Nỗi lo về một cuộc khủng hoảng khí đốt mới bao trùm châu Âu

Cuộc khủng hoảng khí đốt ở châu Âu ngày càng trầm trọng, vấn đề đường ống dẫn khí đốt Balticconnector ở biển Baltic bị rò rỉ và tạm thời dừng hoạt động.
Châu Âu dồn sự chú ý vào điện hạt nhân 9 tháng đầu năm 2023, Việt Nam chi hơn 1,15 tỷ USD nhập khẩu khí đốt hóa lỏng

Cuộc khủng hoảng khí đốt ở châu Âu ngày càng trầm trọng, vấn đề đường ống dẫn khí đốt Balticconnector ở biển Baltic bị rò rỉ và tạm thời dừng hoạt động đã thúc đẩy NATO chuẩn bị hành động.

Cuộc khủng hoảng khí đốt ở châu Âu ngày càng trầm trọng, vấn đề đường ống dẫn khí đốt Balticconnector ở biển Baltic bị rò rỉ và tạm thời dừng hoạt động đã thúc đẩy NATO chuẩn bị hành động.

Nỗi lo về một cuộc khủng hoảng khí đốt mới bao trùm châu Âu
Một trạm nén khí đốt ở Morelmaison, miền Đông nước Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN

Điều gì xảy ra trong khi giá khí đốt đang tăng?
NATO đã tuyên bố sẵn sàng tấn công nếu phát hiện đường ống dẫn khí đốt ở Bắc Âu, giữa Phần Lan và Estonia, bị phá hoại. Động thái này gây áp lực càng tăng đối với lĩnh vực năng lượng của "lục địa già", đẩy giá khí đốt một lần nữa tăng vọt lên mức 50 euro (52,56 USD)/MWh.

Tính dễ bị tổn thương liên quan đến nguồn cung khí đốt của châu Âu đang bộc lộ toàn bộ, khi các nước thành viên Liên minh châu ÂU (EU) cảm thấy bị bao vây bởi hàng loạt yếu tố bất lợi, như cuộc xung đột ở Israel, các cuộc đình công đang diễn ra ở Australia và bây giờ là căng thẳng ở Bắc Âu với việc NATO sẵn sàng can thiệp. Điều gì đang xảy ra và vì sao xuất hiện nỗi lo sợ về một "cuộc chiến" khí đốt.
Chính phủ Phần Lan ngày 10/10 cho biết đường ống dẫn khí đốt Balticconnector nối hai nước Phần Lan và Estonia dưới Biển Baltic có thể đã bị hư hại do "các hoạt động bên ngoài". Đây là cơ sở hạ tầng dưới biển nối Inkoo ở Phần Lan và Paldiski ở Estonia, bao gồm một đường ống ngầm chạy dài 77 km qua Vịnh Phần Lan, một nhánh của Biển Baltic kéo dài về phía Đông vào vùng biển của Nga và kết thúc ở cảng St.Petersburg.

Đường ống này có thể vận chuyển tới 7,2 triệu m3 khí đốt mỗi ngày hoặc 80 gigawatt giờ khí đốt (GWh) mỗi ngày. Được đưa vào hoạt động từ tháng 12/2019, đường ống dẫn khí đốt Balticconnector giúp hội nhập các thị trường khí đốt trong khu vực châu Âu, mang lại cho Phần Lan và các quốc gia Baltic như Estonia, Latvia và Lithuania sự linh hoạt về nguồn cung khí đốt nhiều hơn. Đường ống Balticconnector có thể vận chuyển khí theo cả hai hướng tùy thuộc vào nơi có nhu cầu lớn nhất.

