Thủ tướng đưa ra nguyên tắc 8G trong phát triển vùng ĐBSCL

Ngày 13/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 120/NQ của Chính phủ về phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

Những kết quả đạt được

Theo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình: Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, với sự quan tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương trong kiến tạo thúc đẩy, sự tích cực tham gia của doanh nghiệp cùng nỗ lực vươn lên mạnh mẽ của người dân vùng ĐBSCL và sự hỗ trợ hiệu quả của các đối tác quốc tế, chúng ta đã đạt được những kết quả rất tích cực, thiết lập những nền tảng quan trọng cho ĐBSCL tiếp tục phát triển thịnh vượng, cất cánh trong thời gian tới.

Thủ tướng đưa ra nguyên tắc 8G trong phát triển vùng ĐBSCL
Thủ tướng nêu chiến lược '8G' trong phát triển ĐBSCL
Thủ tướng đưa ra nguyên tắc 8G trong phát triển vùng ĐBSCL
Thủ tướng đưa ra nguyên tắc 8G trong phát triển vùng ĐBSCL

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân các địa phương vùng ĐBSCL và trân trọng cảm ơn sự hợp tác chặt chẽ, hỗ trợ, giúp đỡ hiệu quả, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu từ các đối tác phát triển, các tổ chức quốc tế.

Thủ tướng nêu chiến lược '8G' trong phát triển ĐBSCL
nh Phú Khang

Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, cho biết: Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, chủ trương thuận thiên từng bước phát huy hiệu quả, tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức, tư duy và hành động của các cấp, ngành, địa phương vùng ĐBSCL, được người dân và doanh nghiệp tích cực tham gia hưởng ứng, đồng thời huy động được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển. Dù thời gian triển khai thực hiện chưa dài, nhưng đến nay đã đạt được một số kết quả ban đầu rất quan trọng.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường dẫn chứng bằng con số định lượng cụ thể:

Trước khi Nghị quyết 120 ra đời, vùng ĐBSCL có 1,82 triệu ha đất lúa, 860.000 ha thủy sản, 385.000 ha cây ăn trái. Sau khi có Nghị quyết 120, với định hướng sản xuất thuận thiên như: giảm đất trồng lúa, ưu tiên phát triển thủy sản phù hợp vùng sinh thái, tăng sản xuất rau màu, cây ăn quả, đến nay diện tích nuôi thủy sản của vùng đã tăng lên trên 900.000ha, diện tích trồng trái cây tăng lên 450.000 ha, diện tích lúa giảm còn 1,7 triệu ha, trong đó diện tích trồng lúa 3 vụ giảm đáng kể.

Năm 2016, xuất khẩu nông sản của toàn vùng đạt 7 tỷ USD, sau khi điều chỉnh sản xuất: năm 2020 kim ngạch xuất khẩu của vùng đã là 8,8 tỷ USD, điều đó cho thấy việc chuyển hướng thuận thiên đã mang lại hiệu quả thiết thực,” Bộ trưởng Cường đánh giá.

Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng, cho biết: trong giai đoạn 2016-2020 tổng số vốn đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn cho vùng ĐBSCL (chưa bao gồm 10% dự phòng) gần 200.000 tỷ đồng chiếm 16,53% so với cả nước (chiếm 40% tổng chi đầu tư phát triển của vùng), trong đó lĩnh vực nông nghiệp được bố trí 28.200 tỷ đồng (chiếm 29% tổng vốn toàn ngành).

Thủ tướng đưa ra nguyên tắc 8G trong phát triển vùng ĐBSCL

Để ĐBSCL “cất cánh”

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, tổng số vốn Ngân sách Nhà nước đầu tư dự kiến giai đoạn 2021-2025 của vùng khoảng 388 nghìn tỷ đồng, tăng 20% so với giai đoạn trước. Với số vốn được bố trí như trên, sẽ hoàn thành một số công trình trọng điểm của vùng như: thông tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ, Cần Thơ - Cà Mau; các tuyến đường giao thông có tính chất liên kết vùng và một số tuyến quốc lộ trong vùng.

