Vì sao những cuộc bầu cử tại Mỹ Latinh trong năm 2016 có thể tạo ra những thay đổi lớn?

Năm 2015 đã đem đến những thách thức kinh tế và thay đổi to lớn cho khu vực Mỹ Latinh. Tăng trưởng trung bình GDP thực tế hàng năm của 7 nền kinh tế lớn nhất đã rơi vào tình trạng tiêu cực, dẫn đầu bởi cuộc khủng hoảng kinh tế tại Brazil, Venezuela, và Argentina.

Nguyên nhận do việc giảm giá hàng hóa toàn cầu, sự tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc và xuất khẩu hàng hóa tại khu vực Nam Mỹ đặc biệt khó khăn. Ngay cả Mexico, với quá trình công nghiệp hóa lâu đời và sự tích hợp chặt chẽ vào nền kinh tế Bắc Mỹ, cũng phải chịu tác động của sự sụt giảm giá dầu. Giá dầu hàng ngày của OPEC giảm mạnh từ mức trung bình 96,29 USD/thùng vào năm 2014 đã tụt xuống 49,77 USD/thùng năm 2015 cùng mức giá dao động chỉ hơn 30 USD/thùng tại thời điểm kết thúc năm. Các nhà đầu tư quốc tế đang coi đầu tư vào khu vực này như một sự đặt cược mạo hiểm, và Brazil, nền kinh tế lớn nhất Nam Mỹ đang phải đối mặt với tình trạng nợ công trầm trọng.

2016 sẽ là năm mà các kết quả chính trị liên quan tới việc thay đổi vận mệnh kinh tế khu vực diễn ra. Tầng lớp trung lưu tại Mỹ Latinh, đã tăng gấp đôi kể từ năm 2002, phải đối mặt với sự sụt giảm cơ hội, và nhiều người trong số đó thiếu những tích lũy về kinh tế và giáo dục để có thể vượt qua thời kỳ suy thoái như hiện nay. Tầng lớp dễ bị tổn thương của khu vực, tuy không còn trong tình trạng nghèo khó nghiêm trọng nhưng không được coi là một phần của tầng lớp trung lưu, sẽ phải đối mặt với tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn.

Những bất bình của người dân

Vào những thời điểm khó khăn, việc giám sát công khai hoạt động của chính phủ đã gia tăng. Phẫn nộ trước tình trạng tham nhũng của cán bộ công chức trở thành một động lực quan trọng tới mối bất ổn trong xã hội ở nhiều quốc gia, từ Brazil và Mexico đến Guatemala và Honduras.

Trong toàn khu vực, từ tổng thống – phe cánh hữu, cánh tả và trung hòa dường như thiếu “sự tích lũy về chính trị” để thi hành các cải cách cần thiết. Các hình thái nhằm phân phối lại đặc quyền và chi tiêu vượt quá tăng trưởng; tiết kiệm và đầu tư không còn đứng vững trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Nhưng thật sự khó khăn để kết thúc các chương trình mà nhiều người đã quen thuộc và ngay bây giờ ngày càng bị phụ thuộc, ví dụ như trợ cấp giá năng lượng tại Venuezuela và Argentina.

Tại Mexico, chương trình cải cách nghị sự đầy tham vọng của Tổng thống Enrique Peña Nieto với việc đưa năng lượng, tài chính, giáo dục và cải cách tư pháp phần lớn đã bị ngưng trệ khi phải đối mặt với nhiều cáo buộc tham nhũng và sự yếu kém trong quản lý tình hình an ninh sở tại. Tại Brazil, việc cải cách kinh tế là cấp bách do lạm phát tăng cao, mức độ nợ công và thâm hụt ngân sách không còn trong khuôn khổ. Tuy nhiên, nền chính trị quốc gia này hiện bị tê liệt bởi các vụ bê bối tham nhũng của Tập đoàn Petrobras và việc mở rộng khả năng luận tội nữ tổng thống Rousseff. Và danh sách này không chỉ dừng lại với các quốc gia kể trên.

