Xử lý dự án yếu kém cần dứt điểm và giảm thiểu tối đa chi phí thiệt hại

Theo Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, hiện nay đối với các doanh nghiệp thuộc một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành Công Thương đã và đang đốc thúc triển khai xử lý. Trong thời gian tới, các kịch bản cũng như phương án cho việc tái cơ cấu, tiếp nối các phần đang đầu tư dang dở sẽ được làm rõ hơn, từ đó sẽ có giải pháp phù hợp.

Đó là một trong những nội dung được ông Hồ Sỹ Hùng - Phó Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nhấn mạnh tại Hội nghị quán triệt việc triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xử lý một số dự án, doanh nghiệp yếu kém ngành Công Thương tại Thông báo số 43-TB/VPTW, diễn ra ngày 7/1.

ông Hồ Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
Ông Hồ Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

Báo cáo tại Hội nghị, lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty cho biết, mọi nỗ lực của doanh nghiệp đều nhằm mục tiêu cuối cùng và quan trọng là làm sao chấm dứt tình trạng thua lỗ, sản xuất kinh doanh có lãi, mang lại lợi tích thiết thực cho nền kinh tế.

Theo ông Nguyễn Phú Cường- Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam, Tập đoàn có 4 đơn vị nằm trong 12 dự án yếu kém của ngành Công Thương. Trong đó, có một đơn vị là công ty cổ phần Phân bón DAP1 – Hải Phòng đã hoàn thành nhiệm vụ được giao theo Quyết định 1468 (Quyết định phê duyệt Đề án xử lý các tồn tại yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương). Công ty đã hoạt động có lãi trong 4 năm liền, riêng năm 2021 lãi trên 190 tỷ đồng và đã trả gần hết lỗ luỹ kế, trở lại hoạt động sản xuất bình thường.

Đối với 3 đơn vị còn lại (Nhà máy Sản xuất Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Nhà máy Sản xuất phân bón DAP số 2 Lào Cai, Nhà máy sản xuất Đạm Ninh Bình), Tập đoàn đã xây dựng và báo cáo Chính phủ phương án rất cụ thể, chi tiết trong đó có những đề xuất, thoả thuận với ngân hàng cùng đồng hành để tái cơ cấu tại đơn vị. “Tái cơ cấu doanh nghiệp không chỉ thuần tuý là thoái vốn mà tiến hành sắp xếp lại hệ thống quản trị, giảm bớt đầu mối và lượng lao động dôi dư”- ông Nguyễn Phú Cường nêu rõ.

Liên quan đến dự án thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), Phó tổng giám đốc Đỗ Chí Thanh cho biết, được sự đồng ý của các cấp có thẩm quyền, Tập đoàn đã chủ động sử dụng nguồn vốn hợp pháp của doanh nghiệp để xử lý các dự án và mang lại kết quả bước đầu khả quan.

Cụ thể 3 dự án ethanol là Nhà máy sản xuất Phú Thọ và Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước, Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Dung Quất đã đi vào vận hành. Riêng Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ (VNPOLY) đã vận hành được 27 dây chuyền và hợp tác tốt, hiệu quả với đối tác Đài Loan (Trung Quốc).

Dự án còn lại của Tập đoàn là Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thủy Dung Quất có vị trí, vị thế đầu tư kinh doanh rất tốt, tuy nhiên do vướng mắc về hợp đồng với nhà thầu kéo dài nhiều năm nên không tận dụng được hết nguồn lực đã đầu tư.

Ông Đỗ Chí Thanh - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam thông tin thêm, PVN đã chỉ đạo người đại diện của tập đoàn tại đơn vị tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, thủ tục về mặt pháp lý, tài chính, đồng thời thuê tư vấn về mặt pháp lý, tích cực làm việc với đối tác, ngân hàng, nhà cung ứng để tiếp tục tìm lối ra cho đơn vị.

Ông Đỗ Chí Thanh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam
Ông Đỗ Chí Thanh, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam phát biểu tại hội nghị

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp quán triệt nguyên tắc là giải quyết các dự án trên cơ sở tôn trọng quy luật thị trường và xử lý có hiệu quả. Nếu doanh nghiệp thấy không còn hiệu quả kinh tế, không có khả năng cứu vãn được thì phải có hướng để xử lý dứt điểm, khắc phục và giảm thiểu tối đa chi phí thiệt hại.

Là đối tượng trực tiếp kinh doanh, sản xuất và đầu tư, doanh nghiệp cần chủ động rà soát, phân tích các phương án, điều kiện thị trường hiện nay và trong thời gian tới để đưa ra lựa chọn theo quy định, không nên có tâm lý “ỷ lại”, trông chờ cơ chế đặc thù.

Lấy ví dụ về Tập đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam, ông Hồ Sỹ Hùng cho rằng Tập đoàn đã có phương án rất hợp lý đối với các dự án. Trong trường hợp lãnh đạo doanh nghiệp chứng minh cơ chế đặc thù sẽ được áp dụng hiệu quả tốt, mang lại kết quả đột phát trên cơ sở số liệu và phân tích rõ ràng, cụ thể thì việc đề xuất chính sách, đặc biệt liên quan đến hỗ trợ tài chính, tín dụng mới thuyết phục.

Kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch Hồ Sỹ Hùng cho rằng, khó khăn lớn nhất rơi vào trường hợp 2 nhà máy thép, gồm nhà máy Thép Việt-Trung và Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2-Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (TISCO II). Điều quan trọng là phải xây dựng được kịch bản cho nhà máy thép Việt-Trung tiếp tục hợp tác và liên doanh với đối tác nước ngoài để bảo đảm lợi ích chung cho cả hai bên.

