Cố Thủ tướng Phan Văn Khải: Người dẫn dắt nền kinh tế vượt khủng hoảng

Dấu ấn đặc biệt nhất của Cố Thủ tướng Phan Văn Khải chính là dẫn dắt Việt Nam qua khủng hoảng, đạt tăng trưởng GDP trung bình 7% trong gần 9 năm lãnh đạo. Báo Công Thương điện tử xin giới thiệu bài viết của đồng chí Lương Văn Tự (Nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại, nguyên Trưởng Đoàn đàm phán Kinh tế thương mại Chính phủ, Trưởng Đoàn đàm phán gia nhập WTO và AEC) về những ký ức không thể quên đối với Cố Thủ tướng. 
Cố Thủ tướng Phan Văn Khải: Người dẫn dắt nền kinh tế vượt khủng hoảng
Thủ tướng Phan Văn Khải hội đàm cùng Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush (tháng 6/2005)

Ngày 28/9/1988, Đoàn đại diện thương mại Việt Nam tại Singapore vinh dự được đón đoàn thăm quan khảo sát thị trường của TP.Hồ Chí Minh do Chủ tịch UBND thành phố Phan Văn Khải dẫn đầu. Tôi nhớ như in ngày tháng này bởi đây là đoàn đi thăm làm việc không chính thức cấp cao nhất đầu tiên của Việt Nam đến Singapore trong bối cảnh Việt Nam đang bị cấm vận. Singapore tạm thời ngừng quan hệ ngoại giao khi Việt Nam giúp Campuchia đánh quân diệt chủng Khơ Me Đỏ. Thời điểm này, Luật Đầu tư nước ngoài còn đang trong quá trình "thai nghén". Các nước Đông Âu đang trong quá trình thay đổi chế độ, hai đầu biên giới phải đương đầu với hai cuộc chiến tranh. Kinh tế bộn bề khó khăn.

Sáng tinh mơ hôm ấy, tôi ra đón đoàn. Sau những cái bắt tay và chào hỏi thân thiết, Chủ tịch UBND thành phố Phan Văn Khải đề nghị tôi báo cáo tình hình kinh tế Singapore, những ngành nào phát triển, nếu buôn bán với Singapore, Việt Nam có thể xuất khẩu mặt hàng nào? Lúc đó, Singapore có thế mạnh là công nghiệp đóng tàu và giàn khoan ở khu vực; là trung tâm lọc và buôn bán dầu lớn thứ ba thế giới; trung tâm xuất nhập khẩu và chuyển khẩu của khu vực; dịch vụ du lịch, tài chính, ngân hàng, vận tải biển và hàng không phát triển. Đặc biệt là chính sách nhà ở cho dân, trên 90% dân ở nhà Chính phủ xây bán giá hợp lý theo hình thức thuê mua 15 năm. Vừa báo cáo, tôi vừa quan sát và thấy hơi lạ. Nhiều đoàn sang, khi nói, họ nghe loáng thoáng; còn đoàn này nói đến đâu trưởng đoàn và các đoàn viên ghi chép tỉ mỉ đến đó. Sau hai giờ làm việc, tôi dẫn đoàn tới gặp tỷ phú Quách Hồng Phưng - Chủ tịch Tập đoàn Hồng Ly - kinh doanh khách sạn và bất động sản lớn nhất Singapore. Trưa hôm đó ăn cơm và làm việc bàn tròn với một số doanh nghiệp khác, trong đó có hãng bia Tiger - sau này trở thành một trong những nhà đầu tư đầu tiên vào Việt Nam.

Cố Thủ tướng Phan Văn Khải: Người dẫn dắt nền kinh tế vượt khủng hoảng
Tại chuyến công tác Singapore ngày 28/9/1988: Cố Thủ tướng Phan Văn Khải (lúc đó là Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh) - đứng thứ 4 từ phải sang và tác giả bài viết - đứng thứ 7 từ phải sang

Ngày 1/11/1991, Đoàn Vinatrade báo cáo Bộ trưởng Bộ Thương mại và Du lịch Lê Văn Triết thu xếp Chính phủ Singapore mời Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt sang thăm và bình thường hóa quan hệ ngoại giao hai nước. Năm 1992, Tập đoàn Keppel lập quỹ đầu tư tại Việt Nam đề nghị tôi báo cáo Chính phủ. Tôi về nước may mắn được gặp Phó Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải. Đồng chí ủng hộ việc thành lập quỹ này. Năm 1998, tôi được đề bạt làm Thứ trưởng Bộ Thương mại phụ trách xuất nhập khẩu. Thời đó, tất cả các mặt hàng xuất nhập khẩu đều phải xin phép mới được làm. Nhiều doanh nghiệp trong miền Nam phải "ăn dầm ở dề" chỉ để xin giấy phép. Đã từng làm tổng giám đốc doanh nghiệp nên tôi rất thấu hiểu những bất cập của vấn đề và báo cáo Bộ trưởng Vũ Khoan nên đề xuất bỏ bớt giấy phép. Bộ trưởng bảo tôi nên xin ý kiến Thủ tướng Phan Văn Khải. Và tôi đã nhận được sự ủng hộ của Thủ tướng Phan Văn Khải và Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm. Năm 1999, lần đầu tiên Thủ tướng Chính phủ có cuộc gặp nghe ý kiến doanh nghiệp ở TP.Hồ Chí Minh. Tôi ngồi kế bên Thủ tướng. Lúc đó chỉ còn giữ lại khoảng 24 mặt hàng nhập khẩu cấp phép, nhưng tạm thời ngừng nhập khẩu vì chúng ta thâm hụt ngân sách và quá thiếu ngoại tệ. Một số doanh nghiệp hỏi xoáy tôi vấn đề này. Thủ tướng đỡ lời: "Đây là chủ trương của Chính phủ chứ không phải của Bộ Thương mại, của anh Tự". Năm sau, tôi được Thủ tướng giao làm Trưởng Đoàn đàm phán Kinh tế thương mại Chính phủ kiêm Trưởng đoàn đàm phán gia nhập WTO và sau này thêm trưởng Đoàn đàm phán Cộng đồng kinh tế ASEAN . Đây là những công việc mới mẻ và vô cùng khó khăn. Khi nhận nhiệm vụ tôi rất lo, nhưng đã nhận được sự động viên, thường xuyên, chỉ đạo công việc sát sao của Thủ tướng Phan Văn Khải. Thủ tướng còn đặc cách cho tôi một cơ chế "bất cứ lúc nào có việc cần, kể cả thứ 7 - chủ nhật, có thể đến nhà báo cáo".