Riêng đối với nguồn vốn ODA, để bổ sung tăng thêm 2 tỷ USD trong giai đoạn 2021-2025 cho vùng ĐBSCL theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 23/CT-TTg, Bộ KH-ĐT đã phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) nghiên cứu, xây dựng Báo cáo đề xuất khoản hỗ trợ ngân sách có mục tiêu phát triển bền vững vùng ĐBSCL, quy mô dự kiến 1,05 tỷ USD.

Thủ tướng đưa ra nguyên tắc 8G trong phát triển vùng ĐBSCL

Với quy mô vốn như vậy, sẽ hoàn thành được các công trình: đường ven biển đối với các tỉnh có biển từ Tiền Giang đến Kiên Giang; hồ trữ nước ngọt gắn với hạ tầng thủy lợi phục vụ liên kết sản xuất vùng tứ giác Long Xuyên, một số công trình giao thông liên tỉnh có tính lan tỏa,...

Thủ tướng nêu chiến lược '8G' trong phát triển ĐBSCL
Dự án thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé góp phần ngăn mặn giữ ngọt ổng định sản xuất cho vùng ĐBSCL. nh Phúc Khang

Tuy nhiên, số vốn trên mới đáp ứng khoảng 50% nhu cầu của các địa phương, chưa thể kết nối liên tục các tuyến ven biển. Nhiều nơi như Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau vẫn phải đi phà hoặc vòng sang cầu hiện hữu đã quá tải.

Do đó, để có thêm nguồn lực ngoài khoản vay của WB, Bộ KH-ĐT đã làm việc và nhận được nhiều đề xuất cung cấp khoản vay ưu đãi và viện trợ không hoàn lại của các đối tác phát triển..

Theo GS.TS Võ Tòng Xuân - Chuyên gia đầu ngành về nông nghiệp của vùng thì Nghị quyết 120 của Chính phủ đã nhận được sự hưởng ứng rất cao của người nông dân.

Nhiều nông hộ nhận định Nghị quyết 120 “cởi trói” cho người nông dân được tự lựa chọn mô hình sản xuất ưa thích, phù hợp chứ không nhất thiết khư khư phải giữ đất lúa để rồi thu nhập bấp bênh.

Đóng góp cho định hướng tới, GS Võ Tòng Xuân đề nghị các ngành chức năng phải tổ chức được đầu ra cho nông sản một cách căn cơ, ổn định lâu dài chứ không thể để cho thương lái hoành hành và điệp khúc được mùa, mất giá, giải cứu nông sản như thời gian qua được.

Để giải quyết đầu ra cho sản phẩm thì phải tổ chức lại sản xuất quy mô lớn và phải chấp nhận việc dồn điền đổi thửa để doanh nghiệp có được diện tích đủ lớn xây dựng vùng nguyên liệu, chế biến, xây dựng thương hiệu nâng cao giá trị nông sản”, GS Võ Tòng Xuân đề xuất.

Phát biểu tham luận tại hội nghị, lãnh đạo TP. Cần Thơ và các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Cà Mau đề nghị trong giai đoạn tới các bộ, ngành cần tiếp tục tháo gỡ “điểm nghẽn” lớn nhất của vùng là hạ tầng giao thông, cùng với đó là tiếp tục đầu tư các dự án hạ tầng kinh tế kỹ thuật khác. Lãnh đạo của các địa phương trong vùng cũng kiến nghị Chính phủ cho phép bổ sung vào Quy hoạch điện VIII nhiều dự án đầu tư nhà máy năng lượng táí tạo cũng như tăng công suất lắp đặt để bổ sung nguồn năng lượng sạch thay thế cho nhiệt điện than. Lãnh đạo Bộ GTVT tiếp tục kiến nghị Chính phủ cho phép đầu tư cảng biển nước sâu Trần Đề (Sóc Trăng) để phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa cho cả vùng…

Thực hiện tốt Nguyên tắc "8G"

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao kết quả đạt được sau 3 năm thực hiện Nghị quyết này.

