Về địa phương chính là hướng về cơ sở

Thời gian gần đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Công Thương về thăm và làm việc tại một số địa phương.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thăm Công ty luyện đồng Lào Cai.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thăm Công ty luyện đồng Lào Cai.

CôngThương - Ấn tượng

Về địa phương là việc không mới, nhưng chuyến đi này thật ấn tượng bởi sự đổi mới về phương cách làm việc, tính thiết thực của các chủ đề. Lướt qua những nghi thức lễ tân, địa phương “đặt hàng” Bộ hỗ trợ, nêu khó khăn cùng tháo gỡ. Bộ đi thẳng vào nội dung, khuyến nghị khả thi, các giải pháp tận cùng vấn đề, và các đầu việc được giao ngay cho các “tư lệnh” các lĩnh vực, các “binh đoàn” chủ công tháp tùng Bộ trưởng. Đây chính là sự hòa quyện ý tưởng giữa Bộ Công Thương với các địa phương hướng về cơ sở, giúp doanh nghiệp (DN) tận dụng thời cơ, vượt khó.

Thành tựu bước đầu

Với các nhà máy, công trình hầu hết mới được đầu tư, công nghiệp (CN) của từng tỉnh đã khởi sắc. CN của các địa phương đều tăng trưởng xung quanh trục tăng trưởng của CN nước nhà, đáp ứng nhu cầu tại chỗ, khách vãng lai và xuất khẩu (XK). Điều đó chứng tỏ, các địa phương đều vận dụng trúng và đúng chủ trương công nghiệp hóa - hiện đại hóa, bước đi thích hợp qua việc xây dựng các công trình trọng điểm, thực hiện các chương trình mục tiêu về các sản phẩm chủ lực trên địa bàn. Tiểu thủ công nghiệp (TTCN), làng nghề khởi sắc, tăng thêm sản phẩm XK, bổ sung quỹ hàng hóa tiêu dùng, cải thiện đời sống nông dân, bộ mặt nông thôn.

XK của các địa phương đều tăng trưởng, trong đó có những tỉnh bứt phá. Thị trường các tỉnh trên đà phát triển. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại (TM) được chú trọng. Nhiều địa phương đã có các trung tâm TM, siêu thị, chợ kiên cố..., không chỉ ở các thành phố, tỉnh lỵ mà còn tới một số thị xã, huyện trọng điểm, tạo điểm nhấn để hướng tới nền TM văn minh, hiện đại. Các cơ sở nói trên do huy động vốn địa phương, thu hút đầu tư từ các tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn trong và ngoài nước.

Khuyến công được chú trọng bằng hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm từ ngân sách. Nhờ vậy đã hỗ trợ phát triển CN, TTCN, đào tạo nghề, xây dựng thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, xây dựng nông thôn mới thông qua chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.

Xúc tiến thương mại (XTTM) tạo xung lực để phát triển TM với các tiêu điểm là các hội chợ triển lãm. Đó là các hội chợ quốc tế thương mại - đầu tư - du lịch liên tỉnh, liên vùng, hội chợ xuân, hội chợ nhân các sự kiện quan trọng, hội chợ tại các cụm huyện. Các hội chợ đều nêu cao chủ đề “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt’’.

Tựu chung, cơ cấu kinh tế của các địa phương đã chuyển dịch từ chủ yếu là nông nghiệp, nay công nghiệp - dịch vụ đã chiếm ưu thế, trị giá nông nghiệp tuy vẫn tăng, nhưng trong cơ cấu chung tỷ trọng đã giảm. Thành tựu đó góp phần tăng trưởng GDP của mỗi địa phương, tạo hình ảnh mới, thu hẹp khoảng cách với các đầu tàu tăng trưởng.

