Thị trường bán lẻ Việt Nam: Doanh nghiệp nội có "lép vế"?

Sự đổ bộ của các doanh nghiệp FDI vào thị trường bán lẻ nước ta thời gian qua đã làm dấy lên một số lo ngại rằng doanh nghiệp FDI đang thao túng thị trường và DN bán lẻ nội chịu "lép vế". Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sự có mặt của các doanh nghiệp này chưa đáng ngại.    

Chưa lo ngại về doanh nghiệp FDI

Nhận định về tiềm năng thị trường bán lẻ Việt Nam, ông Vũ Vinh Phú – chuyên gia ngành bán lẻ cho biết, với dân số trẻ, đông trên 90 triệu dân, thị trường nông thôn trống vắng, kênh bán lẻ hiện đại mới được khoảng 20%, sức mua ngày càng cao, thị trường bán lẻ Việt Nam có tiềm năng rất lớn.

Tuy nhiên, độ cạnh tranh trên thị trường bán lẻ hiện nay rất khốc liệt. Sự cạnh tranh diễn ra giữa cửa hàng tiện lợi và cửa hàng tạp hóa; cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI. Bên cạnh đó, mặt bằng thuê cửa hàng bán lẻ hiện rất đắt, so với các nước như Indonesia, Philippines, giá thuê mặt bằng siêu thị tại Việt Nam đắt hơn khoảng 20-30%.

thi truong ban le viet nam doanh nghiep noi co lep ve
Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là hấp dẫn hàng đầu khu vực và thế giới

Chưa kể, nhìn chung, các doanh nghiệp bán lẻ FDI rất mạnh mẽ và quyết liệt, có nhiều ưu thế hơn so với doanh nghiệp Việt. Dẫn số liệu Bộ Công Thương, ông Vũ Vinh Phú cho rằng, doanh nghiệp FDI tham gia thị trường bán lẻ Việt Nam chủ yếu ở phân khúc thị trường bán lẻ hiện đại, trong đó có khoảng 15% thị phần của phương thức bán lẻ qua trung tâm thương mại, siêu thị có diện tích trên 500m2; 50% thị phần của phương thức bán lẻ qua cửa hàng tiện lợi, 10% thị phần của phương thức bán hàng qua siêu thị mini và khoảng 50% thị phần của phương thức bán lẻ không thông qua cửa hàng.

“Đáng chú ý, sự cạnh tranh trên thị trường còn nhiều yếu tố không công bằng minh bạch. Ranh giới giữa nhà buôn chân chính và tiểu thương rất mong manh, còn nhiều vụ việc trốn thuế khiến sức ép cạnh tranh của doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước ngày càng mạnh mẽ hơn” – ông Vũ Vinh Phú cho hay.

Việc đổ bộ của các doanh nghiệp FDI vào hệ thống bán lẻ khiến nhiều ý kiến lo ngại rằng hệ thống bán lẻ trong nước đang có nguy cơ bị các doanh nghiệp nước ngoài thao túng và chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, những diễn biến của xu hướng này và những tác động của nó tới thị trường trong nước trong thời gian qua chưa thực sự "đáng lo ngại" như phản ánh của dư luận.

Cụ thể, báo cáo Bộ Công Thương gửi Quốc hội chỉ rõ, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay chiếm khoảng 3,5 - 4%. Doanh nghiệp FDI tham gia thị trường bán lẻ Việt Nam chủ yếu ở phân khúc thị trường bán lẻ hiện đại và chiếm khoảng 25-30% thị phần.

Về mức độ phát triển của khối doanh FDI bán lẻ trong tương quan với các nhà bán lẻ trong nước, thực tiễn cho thấy việc thích nghi và phát triển tại thị trường Việt Nam của các nhà bán lẻ nước ngoài trong thời gian qua thường không được như kỳ vọng ban đầu của họ. Điển hình như: Metro - Đức đã bán lại cả chuỗi 19 siêu thị Metro cho TC Land của Thái Lan vào năm 2015 và từ đó đến nay, TC Land vẫn đang trong quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình hình doanh mà chưa mở mới được siêu thị nào. Casino - Pháp bán lại chuỗi 66 siêu thị Big C cho BJC Thái Lan và hiện nay vẫn đang trong quá trình ổn định tổ chức, mới chỉ mở thêm được duy nhất một siêu thị tại Hà Nội. Parkson đến nay đã đóng cửa 5/9 trung tâm thương mại và báo lỗ liên tiếp 8 năm gần đây. Aeon phải chuyển lại 30% cổ phần trong hệ thống 23 siêu thị Fivimart - Aeon cho Vingroup vào cuối năm 2018 để Vingroup sở hữu 100% hệ thống này và đến nay, sau 8 năm hoạt động tại Việt Nam Aeon cũng mới mở được 04 Trung tâm thương mại Aeon thay vì kỳ vọng vài chục trung tâm thương mại như ban đầu. Gần đây nhất, ngày 16/5/2019, Tập đoàn Auchan Pháp tuyên bố sẽ rút khỏi thị trường Việt Nam sau 5 năm hoạt động và dự kiến sẽ chuyển nhượng lại chuỗi 18 siêu thị cho một doanh nghiệp nội.