Còn với TISCO II, theo ông Hồ Sỹ Hùng, do dự án chưa đi vào vận hành, giải quyết những khâu dở dang đang là một vướng mắc lớn. Uỷ ban và người đại diện tại Tổng công ty Thép Việt Nam, cũng như TISCO phải làm rõ kết quả đàm phán và xử lý hợp đồng dở dang. Đây là điều kiện tiên quyết để có thể đưa ra kịch bản cũng như phương án xử lý sau này.

Hiện nay, các doanh nghiệp đã và đang đốc thúc triển khai xử lý. Nếu có những việc vượt qua khỏi khả năng và tầm tư duy của các doanh nghiệp thì chúng tôi đồng ý cho thuê tư vấn tham gia hỗ trợ thêm. Trong thời gian ngắn tới, các kịch bản cũng như phương án cho việc tái cơ cấu, tiếp nối các phần đang đầu tư dang dở sẽ được làm rõ hơn, từ đó sẽ có giải pháp phù hợp”, ông Hồ Sỹ Hùng nêu cụ thể.

Lãnh đạo Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp giao Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và Tổng công ty Thép Việt Nam cùng đàm phán, làm rõ từng nội dung công việc, nếu không đàm phán được, thì phải có phương án giải quyết dứt điểm dựa trên nguyên tắc doanh nghiệp chủ động đề xuất. Đồng thời, việc xem xét đầu tư tiếp hay dừng, hoặc tận dụng một số hạng mục đã có đều phải được phân tích kỹ để tìm ra biện pháp khắc phục tối ưu nhất.

Cơ quan có thẩm quyền cho phép sử dụng nguồn vốn hợp lý của doanh nghiệp để xử lý, đây là lợi thế, cũng điểm mới, tạo điều kiện cho chúng ta xử lý vướng mắc dựa trên phương án đã được phân tích kỹ lưỡng và chủ động, linh hoạt hơn trong quy định cho phép”, ông Hùng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Lãnh đạo Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đề nghị doanh nghiệp chủ động, tích cực hơn nữa, tận dụng lợi thế trên để xây dựng, hoàn thiện và triển khai các kịch bản, phương án chi tiết, lấy đó làm cơ sở hỗ trợ các đơn vị, dự án phục hồi.

Theo Phó chủ tịch Hồ Sỹ Hùng, triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xử lý một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành Công Thương là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, cần phải được ưu tiên thực hiện. Quan trọng nhất, khi định hướng đã có, thay vì trình bày “hoàn cảnh”, nhìn vào cái khó, cái vướng, doanh nghiệp cần chủ động để có lộ trình, phương án cụ thể để làm ngay, làm nhanh, làm hiệu quả.

Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, quản lý thị trường vàng

Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, quản lý thị trường vàng

Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, có kịch bản ứng phó; có giải pháp quản lý thị trường vàng.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ là bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân, là chiến thắng của lòng yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam.
Bộ Công an khuyến cáo người dân tải ứng dụng VNeID trên điện thoại thông minh để sử dụng thuận lợi

Bộ Công an khuyến cáo người dân tải ứng dụng VNeID trên điện thoại thông minh để sử dụng thuận lợi

Báo cáo tại phiên họp lần thứ tư của Tổ công tác về cải cách thủ tục hành chính, Bộ Công an khuyến cáo người dân nên tải ứng dụng VNeID để sử dụng.
Thanh tra, kiểm tra các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng

Thanh tra, kiểm tra các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng

Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, đại lý mua bán vàng.
Phát triển thị trường và các cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết

Phát triển thị trường và các cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết

Xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính của các lĩnh vực; phát triển thị trường các-bon và cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết.

Tin cùng chuyên mục

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Quốc hội đã miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động Quốc hội

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động Quốc hội

UBTVQH phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn và sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.
Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khoá XV xem xét công tác nhân sự

Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khoá XV xem xét công tác nhân sự

Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5/2024 để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, để lại nhiều kinh nghiệm với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường một số dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường một số dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân làm việc trên công trường một số dự án cao tốc trọng điểm, ngày 29/4.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và cắt băng khánh thành dự án tại điểm cầu ở huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận thuộc dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo.
Thủ tướng xuống đồng động viên người dân vùng nắng hạn Ninh Thuận

Thủ tướng xuống đồng động viên người dân vùng nắng hạn Ninh Thuận

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, thăm hỏi, động viên người dân Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phát triển kinh tế theo hướng xanh, số, tuần hoàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phát triển kinh tế theo hướng xanh, số, tuần hoàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng Ninh Thuận sẽ hiện thực hóa thành công Quy hoạch vừa được phê duyệt, vượt lên mạnh mẽ, phát triển nhanh, bền vững.
Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận

Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận

Sáng 28/4, tại TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận năm 2024.
Phê duyệt chủ trương đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên

Phê duyệt chủ trương đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên

Dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên có chiều dài tuyến khoảng 65km, sẽ góp phần nâng cao khả năng khai thác tuyến cao tốc Bắc-Nam.
Triển vọng tăng trưởng kinh tế nhìn từ chỉ số PMI

Triển vọng tăng trưởng kinh tế nhìn từ chỉ số PMI

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam vẫn chỉ xoay quanh mốc 50 điểm, đây là dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế chưa thể khởi sắc.
Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

70 năm đã trôi qua, nhưng Hiệp định Geneve vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực và để lại nhiều bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng,an ninh
Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 - 1/5/2024), nhiều địa phương tổ chức nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa.
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

BCH Trung ương Đảng đã đồng ý cho Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, việc phê duyệt Quy hoạch ngành quốc gia là bước phát triển quan trọng của ngành năng lượng và khoáng sản.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu đã tới đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt.
Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Lập trường của Việt Nam về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là hết sức nhất quán và đã được khẳng định rõ trong những năm qua.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động