Nỗi lo về một cuộc khủng hoảng khí đốt mới bao trùm châu Âu
Đường ống dẫn khí đốt thuộc dự án Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) tại Lubmin, Đức ngày 21/9/2021.
Ảnh: AFP/TTXVN

Vào ngày 8/10, nhà vận hành Gasgrid của Phần Lan đã lên tiếng cảnh báo về việc Balticconnector có thể bị rò rỉ khí đốt và nhiều khả năng sẽ buộc phải tạm dừng hoạt động. Thông báo này khiến các nhà điều tra lo ngại có thể đường ống đã bị phá hoại. Ngày 10/10, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto cho biết có khả năng vấn đề đường ống khí đốt và cả cáp thông tin liên lạc là do tác động từ bên ngoài. Nguyên nhân thiệt hại hiện vẫn chưa được đánh giá đầy đủ, cuộc điều tra với sự hợp tác giữa các nhà chức trách Phần Lan và Estonia vẫn đang tiếp tục.

Trong bối cảnh môi trường chính trị thế giới căng thẳng, với cuộc xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, NATO có vẻ như đã sẵn sàng hành động. Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg mới đây đã cảnh báo rằng: “Nếu vụ rò rỉ khí đốt là một cuộc tấn công có chủ ý vào cơ sở hạ tầng quan trọng của NATO, thì đó sẽ là một sự việc nghiêm trọng và sẽ nhận được phản ứng thống nhất và quyết tâm từ NATO”.

Vụ đường ống Balticconnector được cho là có phần tương tự với vụ phá hủy đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 nối Đức với Nga đi qua Biển Baltic vào năm ngoái. Phần Lan, quốc gia có chung đường biên giới dài 1.300km với Nga, đã trở thành thành viên mới nhất của liên minh quân sự phương Tây vào tháng 4/2023, đánh dấu việc chấm dứt tình trạng không liên kết kéo dài hàng thập kỷ trước đó. Trong khi Estonia đã là thành viên của NATO từ năm 2004.

Theo nhà nghiên cứu Henri Vanhanen của Viện Quan hệ Quốc tế Phần Lan, việc chính quyền nước này công khai nghi ngờ có hành vi phá hoại cho thấy những căng thẳng chính trị đang diễn ra. Ông nói: “Đây là một phép thử đối với NATO: Liệu NATO sẽ phản ứng thế nào nếu bằng chứng về sự can thiệp từ nước ngoài thực sự được phát hiện?”.
Mặc dù NATO không đổ lỗi cho bất kỳ tác nhân cụ thể nào về vụ việc đường ống dẫn khí đốt Balticconnector, nhưng tổ chức này đã nhiều lần cảnh báo về những động thái quân sự có thể đang xảy ra ngay tại châu Âu.

Áp lực giá khí đốt ngày càng tăng của EU

Giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu đang thể hiện sự bất ổn địa chính trị ngày càng tăng của khu vực. Nhiều nhà đầu tư đang cố gắng tích trữ hàng do lo ngại hoạt động của tập đoàn dầu khí Chevron tại Israel và Australia có thể bị đóng băng, phủ bóng đen lên triển vọng thị trường.

Sáng 11/10, giá TTF (giá tiêu chuẩn cho tất cả các loại khí đốt được giao dịch trong nội khối EU) của Hà Lan, tiêu chuẩn khí đốt tự nhiên của châu Âu, tăng hơn 10% so với tuần trước và hơn 38% so với tháng trước. Cụ thể, giá khí đốt giao kỳ hạn tháng 11/2023 là gần 50 euro/MWh, tăng hơn 15% so với hôm đầu tuần (9/10), đạt ngưỡng cao nhất kể từ tháng 4/2023.

Tập đoàn dầu khí Chevron của Mỹ đã ngừng sản xuất tại mỏ khí đốt tự nhiên ngoài khơi Tamar, gần bờ biển phía Bắc của Israel, sau khi nhận được yêu cầu từ chính phủ Israel, với lý do lo ngại về an ninh, trong bối cảnh xung đột leo thang ở khu vực. Mỏ Tamar ước tính có trữ lượng hơn 300 tỷ m3 khí đốt.