Trong khi đó, ông Trần Duy Đông – Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) khẳng định, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước đang có sự phát triển vượt trội. mặc dù chỉ mới diện diện trên thị trường 4 năm nhưng đến hết 31/12/2018, hệ thống bán lẻ nội địa Vimart và Vinmart+ của Tập đoàn Vingroup đã có 1.700 siêu thị mini và hơn 100 siêu thị trên 44 tỉnh thành trên toàn quốc và trở thành nhà bán lẻ đứng đầu ở Việt Nam. Theo kế hoạch phát triển của Vinmart và Vinmart+, đến năm 2020, hệ thống sẽ có 200 siêu thị và 4000 siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi tại khắp các tỉnh, thành trên cả nước. Các doanh nghiệp bán lẻ khác như Saigon Coop, Satra cũng đều có những bước phát triển rất đáng khích lệ và lần lượt xếp vị trí thứ 3 và thứ 7 trong top 10 nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Về quyền sở hữu, quản lý, điều hành của nhà đầu tư nước ngoài, các trường hợp Metro (nay là Mega Market) và Big C là chuyển nhượng doanh nghiệp từ chủ đầu tư nước ngoài này sang chủ đầu tư nước ngoài khác và quyền sở hữu, điều hành các doanh nghiệp này kể từ khi thành lập (từ trước khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay) vẫn thuộc về nhà đầu tư nước ngoài. Các trường hợp của Điện máy Nguyễn Kim, Điện máy Trần Anh, Lan Chi, Citimart đều là chuyển nhượng dưới 51% cổ phần và về cơ bản quyền quyết định chính trong quản lý, điều hành doanh nghiệp vẫn thuộc về nhà đầu tư trong nước. Hiện tỷ lệ hàng nội địa được bán trong hệ thống các siêu thị tổng hợp như Mega Market, Big C, Lan Chi, Citimart vẫn đạt ở mức 85-90%. Còn đối với hệ thống các siêu thị điện máy Nguyễn Kim, Trần Anh thì do xuất phát từ đặc thù kinh doanh hàng điện tử, điện lạnh nên ngay cả ở giai đoạn trước khi chuyển nhượng vốn cho nhà đầu tư nước ngoài, tỷ lệ hàng nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn do nhiều mặt hàng trong nước chưa sản xuất được.

Ngoài ra, trong thời gian qua, với sự đôn đốc sát sao của Bộ Công Thương, các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực bán lẻ như Mega Market, Big C, Aeon, Lotte, Nguyễn Kim, Trần Anh... luôn tích cực tham gia vào Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và các Chương trình "Đồng hành cùng Thương hiệu Việt", các chương trình giải cứu hàng hóa theo mùa vụ của ngành Công Thương. Đặc biệt, các doanh nghiệp Lotte, Mega Market, Big C, Aeon đã phối hợp chặt chẽvới Bộ Công Thương định kỳ hàng năm tổ chức các "Tuần hàng Việt Nam tại nước ngoài", các chương trình quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt Nam tại Hệ thống các siêu thị của các doanh nghiệp này ở trong nước và nước ngoài và trở thành đối tác chiến lược tham gia Đề án “Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến năm 2020”.

Tăng sức cho doanh nghiệp bán lẻ Việt

Không thể phủ nhận là thị trường bán lẻ Việt Nam luôn là một điếm đến hấp dẫn đối với các nhà bán lẻ nước ngoài. Ngày càng có nhiều nhà bán lẻ nước ngoài muốn gia nhập thị trường và dự báo với đà phát triển hiện nay, nếu không được kiểm soát, định hướng tốt trong trung và dài hạn, mức độ và khả năng tác động, chi phối của khối doanh nghiệp FDI đến thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ ngày càng gia tăng, đặc biệt ở phân khúc thị trường bán lẻ hiện đại và ở địa bàn đô thị, tác động trực tiếp tới sự phát triển của sản xuất, phân phối trong nước.

Do đó, trong ngắn hạn và trung hạn, Bộ Công Thương sẽ hoàn thiện các quy định pháp lý, chính sách liên quan.

