy vị thế của Việt Nam trong xây dựng Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN 2025, tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực và nâng cao vị thế, sự hiện diện của Cộng đồng trên trường quốc tế."

Như vậy, trong suốt 27 năm qua và kể cả trước đó, chính sách của Việt Nam với ASEAN phản ánh sự phát triển căn bản trong tư duy đối ngoại và đã trở thành một bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại của đất nước.

Điểm lại các mốc nổi bật trong 27 năm Việt Nam tham gia ASEAN cho thấy một Việt Nam tích cực, chủ động và đầy trách nhiệm với quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, ở đó người dân là trung tâm.

Đó là việc hai lần đảm nhiệm Chủ tịch luân phiên ASEAN (2010, 2020); tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6, lần thứ 17 và lần thứ 36, 37 (1998, 2010, 2020); tổ chức thành công Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF on ASEAN) năm 2018, Đại hội đồng Liên nghị viện ASEAN lần thứ 41 (AIPA 41) năm 2020, Diễn đàn cấp cao của ASEAN về hợp tác tiểu vùng vì tăng trưởng bao trùm và phát triển bền vững năm 2021.

Cùng với đó, Việt Nam cũng đảm nhiệm vai trò điều phối viên quan hệ ASEAN với Liên minh châu Âu (EU); là Chủ tịch luân phiên Ủy ban các nước ASEAN tại Buenos Aires từ tháng 7/2022.

27 nam Viet Nam gia nhap ASEAN: Khang dinh vai tro trung tam hinh anh 2

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng và bà Vũ Thị Bích Ngọc, Chủ tịch danh dự Nhóm Phụ nữ ASEAN tại Hà Nội (AWCH), kêu gọi ASEAN đoàn kết chung tay đẩy lùi COVID-19. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Đánh giá về những đóng góp nổi bật của Việt Nam trong ASEAN 27 năm qua, ông Vũ Hồ, Quyền trưởng SOM ASEAN Việt Nam cho biết trong 27 năm qua, Việt Nam đã đóng góp rất nhiều cho các bước phát triển của ASEAN.

Việt Nam là nước đầu tiên thành lập Diễn đàn khu vực của ASEAN (gọi tắt là ARF) vào năm 1994, sau đó là một loạt cơ chế của ASEAN đều có sự đóng góp của Việt Nam.

Ví dụ, cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng mở rộng được thành lập vào thời kỳ Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN năm 2010 hay các cơ chế về phòng, chống COVID-19, các dịch bệnh khác.

Những bước đi hướng tới tương lai của ASEAN, như những trao đổi về tầm nhìn ASEAN sau 2025, cũng đều là các sáng kiến của Việt Nam.

Một đóng góp có ý nghĩa quan trọng nữa, theo ông Vũ Hồ, đó là sự khẳng định vị thế cũng như chính sách của Việt Nam đối với khu vực và thế giới. Đó là việc lấy đối thoại và hợp tác, luật pháp quốc tế làm công cụ chủ yếu trong quan hệ với các nước xung quanh, lấy sự hòa hiếu làm tiền đề để có thể trao đổi, hợp tác.

Từ đó, khẳng định rõ Việt Nam là một đối tác hết sức trách nhiệm với cộng đồng, với quan hệ của mình, với thế giới bên ngoài, trong đó có cả khu vực Đông Nam Á.

Cũng theo ông Vũ Hồ, với chủ đề của năm ASEAN 2022 là "ASEAN hành động cùng ứng phó với thách thức," Việt Nam đã và đang có nhiều đóng góp trong duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực cũng như đảm bảo đời sống ổn định của người dân ở khu vực ASEAN.

Trong năm 2022 cũng như giai đoạn tiếp theo, Việt Nam luôn lấy hòa bình và ổn định làm mục tiêu, lấy tinh thần trách nhiệm làm phương châm khi tham gia ASEAN.

Cùng với đó là sự đối thoại chân thành, thẳng thắn tất cả các vấn đề dựa trên tinh thần hợp tác và tôn trọng luật pháp quốc tế. Đây cũng chính là các nguyên tắc của ASEAN.