Trăn trở

CN của các tỉnh hầu như quy mô còn nhỏ, phân tán, giá  trị sản lượng thấp, tăng trưởng chưa vững chắc, đóng góp khiêm tốn trong tổng giá trị sản lượng CN của cả nước. Tuy được quan tâm, song do khó khăn nhiều mặt, việc triển khai một số ngành như: chế biến hải sản XK, dệt may, chế biến súc sản, thức ăn gia súc, còn chậm. Các lĩnh vực như cơ khí, điện tử, cao su, vật liệu xây dựng, các sản phẩm sau đường chưa chuyển biến mạnh. Có những sản phẩm chủ yếu còn thiếu nguyên liệu, khó khăn về thị trường. TTCN phát triển chưa nhanh. Việc nhân cấy tay nghề để duy trì, phát huy ngành nghề truyền thống còn hạn chế, một số nơi chưa gắn kết đào tạo nghề với tạo việc làm. Sức cạnh tranh của các DN còn yếu, sản phẩm chất lượng chưa cao, qui cách, chủng loại, kiểu dáng, mẫu mã chậm đổi mới, giá thành chưa hợp lý. 

TM nhà nước chưa phát huy vai trò chủ đạo trên thị trường nội địa, tác động tích cực vào sản xuất, ổn định thị trường. Mức lưu chuyển hàng hóa của từng tỉnh chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ của cả nước. Sức mua của cư dân từ 5 - dưới 10 triệu đồng/người/ năm, trong khi mức trung bình của cả nước là 15 triệu đồng/năm. XK từ sản vật địa phương của mỗi tỉnh chỉ vài trăm triệu USD, thậm trí có tỉnh chỉ vài chục triệu USD, đóng góp vào XK chung không nhiều.

Tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng chưa được kiểm soát triệt để. Vấn nạn lợi dụng cửa khẩu, đường cánh gà, lối mòn dân sinh để tuồn hàng lậu vào nội địa, còn nhức nhối.

Đánh thức tiềm năng

Tiếp tục quy hoạch phát triển CN, bổ sung kịp thời, khả thi, đồng bộ, thống nhất với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của ngành, để cùng với cả nước cơ bản thành một nước CN theo hướng hiện đại vào năm 2020. Phát triển bền vững bằng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, thân thiện với môi trường, đầu tư xanh. Phát triển các ngành chế biến có giá trị gia tăng cao. Ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ hiện đại vào nông thôn, miền núi, sử dụng nhiều lao động tại chỗ. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư phát triển hạ tầng các khu, cụm CN nhất là các khu, cụm trọng yếu. Tăng nguồn lực và thực hiện hiệu quả khuyến công.

Hướng mạnh về XK kết hợp với chủ động hội nhập quốc tế; đổi mới chính sách, biện pháp khuyến khích XK; hình thành cơ cấu hàng XK thể hiện thế mạnh cuả địa phương. Phát huy lợi thế của các khu khu kinh tế cửa khẩu thiết lập kênh trung chuyển hàng hóa quốc tế.

Phát triển thị trường nội tỉnh cả chiều rộng và chiều sâu, lưu thông hàng hóa thông suốt, đáp ứng mọi nhu cầu ngày càng cao của sản xuất, đời sống, giữ vững các cân đối lớn. Thực hiện sáng tạo cuộc vận động ”Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Khuyến khích đầu tư các siêu thị, trung tâm thương mại tại các thành phố, thị xã, trục đường giao thông. Nâng cấp, xây mới chợ, đổi mới tổ chức, cơ chế quản lý chợ chuyển sang mô hình DN, hợp tác xã dịch vụ. Phát triển các phương thức kinh doanh hiện đại (nhượng quyền kinh doanh, đại lý bán hàng, vận tải liên vận đa phương thức, thương mại điện tử, các trung tâm logistics...). Mở rộng mạng lưới thu mua, đại lý tiêu thụ hàng hóa của kinh tế nông thôn. Phối hợp các lực lượng chức năng tăng cường quản lý thị trường, chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, lành mạnh hóa thị trường.

Nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả của XTTM. Đẩy mạnh xây dựng và phát triển thương hiệu. Phối hợp với các bộ ngành, các tập đoàn, hiệp hội ngành hàng, bổ sung thế mạnh, hợp sức cùng tiến. Hỗ trợ các DN nhất là về việc tiếp cận các nguồn vốn. Rộng mở hành lang pháp lý, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung tháo gỡ vướng mắc cho DN. 

