Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ

Thách thức bảo tồn

Cuối đông, nắng vàng như rót mật, tại Phủ Tây Hồ (Hà Nội) - nơi thờ thánh Mẫu Liễu Hạnh chính của cả nước, đông đảo người dân, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa, lịch sử cùng các thanh đồng, phóng viên báo chí hồi hộp, đợi chờ để thưởng thức buổi Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, sau khi tín ngưỡng này được vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Thách thức bảo tồn
Nghi lễ thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ

Rộn ràng niềm vui vinh danh

Những người có mặt tại buổi lễ, ít nhất một lần ai cũng từng thưởng thức Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, nhưng nay họ đang thưởng thức ở một tâm thế tự hào về một tín ngưỡng, một di sản giàu tính văn hóa dân tộc của thế giới. Bởi vậy, khi tiếng nhạc, tiếng hát chầu văn ngân vang, rộn ràng sau phút giây đợi chờ, háo hức, tâm trạng ai cũng như mở hội, ngây ngất, lòng tôn kính hướng về thánh Mẫu của người Việt.

Trong niềm hân hoan ấy, có mặt tại phủ Tây Hồ, ông Phạm Sanh Châu – Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về các vấn đề UNESCO, Tổng thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, người được gọi là “linh hồn” đưa hồ sơ Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của Việt Nam đến với danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đã không giấu được xúc động khi chia sẻ về khó khăn của hành trình xây dựng, bảo vệ hồ sơ tín ngưỡng trước Ủy ban Liên chính phủ Công ước Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.

“Khó khăn đầu tiên là các ý kiến trái chiều về tín ngưỡng, như liệu tín ngưỡng có xứng đáng lập hồ sơ không khi chúng ta có rất nhiều di sản khác?”- ông Châu cho biết. Tiếp theo là tranh cãi về Tam phủ, Tứ phủ, hay khi lập hồ sơ không thể trình là tín ngưỡng, vì UNESCO khuyến cáo không thể so sánh tín ngưỡng này với tín ngưỡng khác, không thể nói nền văn hóa này hơn nền văn hóa khác… Đặc biệt, trong 36 hồ sơ đệ trình có 19 hồ sơ gây tranh cãi làm tốn rất nhiều thời gian, chi phí. Trong khi hồ sơ Việt Nam gần như ở cuối cùng, nên nguy cơ hồ sơ bị chậm rất lớn, thậm chí chúng ta phải đợi đến năm sau. Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn, cuối cùng tín ngưỡng của chúng ta đã được vinh danh đầy bất ngờ.

Nhận diện nét đẹp thuần Việt

Thờ Mẫu Tam phủ là một tín ngưỡng bản địa độc đáo của người Việt vùng châu thổ Bắc bộ, trong đó Nam Định là trung tâm của tín ngưỡng. Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ thờ cúng bà mẹ tự nhiên, hóa thân thành các thánh Mẫu cai quản các miền của vũ trụ: Mẫu Thượng Thiên cai quản miền trời, Mẫu Thượng Ngàn cai quản miền rừng, Mẫu Thoải cai quản miền sông nước, Mẫu Địa cai quản miền đất đai. Từ thế kỷ 16, việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu đã trở thành một sinh hoạt văn hóa có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và tâm thức của người dân Việt Nam. Là một ý thức về sự giao lưu văn hóa và mối quan hệ bình đẳng, gắn bó giữa các dân tộc, đề cao tinh thần yêu nước, thương nòi.

So với các tín ngưỡng khác, nét nổi bật, khác biệt của Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ở chỗ là luôn hướng tới ước mong sức khỏe, tài lộc, hạnh phúc trong cuộc sống hiện tại, trần thế chứ không phải ở tương lai, hay thế giới bên kia. Tự hào, hạnh phúc, nhưng hiện tại câu chuyện hậu vinh danh lại đang là trăn trở, nỗi niềm được dư luận quan tâm, đặt câu hỏi: Việt Nam sẽ bảo tồn, phát huy giá trị di sản như thế nào? Trong đó có nghi lễ hầu đồng, một nghi lễ chính, điển hình nhất của tín ngưỡng thờ Mẫu sẽ được nhận diện, ứng xử ra sao? Bởi hầu đồng là một hình thức diễn xướng dân gian dựa trên việc kết hợp âm nhạc mang tính tâm linh với những điệu múa uyển chuyển, các nghi lễ trang nghiêm giúp con người giao tiếp với các đấng thần linh. Nhưng, trên thực tế, nghi lễ này chưa thực sự thoát khỏi tình trạng lệch chuẩn, vì các thanh đồng gần như thiếu hiểu biết chuẩn về hệ thống giá trị của di sản, chỉ mải miết lên đồng với sáng tạo lệch lạc, biến tướng xấu, dẫn tới thương mại hóa trong thực hành tín ngưỡng.