Đồng thời, công nhân tại các nhà máy khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Chevron Corp ở Australia cũng được cho là đang lên kế hoạch tiếp tục đình công. Ngay cả khi những nguồn cung khí đốt này không trực tiếp phục vụ châu Âu, thì toàn bộ thị trường thế giới một lần nữa dường như bị rung chuyển bởi những hạn chế về nguồn cung, gây hiệu ứng tới "lục địa già" .

bnews.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Giá khí đốt

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Doanh nghiệp năng lượng thích ứng với quy định giảm phát thải

Doanh nghiệp năng lượng thích ứng với quy định giảm phát thải

Theo ông Vũ Mạnh Thắng, Chính phủ đang có những chương trình khuyến khích đầu tư vào giảm phát thải carbon và những dự án phát triển năng lượng xanh.
EVNNPT đóng điện đường dây 220kV Chơn Thành – Bến Cát

EVNNPT đóng điện đường dây 220kV Chơn Thành – Bến Cát

EVNNPT cho biết, việc hoàn thành đóng điện đường dây 220kV Chơn Thành – Bến Cát sẽ góp phần tăng cường đảm bảo điện cho tỉnh Bình Dương.
PC Lai Châu ký cam kết đảm bảo an toàn lao động

PC Lai Châu ký cam kết đảm bảo an toàn lao động

Công ty Điện lực Lai Châu vừa tổ chức lễ ký cam kết đảm bảo an toàn lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Chiều 28/12, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
Xuyên đêm hoàn thành công trình Trạm biến áp 110kV Hoa Lư

Xuyên đêm hoàn thành công trình Trạm biến áp 110kV Hoa Lư

Tổng công ty Điện lực miền Nam và các đơn vị liên quan đã xuyên đêm tổ chức nghiệm thu, đóng điện thành công công trình Trạm biến áp 110kV Hoa Lư (Bình Phước).

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Petrovietnam nêu thông điệp để đổi mới giá trị cốt lõi

Chủ tịch Petrovietnam nêu thông điệp để đổi mới giá trị cốt lõi

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) thống nhất mục tiêu, hành động, định hướng chiến lược phát triển đạt tốc độ tăng trưởng 2 con số, vì sự trường tồn...
Đường dây 500kV giải tỏa công suất Nhà máy điện Nhơn Trạch 4 về đích

Đường dây 500kV giải tỏa công suất Nhà máy điện Nhơn Trạch 4 về đích

Với nhiều nỗ lực, ngày 27/12/2024, đường dây 500kV giải toả công suất nhà máy điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia đầu tư đã về đích.
Điểm mới trong Dự thảo Nghị định về cơ chế giá bán lẻ điện bình quân

Điểm mới trong Dự thảo Nghị định về cơ chế giá bán lẻ điện bình quân

Bộ Công Thương vừa hoàn thành Dự thảo Nghị định quy định cơ chế, thời gian điều chỉnh, căn cứ lập và điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân với nhiều điểm mới.
Thanh Hóa khởi công dự án thủy điện 420 tỷ đồng

Thanh Hóa khởi công dự án thủy điện 420 tỷ đồng

Công ty CP Mường Lát đã khởi công xây dựng Dự án thủy lợi kết hợp thủy điện Tén Tằn có tổng mức đầu tư 420 tỷ đồng tại huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.
VCCI góp ý dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Điện lực

VCCI góp ý dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Điện lực

VCCI vừa có văn bản góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới.
Chỉ thị của Bộ Công Thương về đẩy mạnh tiêu thụ nhiên liệu sinh học tại Việt Nam

Chỉ thị của Bộ Công Thương về đẩy mạnh tiêu thụ nhiên liệu sinh học tại Việt Nam

Chỉ thị số 16/CT-BCT ngày 26/12/2024 về đẩy mạnh thực hiện các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nhiên liệu sinh học tại Việt Nam vừa được Bộ Công Thương ban hành.
Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng cho người dân thành phố Đà Nẵng

Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng cho người dân thành phố Đà Nẵng

Dự án tiết kiệm năng lượng đã mang đến những kết quả tích cực sau 5 năm triển khai cho người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Bình Thuận hướng đến mục tiêu trung tâm năng lượng quốc gia như thế nào?

Bình Thuận hướng đến mục tiêu trung tâm năng lượng quốc gia như thế nào?