Ông Vũ Hồ nêu ví dụ, Việt Nam đã tham góp vào việc xây dựng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đang tham gia hết sức tích cực vào quá trình xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Những hoạt động này đều đóng góp cho quá trình xây dựng lòng tin, kiểm soát xung đột, tranh chấp.

Mới đây, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết: "Việc Việt Nam gia nhập ASEAN đánh dấu một dấu mốc quan trọng trong hội nhập khu vực và quốc tế sâu rộng của đất nước. Tiến trình đó được diễn ra với sự hội nhập sâu rộng về chính trị, kinh tế, ngoại giao và tất cả các mặt khác với các nước và các tổ chức trên thế giới của Việt Nam."

Từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam ngày càng chứng tỏ mình là thành viên hết sức có trách nhiệm, tích cực đối với ASEAN cũng như cộng đồng thế giới.

Việt Nam cùng với các nước ASEAN đã tích cực xây dựng cộng đồng ASEAN trên tất cả các trụ cột từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, và đặc biệt là dành ưu tiên cho tăng cường kết nối ASEAN.

Và trong quá trình đó, Việt Nam cùng với các nước ASEAN mở rộng quan hệ với rất nhiều đối tác trên thế giới. Điều đó được phản chiếu bằng việc rất nhiều nước trên thế giới tiếp tục muốn trở thành đối tác của ASEAN.

Trong bối cảnh ASEAN đang đối mặt với những thách thức truyền thống và phi truyền thống, như tranh chấp lãnh thổ, thiên tai, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia, Việt Nam, với vai trò trung tâm ASEAN tiếp tục thúc đẩy tinh thần đối thoại, hợp tác, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thu hẹp bất đồng, bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của các quốc gia, tránh các xung đột, mâu thuẫn./.

www.vietnamplus.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường ASEAN

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhiều bí ẩn xoay quanh ngôi mộ tập thể lớn nhất tại Gaza, nơi Isarel từng chiếm giữ

Nhiều bí ẩn xoay quanh ngôi mộ tập thể lớn nhất tại Gaza, nơi Isarel từng chiếm giữ

Liên Hợp Quốc kêu gọi điều tra độc lập sau khi phát hiện hơn 400 thi thể, một số trong tình trạng tay bị trói từ các ngôi mộ tập thể ở hai bệnh viện ở Gaza.
Nga tấn công dữ dội, Ukraine mất 80% sản lượng nhiệt điện và 35% công suất thủy điện

Nga tấn công dữ dội, Ukraine mất 80% sản lượng nhiệt điện và 35% công suất thủy điện

Tên lửa của Nga tấn công dữ dội vào cơ sở điện ở miền Trung và miền Tây Ukraine, gây thiệt hại lớn đến hệ thống năng lượng của quốc gia này.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 28/4/2024: Israel ra “tối hậu thư” cho Hamas về vấn đề thả con tin

Chiến sự Israel-Hamas ngày 28/4/2024: Israel ra “tối hậu thư” cho Hamas về vấn đề thả con tin

Chiến sự Israel-Hamas ngày 28/4/2024: Israel ra “tối hậu thư” cho Hamas về vấn đề thả con tin khi vòng đàm phán có nguy cơ sụp đổ vì bất đồng giữa hai bên.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/4/2024: Nga đã bắt đầu chiến dịch phản công lớn mùa hè tại Ukraine?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/4/2024: Nga đã bắt đầu chiến dịch phản công lớn mùa hè tại Ukraine?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/4/2024: Nga đã bắt đầu chiến dịch phản công lớn mùa hè tại Ukraine khi có những đấu hiệu chủ động tấn công từ phía Nga.
Những nhóm ngành hàng nào hấp dẫn doanh nghiệp Âu - Mỹ trong năm 2024?

Những nhóm ngành hàng nào hấp dẫn doanh nghiệp Âu - Mỹ trong năm 2024?