Thủ tướng cũng lưu ý: Nếu thu nhập bình quân của cả nước cao mà thu nhập của người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) còn thấp là chúng ta chưa thực hiện đạt mục tiêu đề ra.

Đồng thời Thủ tướng cũng đưa ra quan điểm chiến lược mới nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân vùng ĐBSCL, đó là nguyên tắc 8G chưa có trong Nghị quyết 120:

Nguyên tắc 8G được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đó là:

Giao: dành nguồn lực ưu tiên phát triển vùng nhất là giao thông, thủy lợi thuận thiên không phải là giao cho trời đất mà những công trình quan trọng phải được quan tâm; Giáo: giáo dục là chìa khóa vàng cho phát triển bền vững; Giang (sông): là vùng sông nước chiến lược phát triển cần tận dụng lợi thế đường sông trong phát triển kinh tế, không có dòng sông thì không thể làm nên văn hóa sông nước của vùng; Gắn: gắn kết trung ương - địa phương, liên kết vùng, liên kết nông dân - doanh nghiệp để phát triển bền vững vì muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì phải cùng đi; Giàu: thu hút được người giàu, nhà đầu tư có năng lực đến đầu tư phát triển, muốn vậy thì phải cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; Giỏi: thu hút tài năng đến đóng góp công sức, trí tuệ cùng nhau khai thác tiềm năng phát triển; Già: già hóa dân số của vùng đang cao hơn cả nước, đây là đối tượng yếu thế cần phát triển hệ thống an sinh xã hội để bảo vệ; Giới: thúc đẩy bình đẳng giới cần có chiến lược đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nữ.

Phúc Khang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất một số giải pháp kích thích tăng trưởng GDP năm 2024

Đề xuất một số giải pháp kích thích tăng trưởng GDP năm 2024

Đại tướng Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Đại tướng Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Bổ nhiệm 2 Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân và Quân khu 1

Bổ nhiệm 2 Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân và Quân khu 1

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Trung ương thống nhất phương án kiện toàn chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất phương án kiện toàn chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Triển khai hiệu quả khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nhật Bản

Triển khai hiệu quả khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nhật Bản

Thủ tướng: Thủ tục, điều kiện cho vay mua, đầu tư nhà ở xã hội phải nhanh, đơn giản

Thủ tướng: Thủ tục, điều kiện cho vay mua, đầu tư nhà ở xã hội phải nhanh, đơn giản

AFD sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh

AFD sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh

Văn phòng Quốc hội công bố quyết định nhân sự

Văn phòng Quốc hội công bố quyết định nhân sự

Ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc: Tăng cường liên kết, hợp tác cùng phát triển

Ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc: Tăng cường liên kết, hợp tác cùng phát triển

Infographic: Tiểu sử tân Thường trực Ban Bí thư Đại tướng Lương Cường

Infographic: Tiểu sử tân Thường trực Ban Bí thư Đại tướng Lương Cường

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Bùi Thị Minh Hoài

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Bùi Thị Minh Hoài

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Nguyễn Trọng Nghĩa

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Nguyễn Trọng Nghĩa

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Đỗ Văn Chiến

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Đỗ Văn Chiến

VEPR dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 khoảng 5,5-6%

VEPR dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 khoảng 5,5-6%

Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh chống tiêu cực, gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh chống tiêu cực, gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Năm 2027 sẽ hoàn thành mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn lên 6 làn xe

Năm 2027 sẽ hoàn thành mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn lên 6 làn xe

Ngành Công Thương khu vực phía Bắc: Vững vàng vượt thách thức

Ngành Công Thương khu vực phía Bắc: Vững vàng vượt thách thức

Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

Cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội Khóa XV đối với bà Trương Thị Mai

Cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội Khóa XV đối với bà Trương Thị Mai

Xem thêm