Bình Thuận đã đề ra các giải pháp và tập trung tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ để khai thác tốt tiềm năng năng lượng tại địa phương.
Vượt khủng hoảng lớn nhất lịch sử, Petrovietnam tăng trưởng ngoạn mục

Vượt khủng hoảng lớn nhất lịch sử, Petrovietnam tăng trưởng ngoạn mục

Đứng trước khủng hoảng lớn nhất lịch sử của tập đoàn, song từ 2020 đến nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã có bước phục hồi và tăng trưởng vượt bậc
Các vụ lừa đảo, mạo danh điện lực tại miền Trung – Tây Nguyên tăng

Các vụ lừa đảo, mạo danh điện lực tại miền Trung – Tây Nguyên tăng

Các vụ việc mạo danh nhân viên điện lực để lừa đảo, hay thông báo giả mạo về việc ngừng cung cấp điện tại miền Trung – Tây Nguyên có xu hướng gia tăng.
Bộ Công Thương: Sẽ thu hồi các khoản giá FIT ưu đãi đối với dự án điện hưởng không đúng quy định

Bộ Công Thương: Sẽ thu hồi các khoản giá FIT ưu đãi đối với dự án điện hưởng không đúng quy định

Theo Bộ Công Thương, đối với các dự án điện hưởng giá FIT ưu đãi không đúng quy định sẽ bị thu hồi các khoản giá này, thông qua bù trừ thanh toán tiền mua điện.
Thi công dự án trạm biến áp 220kV Sầm Sơn và đường dây đấu nối

Thi công dự án trạm biến áp 220kV Sầm Sơn và đường dây đấu nối

Ngày 25/12, tại Thanh Hóa, đơn vị thi công triển khai thi công dự án trạm biến áp 220kV Sầm Sơn và đường dây đấu nối 220kV Thanh Hoá – Sầm Sơn.
Tổng công ty Đông Bắc 30 năm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

Tổng công ty Đông Bắc 30 năm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

Sáng 25/12, Tổng công ty Đông Bắc tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày truyền thống (27/12/1994 - 27/12/2024).
Doanh nghiệp năng lượng vào thị trường carbon còn gặp khó vì thủ tục

Doanh nghiệp năng lượng vào thị trường carbon còn gặp khó vì thủ tục

Tham gia vào thị trường carbon không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn mở ra cơ hội cho doanh nghiệp năng lượng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn.
Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai: Ưu tiên đảm bảo cung cấp điện toàn hệ thống dịp lễ, Tết

Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai: Ưu tiên đảm bảo cung cấp điện toàn hệ thống dịp lễ, Tết

Công ty Điện lực Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai đã ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị điện lực, xí nghiệp trực thuộc đảm bảo cung cấp điện an toàn dịp lễ, Tết.
Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia: 7 nhóm giải pháp chiến lược từ PGS.TS. Vũ Trọng Lâm

Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia: 7 nhóm giải pháp chiến lược từ PGS.TS. Vũ Trọng Lâm

An ninh năng lượng luôn được xem là huyết mạch của sự phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống, PGS.TS. Vũ Trọng Lâm đưa ra 7 nhóm giải pháp.
Tập trung nguồn lực cho dự án sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Tập trung nguồn lực cho dự án sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Tại Kỳ họp thứ 9, diễn ra vào tháng 6/2025, dự kiến Bộ Công Thương sẽ trình Quốc hội cho ý kiến dự thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sửa đổi).
Nga mong muốn trở thành quốc gia dẫn đầu trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Nga mong muốn trở thành quốc gia dẫn đầu trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Theo đặc phái viên của Điện Kremlin, Liên bang Nga đang mong muốn trở thành quốc gia đi đầu trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân và đang tham gia vào 10 dự án.
Mô hình kho LNG trung tâm: Giải pháp chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia

Mô hình kho LNG trung tâm: Giải pháp chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia

Mô hình kho LNG trung tâm được coi là giải pháp tối ưu hóa hạ tầng kho chứa, cảng biển; tăng hiệu quả, chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia.
Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

Việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hiện thực hóa hiệu quả 4 quy hoạch ngành quốc gia sẽ góp phần chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển đất nước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động