TP. Hồ Chí Minh dành gần 20.000 tỷ đồng chuẩn bị hàng hóa Tết
Hàng hóa Thứ ba, 28/12/2021 - 21:21 Theo dõi Congthuong.vn trên
Dự trữ hàng hóa tăng, đảm bảo bình ổn giá
Trong 19.881,1 tỷ đồng, giá trị hàng hóa chuẩn bị nguồn hàng bình ổn thị trường là 7.221 tỷ đồng. Riêng tháng cao điểm phục vụ Tết (từ ngày 1 - 30 tháng Chạp), tổng giá trị hàng hóa của các DN chuẩn bị là 11.024,2 tỷ đồng, hàng bình ổn thị trường (BOTT) là 4.182,9 tỷ đồng.
![]() |
Hàng hóa Tết dồi dào, nhiều chương trình khuyến mãi để kích cầu |
Theo kế hoạch cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu Tết Nhâm Dần 2022 trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã được Sở Công Thương ban hành, nhiều nhóm hàng của DN BOTT chiếm 25% - 40% nhu cầu thị trường; các DN sản xuất, kinh doanh, hệ thống phân phối, chợ... chiếm 60% - 75% thị phần.
Cụ thể, hàng BOTT gồm lương thực đạt 3.404,4 tấn/tháng; trứng gia cầm 78,5 triệu quả/tháng; thực phẩm chế biến 892,9 tấn/tháng; rau củ quả 9.996,5 tấn/tháng; thịt gia súc 5.686 tấn/tháng; thủy hải sản 347,5 tấn/tháng; thịt gia cầm 9.346 tấn/tháng…
Các DN đảm bảo được lượng hàng dự trữ, cung ứng đáp ứng kế hoạch thành phố giao, nhiều nhóm hàng chiếm từ 22% - 54,5%, đủ sức chi phối thị trường như thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến… Các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi cũng xây dựng kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng hóa phục vụ Tết tăng từ hai, ba lần so với tháng thường.
Về giá cả hàng hóa phục vụ Tết, các DN tham gia chương trình BOTT cam kết giữ ổn định giá, không điều chỉnh tăng giá trong một tháng trước Tết và một tháng sau Tết. Đặc biệt, trong hai ngày cận Tết các DN giảm giá sâu đối với thịt heo, thịt gà, trứng gia cầm...
Theo ông Phan Văn Dũng - Phó Tổng giám đốc Công ty Vissan, DN đã chuẩn bị 2.800 tấn nguồn thực phẩm tươi sống, 4.200 tấn thực phẩm chế biến, tăng 6% so với cùng kỳ, và đảm bảo đủ cung ứng hàng cho dân thành phố. Bên cạnh đó, DN này cũng chuẩn bị dự trữ 1.000 tấn thịt heo đông lạnh đóng trong các túi từ 1- 2 kg phòng trường hợp thị trường có biến động có thể phân phối một cách tiện lợi và nhanh chóng.
Hay tại Công ty Ba Huân, một trong những DN chuyên cung cấp trứng gia cầm lớn trên thị trường phía Nam đến nay đã dự trữ được khoảng 90% lượng hàng hóa phục vụ Tết.
Theo bà Phạm Thị Vân - Trưởng Ban quản lý hệ thống bán lẻ Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra), các hệ thống siêu thị đều được Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh quản lý và đều phải thực hiện bình ổn giá thị trường cho dù nguồn nguyên liệu của các nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp có tăng. Thời gian qua hệ thống bán lẻ này vẫn giữ giá bán ở mức bình ổn.
Tăng khuyến mãi để kích cầu
Theo ông Nguyễn Nguyên Phương - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, chương trình khuyến mãi tập trung mà thành phố đang triển khai cũng là cách để các DN từ hệ thống phân phối đến các nhà cung ứng phối hợp, đồng lòng tính toán một kế hoạch chung để giúp giữ giá và có thể giảm giá xuống. Tăng cường hàng hóa, hàng trong kho ra để cung ứng cho thị trường nhằm tăng sức mua.
Trong tháng cận Tết, nhằm kích thích mua sắm tiêu dùng, DN trên địa bàn thành phố sẽ thực hiện nhiều chương trình khuyến mại, tập trung vào các mặt hàng Tết. Các hệ thống siêu thị Saigon Co.op, Satra, Aeon - Citimart, Big C dự kiến có nhiều chương trình giảm giá từ 5% - 49% cho hàng ngàn mặt hàng phục vụ Tết như nước giải khát, bánh, kẹo, mứt…
Toàn hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op sẽ cố gắng giữ và giảm giá trong giai đoạn cuối năm. Đặc biệt, thực hiện chuỗi chương trình giảm giá trực tiếp đến 50% cho hơn hàng nghìn sản phẩm Tết và 10 ngày cận Tết có thể tiếp tục giảm giá sâu hơn để giảm áp lực mua sắm cho người dân, duy trì song song các chương trình khuyến mãi tặng quà, tặng điểm thưởng mức cao, tặng phiếu quà tặng để kích cầu.
Tại hệ thống đại siêu thị GO, Big C, và chuỗi siêu thị Tops Market (thuộc Tập đoàn Central Retail) cũng đưa ra hàng loạt chương trình kích cầu mua sắm hấp dẫn để chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Trong đó, chương trình “Giá luôn luôn thấp” được áp dụng với hơn 7.000 sản phẩm tiêu dùng thiết yếu; chính sách “Khóa giá”, GO, Big C cam kết không tăng giá bán Tết đối với hơn 10.000 sản phẩm hàng tiêu dùng nhanh, áp dụng với hàng ngàn sản phẩm...
UBND TP. Hồ Chí Minh cũng chỉ đạo triển khai chương trình Thực phẩm bình ổn lưu động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu cho người lao động, công nhân gặp khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đến nay, chương trình đã tổ chức bán hàng lưu động định kỳ tại Khu công nghiệp Pouyuen, Khu chế xuất Tân Thuận, Khu chế xuất Linh Trung 1, KCX Linh Trung 2…
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Họp Tổ điều hành thị trường trong nước tháng 6: Không để thiếu hàng, sốt giá các mặt hàng thiết yếu