3 tháng đầu năm 2024, thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với hầu hết các thị trường trong khu vực châu Âu - châu Mỹ có sự phục hồi tích cực.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Israel-Hamas 28/4/2024: Israel sẵn sàng chấm dứt xung đột; Tel Aviv có thể vi phạm luật quốc tế ở Gaza

Chiến sự Israel-Hamas 28/4/2024: Israel sẵn sàng chấm dứt xung đột; Tel Aviv có thể vi phạm luật quốc tế ở Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 28/4/2024: Israel sẵn sàng chấm dứt xung đột với Hamas; Tel Aviv có thể vi phạm luật quốc tế ở Dải Gaza.
Chiến sự Nga-Ukraine 28/4/2024: Mỹ đào tạo lại Ukraine cách sử dụng xe tăng; Nga cảnh báo vũ khí hạt nhân Mỹ

Chiến sự Nga-Ukraine 28/4/2024: Mỹ đào tạo lại Ukraine cách sử dụng xe tăng; Nga cảnh báo vũ khí hạt nhân Mỹ

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/4/2024: Mỹ sẽ đào tạo lại Ukraine cách sử dụng xe tăng Abrams; Nga cảnh báo vũ khí hạt nhân Mỹ.
Chiến sự Israel-Hamas 27/4/2024: Israel tiếp tục không kích các mục tiêu ở Gaza; Nga đi đầu trong giải quyết xung đột

Chiến sự Israel-Hamas 27/4/2024: Israel tiếp tục không kích các mục tiêu ở Gaza; Nga đi đầu trong giải quyết xung đột

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 27/4/2024: Israel tiếp tục không kích các mục tiêu ở Dải Gaza; Nga đi đầu trong giải quyết xung đột.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 27/4/2024: Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ thăm Israel; lập cầu viện trợ mới tới Dải Gaza

Chiến sự Israel-Hamas ngày 27/4/2024: Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ thăm Israel; lập cầu viện trợ mới tới Dải Gaza

Chiến sự Israel – Hamas ngày 27/4/2024: Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ thăm Israel; lập cầu viện trợ mới tới Dải Gaza trong bối cảnh nạn đói có thể bùng phát tại đây
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/4/2024: Ukraine đang “vỡ trận” ở hướng Avdeevka; lý do xe tăng Abrams thất sủng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/4/2024: Ukraine đang “vỡ trận” ở hướng Avdeevka; lý do xe tăng Abrams thất sủng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/4/2024: Ukraine đang “vỡ trận” ở hướng Avdeevka; lý do xe tăng Abrams thất sủng khi thành tích của nó ảnh hưởng tới Mỹ.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nêu các giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nga

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nêu các giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nga

Tại cuộc họp Quan chức cao cấp ASEAN-Nga lần thứ 20, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đề xuất các định hướng, giải pháp thúc đẩy hợp tác hai nước Việt Nam - Nga.
Đại sứ Pháp tại Việt Nam: Lợi ích Hiệp định EVFTA mang tới cho Pháp và Việt Nam còn rất lớn

Đại sứ Pháp tại Việt Nam: Lợi ích Hiệp định EVFTA mang tới cho Pháp và Việt Nam còn rất lớn

Sau hơn 3 năm thực thi, theo Đại sứ Pháp tại Việt Nam - ông Olivier Brochet, lợi ích mà Hiệp định EVFTA mang tới cho Pháp và Việt Nam còn rất lớn.
Chiến sự Nga-Ukraine 27/4/2024: Vũ khí mới sẽ giúp Ukraine nâng cao vị thế; tình hình miền Đông bất lợi cho Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine 27/4/2024: Vũ khí mới sẽ giúp Ukraine nâng cao vị thế; tình hình miền Đông bất lợi cho Kiev

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/4/2024: Vũ khí mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine nâng cao vị thế; tình hình ở miền Đông bất lợi cho Kiev.
Tổng giám đốc Cơ quan Business France: Doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất của Pháp đã hiện diện tại Việt Nam

Tổng giám đốc Cơ quan Business France: Doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất của Pháp đã hiện diện tại Việt Nam

Theo Tổng giám đốc Cơ quan thương vụ Pháp (Business France) - ông Laurent Saint-Martin hiện doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất của Pháp đã hiện diện tại Việt Nam.
Chiến sự Israel-Hamas 26/4/2024: Quân đội Mỹ sẽ không có mặt ở Dải Gaza; Hamas nêu điều kiện giải giáp vũ khí