Sức mạnh của những thùng phiếu

Trong bối cảnh này, các cuộc bầu cử trở thành cơ chế đặc biệt quan trọng nhằm giải quyết sự bất mãn phổ biến trong người dân. Những chiến thắng gần đây của các đảng đối lập hay chuyển động trên chính trường Argentina và Venezuela đã khiến nhiều người dự đoán về một “đợt triều hồng” của các chính phủ cánh tả lên nắm quyền sau khi tạm “rút xuống” đầu những năm 2000. Tuy nhiên, có khả năng các chính phủ thuộc tất cả các quan điểm chính trị sẽ phải đối mặt với “sự trừng phạt” từ cử tri với các thùng phiếu trong năm 2016. Chắc chắn rằng, trong khi một vài chính phủ cánh tả đã phải đối mặt (Venezuela) hoăc sẽ phải đối mặt (Ecuador) với sự phẫn nộ từ cử tri, các nhà lãnh đạo cánh tả khác như Daniel Ortega tại Nicaragua và Evo Morales ở Bolivia vẫn còn nhận được sự ủng hộ rộng rãi. Trên thực tế, từ đảng bảo thủ ở Guatemala và Honduras, đến ôn hòa ở Mexico và Peru hay phe cánh tả ở Brazil và Venezuela đã phải đối mặt với những phản đối của trong xã hội cùng sự không hài lòng từ phía cử tri.

Sẽ có ít nhất 11 cuộc bầu cử diễn ra trên khắp châu Mỹ vào năm 2016, bao gồm cả Hoa Kỳ, cho tất cả các cấp chính quyền. Nền quản trị dân chủ được củng cố vững chắc trong khu vực cho quá trình lập hiến như là các cuộc bầu cử cung cấp động lực chính của sự thay đổi. Bầu cử cũng đem lại khả năng mang tới quyền lực cho các thủ lĩnh mới, những người đang có “sự tích lũy về chính trị” cao cần thiết để thực hiện cải cách.

Để hiểu rõ hơn về viễn cảnh phía trước, chúng ta hãy xem xét các tác động của hai cuộc bầu cử gần đây tại Argentina và Venezuela:

1. Trong tháng 11 vừa qua, cử tri Argentina đã kết thúc nhiều thập kỷ thống trị của phong trào chính trị “Peronist” với sự cầm quyền của Đảng Công lý và mang đến một chính phủ cầm quyền trung hữu, kết thúc với việc Mauricio Macri làm tổng thống. Macri nhậm chức với một chương trình nghị sự rất rõ ràng nhằm cải cách chính trị - kinh tế và đã sẵn sàng để thực hiện chương trình này. Sự thành công hay thất bại của chính quyền Macri sẽ là “kim chỉ nam” quan trọng cho tương lai của các nhà cải cách trong khu vực. Chính sách của ông cho thấy một sự thay đổi rõ nét với quá khứ, bởi vì nó có những khía cạnh về kinh tế và chính trị tự do hơn so với mặt bằng khu vực. Trong trường hợp không thành công, Macri chắc chắn sẽ truyền cảm hứng cho những nhà lãnh đạo khác trong khu vực Mỹ Latinh để cạnh tranh trên nền tảng cải cách tự do trong những năm tới.