Giá hàng hoá thế giới sẽ thiết lập một xu hướng giảm mới?

Giá sắt thép hạ nhiệt, cơ hội đẩy mạnh hiệu quả đầu tư xây dựng

Bản tin MXV 20/06: Thị trường hàng hoá đỏ lửa trước áp lực lạm phát và bài toán lãi suất

Giá phân urê giảm nhiệt nhẹ: Liệu có được lâu dài?
Tin cùng chuyên mục

Tìm giải pháp "hạ nhiệt" giá phân bón

Cập nhật thông tin về thị trường nhập khẩu: Đòi hỏi tất yếu

Giá dầu cọ giảm sâu hơn 8% xuống mức thấp nhất 2 tháng

Giá nguyên vật liệu tăng: Linh hoạt thích ứng

Tháng 5/2022: Giao dịch hàng hóa tiếp tục tăng trưởng

OPEC+ tăng sản lượng cũng không thể "hạ nhiệt" giá dầu thô

Sẵn sàng cho mùa vải bội thu

Thị trường hàng hóa 5 tháng đầu năm: “Nóng” giá xăng dầu

Giá dầu dẫn dắt đà tăng của thị trường hàng hóa nguyên liệu

Bưu điện Việt Nam giảm 50% giá cước vận chuyển tại Festival Sơn La

Siêu thị hạng I phải có diện tích từ 3.500m2 trở lên

Bộ Công Thương: Không để thiếu hàng hoá thiết yếu

Thị trường kim loại quý sẽ đi về đâu nếu suy thoái kinh tế xảy ra?

MM Mega Market Việt Nam khai trương Kho Sa Pa

Yếu tố “thổi bùng” giá đường, cao su và nhóm kim loại công nghiệp tuần qua

Quế được mùa, được giá

Giá kim loại giảm sâu, dấu hiệu của suy thoái kinh tế?

Dấu ấn nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên”

Công tác đào tạo: Nền móng vững chắc của thị trường giao dịch hàng hóa