Chiến sự Israel-Hamas 26/4/2024: Quân đội Mỹ sẽ không có mặt ở Dải Gaza; Hamas nêu điều kiện giải giáp vũ khí

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 26/4/2024: Quân đội Mỹ sẽ không có mặt ở Dải Gaza khi thực hiện viện trợ; Hamas nêu điều kiện giải giáp vũ khí.
Nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm nay và 2025

Nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm nay và 2025

Nền kinh tế toàn cầu có thể duy trì động lực vững chắc thời gian còn lại của năm và sang năm 2025, bất chấp những dự đoán trước đó về tình trạng suy thoái.
Nỗi buồn mang tên Biển Đỏ: Các nút thắt hàng hải

Nỗi buồn mang tên Biển Đỏ: Các nút thắt hàng hải

Eo biển Bab al-Mandab, phía nam Biển Đỏ, là một điểm tắc nghẽn hàng hải quan trọng trong hành lang hàng hải lớn hơn Bờ Đông Bắc.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/4/2024: Ukraine tạm dừng sử dụng xe tăng Abrams; Kiev đã nhận 100 tên lửa ATACMS

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/4/2024: Ukraine tạm dừng sử dụng xe tăng Abrams; Kiev đã nhận 100 tên lửa ATACMS

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/4/2024: Ukraine tạm dừng sử dụng xe tăng Abrams; Kiev đã nhận 100 tên lửa ATACMS theo thỏa thuận bí mật với Washington.
Chiến sự Israel - Hamas ngày 26/4/2024: Israel nhượng bộ trước các yêu cầu của Hamas

Chiến sự Israel - Hamas ngày 26/4/2024: Israel nhượng bộ trước các yêu cầu của Hamas

Chiến sự Israel- Hamas ngày 26/4/2024: Israel nhượng bộ trước các yêu cầu của Hamas khi chấp nhận tăng số lượng tù nhân thả tự do để mở đường đàm phán hòa bình.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 26/4/2024: Nga kiểm soát thêm nhiều cứ điểm thuận lợi; Ukraine tăng cường tấn công tầm xa

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 26/4/2024: Nga kiểm soát thêm nhiều cứ điểm thuận lợi; Ukraine tăng cường tấn công tầm xa

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/4/2024: Nga kiểm soát thêm nhiều cứ điểm thuận lợi; Ukraine tăng cường tấn công tầm xa.
Singapore - thị trường tiềm năng cho ngành ẩm thực Việt Nam

Singapore - thị trường tiềm năng cho ngành ẩm thực Việt Nam

Ngành ẩm thực Việt Nam rất đa dạng và phong phú, vì vậy lĩnh vực này có nhiều tiềm năng cũng như dư địa để đẩy mạnh phát triển tại thị trường Singapore.
An toàn thực phẩm - yếu tố then chốt để hàng Việt tăng thị phần tại Singapore

An toàn thực phẩm - yếu tố then chốt để hàng Việt tăng thị phần tại Singapore

Để gia tăng thị phần, tạo uy tín thương hiệu sản phẩm đối với người tiêu dùng Singapore, doanh nghiệp Việt cần tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm.
Thúc đẩy truyền thông về công tác hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024

Thúc đẩy truyền thông về công tác hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024

Chiều 25/4, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn truyền thông về công tác hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024.
Quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam - Slovenia phát triển ngày càng sâu rộng

Quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam - Slovenia phát triển ngày càng sâu rộng

Quan hệ thương mại Việt Nam - Slovenia từng bước phát triển và tăng trưởng vượt bậc kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 7/6/1994.
Khủng hoảng Biển Đỏ khiến lưu lượng vận chuyển trên kênh Suez giảm 66%

Khủng hoảng Biển Đỏ khiến lưu lượng vận chuyển trên kênh Suez giảm 66%

Từ giữa tháng 12 năm ngoái đến đầu tháng 4 năm nay, lưu lượng vận chuyển qua tuyến đường huyết mạch kênh đào Suez quan trọng ở Ai Cập đã giảm 66%.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động