Năm 2004, tôi đi dự Hội chợ triển lãm sông Mê Kông ở Tokyo do Phòng Thương mại Nhật Bản tổ chức. Tôi gặp Bộ trưởng Bộ Kinh tế công nghiệp và Thứ trưởng thứ nhất Bộ ngoại giao của nước bạn. Tôi nhận ra Nhật Bản đang cần thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế thương mại với Việt Nam. Tôi đề xuất phía bạn giúp đỡ phát triển kinh tế nhanh hơn, mạnh hơn bằng cách mở cửa thị trường cho hàng hóa Việt Nam. Họ nhất trí với ý kiến này. Về nước, tôi báo cáo với Thủ tướng Phan Văn Khải tình hình trên và tham mưu cơ hội phát triển quan hệ với Nhật Bản. Khi đó mới ký được Hiệp định Thương mại và Hiệp định Đầu tư, cần đàm phán đối tác kinh tế với phạm vi nội dung toàn diện hơn. Một tháng sau, tôi nhận được công văn đồng ý và giao cho Bộ Thương mại triển khai.

Năm 2005, nhân dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, Thủ tướng Phan Văn Khải là nhà lãnh đạo đầu tiên của Việt Nam thăm chính thức Hoa Kỳ kể từ khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc vào năm 1975. Ngay sau chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ, Thủ tướng Phan Văn Khải sang thăm chính thức Canada, cũng là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973. Hai chuyến thăm lịch sử đã mang lại thành công về nhiều mặt: Nâng cao vị thế của Việt Nam trong công tác đối ngoại trên trường quốc tế, tăng cường quan hệ hợp tác về kinh tế thương mại, đầu tư (theo báo cáo của VCCI, tổng giá trị các hợp đồng mà doanh nghiệp các bên đã ký kết đạt hơn 1,4 tỷ USD), thu hút vốn viện trợ đầu tư phát triển vào Việt Nam; tạo ra mối quan tâm cao đối với dư luận chung và dư luận tại Mỹ, Canada về Việt Nam… Một thành quả quan trọng nữa là Việt Nam đã đạt được những tiến bộ có ý nghĩa trong đàm phán gia nhập WTO.

Cách đây hai năm, có dịp về Củ Chi, tôi đã ghé thăm đồng chí Phan Văn Khải, ăn bữa cơm gia đình thân tình như thời còn công tác ở Hà Nội. Món ăn quen thuộc song cũng đặc biệt của hai miền Bắc - Nam là nem rán và canh chua cá lóc. Không ngờ đó lại là bữa ăn cuối cùng tôi được gặp đồng chí…

Hà Nội, 18/3/2018

TIN LIÊN QUAN
Cả nước tiễn đưa nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải về với Đất Mẹ
Tưởng nhớ anh Sáu Khải, nhà lãnh đạo kỹ trị, đổi mới, tận tụy vì nước, vì dân
Cố Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải: 3 dấu ấn với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 - 1/5/2024), nhiều địa phương tổ chức nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa.
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

BCH Trung ương Đảng đã đồng ý cho Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, việc phê duyệt Quy hoạch ngành quốc gia là bước phát triển quan trọng của ngành năng lượng và khoáng sản.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu đã tới đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Lập trường của Việt Nam về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là hết sức nhất quán và đã được khẳng định rõ trong những năm qua.
Tập trung hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm quý 2 trong Khối cơ quan Trung ương

Tập trung hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm quý 2 trong Khối cơ quan Trung ương

Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Khối lần thứ 16 mở rộng. Đồng chí Nguyễn Văn Thể, Bí thư Đảng ủy Khối chủ trì hội nghị.
Bộ trưởng Tô Lâm: Đẩy nhanh tiến độ các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm

Bộ trưởng Tô Lâm: Đẩy nhanh tiến độ các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm.
Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng ban hành Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là ''đột phá của đột phá''

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Theo các ''ông lớn'' về công nghệ trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng lớn về trí tuệ nhân tạo và đây là thời cơ vẽ lại vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn.
Không có quốc gia nào

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng Việt Nam là thị trường chủ lực.
Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông gắn với tiến độ, trách nhiệm.
Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Bộ Tài chính vừa cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2)...
Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều ngày 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Ngày 24/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo lấy ý kiến đối với hai dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện và phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Thủ tướng hoan nghênh và cảm ơn Tổng Thư ký đã nhận lời mời tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) lần đầu tiên được tổ chức theo sáng kiến của Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động