Trước lo ngại này, ông Phạm Sanh Châu trầm lắng: Sẽ có nhiều người lạm dụng, mở phủ, lấy UNESCO làm “bảo hiểm” cho hoạt động thực hành tín ngưỡng của mình. Từ đó có thể gây loạn trong thực hành tín ngưỡng và chúng ta không phân biệt được đâu là giá trị thật, đâu là giá trị giả của di sản. Nếu không kiểm soát sẽ dẫn tới phản tác dụng, làm xấu hình ảnh của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế và di sản sẽ không tránh khỏi nguy cơ bị mất danh hiệu.

Thách thức bảo tồn, phát huy giá trị di sản đang rất lớn, tuy vậy trước mắt, cộng đồng – chủ thể của di sản sẽ gánh vác trên vai trách nhiệm này là chủ yếu. Nhưng ông Châu cho rằng, nhà nước phải can thiệp để định hướng nhận thức một cách khoa học về giá trị cốt lõi của di sản đối với người dân. Đặc biệt, phải lên kế hoạch đào tạo để có sự truyền dẫn, kế thừa phù hợp, từ đó cộng đồng mới nắm được tinh thần cốt lõi của di sản một cách khoa học và họ sẽ chủ động tham gia bảo tồn, kế thừa, phát triển di sản đúng đắn.

Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Quốc hội đã miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động Quốc hội

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động Quốc hội

UBTVQH phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn và sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.
Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khoá XV xem xét công tác nhân sự

Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khoá XV xem xét công tác nhân sự

Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5/2024 để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.

Tin cùng chuyên mục

Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, để lại nhiều kinh nghiệm với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường một số dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường một số dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân làm việc trên công trường một số dự án cao tốc trọng điểm, ngày 29/4.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và cắt băng khánh thành dự án tại điểm cầu ở huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận thuộc dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo.
Thủ tướng xuống đồng động viên người dân vùng nắng hạn Ninh Thuận

Thủ tướng xuống đồng động viên người dân vùng nắng hạn Ninh Thuận

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, thăm hỏi, động viên người dân Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phát triển kinh tế theo hướng xanh, số, tuần hoàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phát triển kinh tế theo hướng xanh, số, tuần hoàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng Ninh Thuận sẽ hiện thực hóa thành công Quy hoạch vừa được phê duyệt, vượt lên mạnh mẽ, phát triển nhanh, bền vững.
Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận

Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận

Sáng 28/4, tại TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận năm 2024.
Phê duyệt chủ trương đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên

Phê duyệt chủ trương đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên

Dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên có chiều dài tuyến khoảng 65km, sẽ góp phần nâng cao khả năng khai thác tuyến cao tốc Bắc-Nam.
Triển vọng tăng trưởng kinh tế nhìn từ chỉ số PMI

Triển vọng tăng trưởng kinh tế nhìn từ chỉ số PMI

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam vẫn chỉ xoay quanh mốc 50 điểm, đây là dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế chưa thể khởi sắc.
Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

70 năm đã trôi qua, nhưng Hiệp định Geneve vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực và để lại nhiều bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng,an ninh
Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 - 1/5/2024), nhiều địa phương tổ chức nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa.
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

BCH Trung ương Đảng đã đồng ý cho Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, việc phê duyệt Quy hoạch ngành quốc gia là bước phát triển quan trọng của ngành năng lượng và khoáng sản.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu đã tới đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt.
Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Lập trường của Việt Nam về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là hết sức nhất quán và đã được khẳng định rõ trong những năm qua.
Tập trung hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm quý 2 trong Khối cơ quan Trung ương

Tập trung hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm quý 2 trong Khối cơ quan Trung ương

Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Khối lần thứ 16 mở rộng. Đồng chí Nguyễn Văn Thể, Bí thư Đảng ủy Khối chủ trì hội nghị.
Bộ trưởng Tô Lâm: Đẩy nhanh tiến độ các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm

Bộ trưởng Tô Lâm: Đẩy nhanh tiến độ các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm.
Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng ban hành Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động