Cụ thể, vừa qua, Bộ Công Thương đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thay thế Nghị định số 23/2007/NĐ - CP. Bộ Công Thương cũng đã báo cáo Chính phủ củng cố, hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp lý nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động phân phối bán lẻ của doanh nghiệp FDI, đặc biệt là các hoạt động lập cơ sở bán lẻ, phát triển chuỗi bán lẻ của đối tượng này từ việc mở rộng phạm vi quản lý theo nhà đầu tư, tên, nhãn hiệu; chuẩn hóa điều kiện cấp phép, quy định chặt chẽ hơn về quy trình xem xét, thẩm tra tiêu chí ENT để cấp phép thành lập; cho đến việc quản lý quá trình hoạt động thông qua chế độ báo cáo, thống kê, kiểm tra, thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính, thu hồi Giấy phép và chấm dứt hoạt động.

Bộ Công Thương cũng luôn tích cực, quyết liệt triển khai Đề án thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp mạng lưới phân phối nước ngoài giai đoạn đến năm 2020 được Thủ tướng tại Quyết định số 1513/QĐ-TTg ngày 13/9/2015. Trong quá trình triển khai Đề án này, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục yêu cầu, đôn đốc các doanh nghiệp phân phối FDI trở thành đối tác chiến lược, thành tố quan trọng của Đề án, giúp hỗ trợ đào tạo, tập huấn, hướng dẫn và đồng hành cùng các doanh nghiệp, các nhà sản xuất, hộ nông dân trong nước trong các chương trình phát triển sản phẩm đạt tiêu chuẩn, đủ chất lượng để tham gia vào mạng lưới phân phối nước ngoài ở cả trong nước và nước ngoài, đồng thời cũng nhằm định hướng các doanh nghiệp phân phối FDI phát triển và cạnh tranh đúng đắn, lành mạnh tại thị trường Việt Nam, gắn kết chặt chẽ với nguồn nhân lực và hàng hóa trong nước.

Về lâu dài, trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay, việc mở cửa thị trường theo các cam kết hội nhập quốc tế, cùng với việc các rào cản thương mại, điều kiện ràng buộc về thuế quan được gỡ bỏ là xu hướng tất yếu, không thể đảo ngược. Cụ thể, 5 năm sau khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, việc xem xét ENT (kiểm tra nhu cầu kinh tế) nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp bán lẻ trong nước sẽ bị bãi bỏ và dịch vụ phân phối bán lẻ sẽ được mở cửa hoàn toàn cho các nhà đầu tư đến tử các nước thành viên CPTPP. Bên cạnh đó, vấn đề hàng nội, hàng ngoại cũng cần được tiếp cận cởi mở và đa chiều hơn theo mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị toàn cầu khi nhiều quốc gia cùng tham gia vào việc chuỗi sản xuất các bộ phận cấu thành sản phẩm. Xu thế mua bán, sáp nhập giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau hay doanh nghiệp trong nước và FDI sẽ ngày càng phổ biến...

“Cùng với các hỗ trợ của Bộ Công Thương trong việc tạo thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp bán lẻ Việt phải tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng, cải thiện chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh tại cửa hàng. Chỉ làm được nhu vậy, doanh nghiệp bán lẻ Việt mới chiếm lĩnh thành công thị phần” – ông Trần Duy Đông nhấn mạnh.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, việc phê duyệt Quy hoạch ngành quốc gia là bước phát triển quan trọng của ngành năng lượng và khoáng sản.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu đã tới đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt.
Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Lập trường của Việt Nam về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là hết sức nhất quán và đã được khẳng định rõ trong những năm qua.
Tập trung hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm quý 2 trong Khối cơ quan Trung ương

Tập trung hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm quý 2 trong Khối cơ quan Trung ương

Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Khối lần thứ 16 mở rộng. Đồng chí Nguyễn Văn Thể, Bí thư Đảng ủy Khối chủ trì hội nghị.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Tô Lâm: Đẩy nhanh tiến độ các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm

Bộ trưởng Tô Lâm: Đẩy nhanh tiến độ các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm.
Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng ban hành Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là ''đột phá của đột phá''

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Theo các ''ông lớn'' về công nghệ trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng lớn về trí tuệ nhân tạo và đây là thời cơ vẽ lại vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn.
Không có quốc gia nào

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng Việt Nam là thị trường chủ lực.
Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông gắn với tiến độ, trách nhiệm.
Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Bộ Tài chính vừa cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2)...
Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều ngày 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Ngày 24/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo lấy ý kiến đối với hai dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện và phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Thủ tướng hoan nghênh và cảm ơn Tổng Thư ký đã nhận lời mời tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) lần đầu tiên được tổ chức theo sáng kiến của Việt Nam.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Ngày 23/4, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động