2. Venezuela hiện đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc nhất trong khu vực khi các cử tri đi bỏ phiếu vào ngày 06/12 vừa qua để bầu các ghế trong cơ quan lập pháp đơn viện của nước này. Trong một diễn biến mà nhiều người gọi là một cuộc trưng cầu dân ý cho nhiệm kỳ của tổng thống Maduro, phe liên minh đối lập MUD (Phong trào Thống nhất Dân chủ) đã dành đại đa số ghế trong quốc hội với 112 ứng cử viên đại diện. Mặc dù ban đầu công nhận chiến thắng của phe đối lập, chính quyền Maduro hiện đang có những bước đi nhằm hạn chế quyền lực của phe này. Trong số các biện pháp đó, có việc thách thức lại các cuộc bầu cử của một vài nhà lập pháp đối địch. Nó cũng được sử dụng cho các cơ quan lập pháp sắp mãn nhiệm mà chưa hoàn thành các cam kết đặt ra – nơi vẫn kiểm soát việc bổ nhiệm 13 thẩm phán tòa án tối cao mới (trên tổng số 32), cho phép chính phủ ngăn cản sáng kiến tại tòa án của các nhà lập pháp đối lập. Đó còn là việc viết lại hàng tá các điều khoản trong vấn đề xây dựng pháp luật bằng nghị định nhằm hạn chế hoặc xóa quyền hợp hiến của cơ quan lập pháp tiến hành giám sát. Đây cũng là thách thức lớn để hiện thực hóa khả năng đạt được một kết quả dân chủ ở Venezuela. Điều này sẽ làm sâu sắc thêm cuộc khủng hoảng chính trị của quốc gia Nam Mỹ này và làm gia tăng nguy cơ bạo lực. Đáng lo ngại hơn, cả hai bên đều đã tìm đến quân đội như một “trọng tài” để giải quyết tranh chấp. Đây được gọi là thói quen lịch sử “gõ cửa doanh trại” của các chính trị gia Mỹ Latinh khi họ không đồng ý với kết quả bầu cử.

Mối ràng buộc Bắc – Nam

Đối với Hoa Kỳ, tình hình hiện nay đem đến cả cơ hội và rủi ro. Lợi ích “lõi” của Mỹ trong khu vực thường được bảo về vốt, và việc bình thường hóa quan hệ với Cuba đã loại bỏ một trở ngại ngoại giao lớn để tiến gần hơn với các chính phủ tại Mỹ Latinh. Trong khi điều kiện hiện nay tạo ra khả năng thúc đẩy mối quan hệ với Hoa Kỳ, các chính quyền tại Mỹ Latinh không thể là đối tác tốt trong việc quản lý tình hình khu vực và toàn cầu khi mà họ đang phải đối mặt với khủng hoảng chính trị và kinh tế. Hoa Kỳ hiện đối mặt với một khu vực mà phần lớn người dân lo lắng về tương lai và sẽ có cơ hội chọn lựa những hướng đi mới thông qua bầu cử. Vì vậy Mỹ có cơ hội để khuyến khích dân chủ và sự thịnh vượng bằng cách “đứng gần” những người đã tôn trọng các quy tắc dân chủ trong “cuộc chơi chính trị” này. “Đất nước cờ hoa” nên nắm lấy cơ hội để cộng tác với chính phủ Macri trong chương trình cải cách của Argentina, chỉ bởi vì nó là lời nhắc nhở về sự khả thi của những thay đổi kinh tế và chính trị thông qua quá trình lập pháp hòa bình. Mỹ cũng nên hỗ trợ những người lên tiếng ủng hộ dân chủ tại Venezuela và khuyến khích họ thực hiện các bước đi tiếp theo và tích cực cộng tác để đẩy mạnh việc bầu cử các cơ quan lập pháp mới nhằm tìm kiếm việc thực hiện đầy đủ các quyền hạn theo hiến pháp.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Chi Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Hãng thông tấn Mehr: Tổng thống và Ngoại trưởng Iran đã thiệt mạng

Hãng thông tấn Mehr: Tổng thống và Ngoại trưởng Iran đã thiệt mạng

Chiến sự Nga-Ukraine 20/5/2024: Các trung tâm huấn luyện NATO ở Ukraine sẽ trở thành mục tiêu của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine 20/5/2024: Các trung tâm huấn luyện NATO ở Ukraine sẽ trở thành mục tiêu của Nga

Máy bay Tổng thống Iran mất tích: Nga sẽ cử đội cứu hộ, UAV Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện thông tin mới

Máy bay Tổng thống Iran mất tích: Nga sẽ cử đội cứu hộ, UAV Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện thông tin mới

Kinh tế Malaysia tăng trưởng vượt mọi dự đoán trong 3 tháng đầu năm

Kinh tế Malaysia tăng trưởng vượt mọi dự đoán trong 3 tháng đầu năm

Ukraine nhập khẩu điện cao kỷ lục sau loạt tấn công tên lửa của Nga

Ukraine nhập khẩu điện cao kỷ lục sau loạt tấn công tên lửa của Nga

Vì sao hợp tác kinh tế Nga - Trung có thể "náo động" thế giới?