Kết hợp giữa phát triển CN và TM với khuếch trương du lịch (DL). Thiên nhiên, lịch sử đã ban tặng cho các tỉnh nhiều di tích, danh thắng độc nhất vô nhị, các điểm nghỉ dưỡng nổi tiếng... Nếu việc kết hợp thành công, DL - CN - TM của các tỉnh đều có tầm vóc mới.

Thành công của chuyến đi là quan trọng, nhưng quan trọng hơn là hiện thực hóa ý tưởng. Bộ Công Thương sẽ tham mưu với Chính phủ ban hành cơ chế chính sách để từng địa phương phát lợi thế so sánh, tích cực hỗ trợ các địa phương trong tiến trình này có trọng tâm, mục tiêu rõ ràng, lộ trình dứt khoát.

Nguyễn Duy Nghĩa

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất vật liệu xây dựng

Thủ tướng chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất vật liệu xây dựng

Hội đồng thẩm định thông qua Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia

Hội đồng thẩm định thông qua Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia

Việt Nam lần đầu tiên ứng cử vị trí thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật Biển

Việt Nam lần đầu tiên ứng cử vị trí thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật Biển

Bộ Quốc phòng: Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Quốc phòng: Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội gặp mặt người hiến máu tình nguyện tiêu biểu toàn quốc

Chủ tịch Quốc hội gặp mặt người hiến máu tình nguyện tiêu biểu toàn quốc

Thủ tướng yêu cầu phát động phong trào thi đua 500 ngày để hoàn thành 3.000 km cao tốc

Thủ tướng yêu cầu phát động phong trào thi đua 500 ngày để hoàn thành 3.000 km cao tốc

Đoàn khảo sát Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng làm việc với một số đơn vị

Đoàn khảo sát Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng làm việc với một số đơn vị

Chủ tịch nước Tô Lâm làm việc với hệ thống Tòa án nhân dân

Chủ tịch nước Tô Lâm làm việc với hệ thống Tòa án nhân dân

Bà Rịa - Vũng Tàu ưu tiên phát triển nguồn nhân lực, nâng cao cuộc sống người dân

Bà Rịa - Vũng Tàu ưu tiên phát triển nguồn nhân lực, nâng cao cuộc sống người dân

Bộ Quốc phòng: Tổ chức hội thảo về tình đoàn kết Việt Nam – Lào – Campuchia

Bộ Quốc phòng: Tổ chức hội thảo về tình đoàn kết Việt Nam – Lào – Campuchia

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân viếng Đền thờ nữ Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân viếng Đền thờ nữ Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu

Ban Tổ chức trung ương phải xứng đáng là “then chốt của then chốt”

Ban Tổ chức trung ương phải xứng đáng là “then chốt của then chốt”

Thủ tướng: Thi đua hoàn thành 3.000 km đường cao tốc trước ngày 31/12/2025

Thủ tướng: Thi đua hoàn thành 3.000 km đường cao tốc trước ngày 31/12/2025

Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Mỹ tại Việt Nam

Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Mỹ tại Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ phân công nhiệm vụ các Phó Thủ tướng

Thủ tướng Chính phủ phân công nhiệm vụ các Phó Thủ tướng

Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã làm tốt 2 vai

Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã làm tốt 2 vai

Chủ tịch nước Tô Lâm: Đảng, Nhà nước luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Chủ tịch nước Tô Lâm: Đảng, Nhà nước luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024 được dự đoán bao nhiêu?

Tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024 được dự đoán bao nhiêu?

Chủ tịch nước Tô Lâm làm việc với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Chủ tịch nước Tô Lâm làm việc với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Thống nhất trình Quốc hội về việc giảm thuế giá trị gia tăng

Thống nhất trình Quốc hội về việc giảm thuế giá trị gia tăng

Xem thêm