Vì sao hợp tác kinh tế Nga - Trung có thể "náo động" thế giới?

Chiến sự Israel-Hamas ngày 19/5/2024: Nội bộ Israel bất ổn do xung đột ở Dải Gaza; Chiến dịch Rafah sắp bắt đầu

Chiến sự Israel-Hamas ngày 19/5/2024: Nội bộ Israel bất ổn do xung đột ở Dải Gaza; Chiến dịch Rafah sắp bắt đầu

Chiến sự Nga-Ukraine 19/5/2024: Việc Ukraine nên làm trước khi đàm phán với Nga; Đức tuyên bố bất ngờ về Kharkiv

Chiến sự Nga-Ukraine 19/5/2024: Việc Ukraine nên làm trước khi đàm phán với Nga; Đức tuyên bố bất ngờ về Kharkiv

Chiến sự Israel-Hamas ngày 18/5/2024: Israel có dự trữ vũ khí hạng nặng đủ để tấn công Rafah

Chiến sự Israel-Hamas ngày 18/5/2024: Israel có dự trữ vũ khí hạng nặng đủ để tấn công Rafah

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/5/2024: Nga không có ý định kiểm soát toàn bộ vùng Kharkov

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/5/2024: Nga không có ý định kiểm soát toàn bộ vùng Kharkov

Chiến sự Nga-Ukraine 18/5/2024: Mỹ không thúc ép Ukraine tấn công lãnh thổ Nga; Kiev bác đề xuất ngừng bắn dịp Olympic

Chiến sự Nga-Ukraine 18/5/2024: Mỹ không thúc ép Ukraine tấn công lãnh thổ Nga; Kiev bác đề xuất ngừng bắn dịp Olympic

Chiến sự Nga-Ukraine 17/5/2024: Các đơn vị Ukraine thiếu 40% nhân sự; EU lo ngại về thành công của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine 17/5/2024: Các đơn vị Ukraine thiếu 40% nhân sự; EU lo ngại về thành công của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/5/2024: Ukraine thừa nhận khả năng Kharkov thất thủ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/5/2024: Ukraine thừa nhận khả năng Kharkov thất thủ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 17/5/2024: Israel tăng quân đánh Rafah; Hạ viện Mỹ yêu cầu nối lại viện trợ cho Tel Aviv

Chiến sự Israel-Hamas ngày 17/5/2024: Israel tăng quân đánh Rafah; Hạ viện Mỹ yêu cầu nối lại viện trợ cho Tel Aviv

Hải quan thế giới và việc thực thi Nghị quyết Liên Hợp Quốc về ngăn chặn vũ khí huỷ diệt hàng loạt

Hải quan thế giới và việc thực thi Nghị quyết Liên Hợp Quốc về ngăn chặn vũ khí huỷ diệt hàng loạt

Nhiều lo ngại về chính sách thuế cứng rắn của Hoa Kỳ đối với hàng hóa Trung Quốc

Nhiều lo ngại về chính sách thuế cứng rắn của Hoa Kỳ đối với hàng hóa Trung Quốc

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/5/2024: Ukraine mất quyền kiểm soát Robotine; Volchansk vỡ trận

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/5/2024: Ukraine mất quyền kiểm soát Robotine; Volchansk vỡ trận

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màn

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màn 'tranh hùng' giữa hai ứng viên khi nào bắt đầu?

Chiến sự Nga-Ukraine 16/5/2024: Anh xác nhận không có kế hoạch đưa quân tới Ukraine; rộ tin Su-57 của Nga tham chiến

Chiến sự Nga-Ukraine 16/5/2024: Anh xác nhận không có kế hoạch đưa quân tới Ukraine; rộ tin Su-57 của Nga tham chiến

Mỹ tiếp tục viện trợ gói vũ khí 1 tỷ USD cho Israel

Mỹ tiếp tục viện trợ gói vũ khí 1 tỷ USD cho Israel

Xem thêm