Tái cơ cấu ngân hàng: Nợ xấu chính là "tử huyệt"

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần coi nợ xấu là “tử huyệt” cần phải tập trung xử lý dứt điểm trong tái cơ cấu hệ thống ngân hàng giai đoạn 2016-2020.
.

Giảm 19 tổ chức tín dụng, tăng quy mô hệ thống

Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Đề án Tái cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam giai đoạn 2011-2015 của Trung tâm Nghiên cứu Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) cho thấy, trong 5 năm qua, bức tranh ngân hàng đã hoàn toàn thay đổi. Không chỉ thanh khoản ổn định, nợ xấu được xử lý, mà số lượng hệ thống các TCTD giảm mạnh, chủ yếu nhờ hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A).

“Trong giai đoạn 2011-2015, hoạt động M&A các TCTD diễn ra mạnh mẽ và an toàn, không chỉ giữa các TCTD yếu kém với TCTD bình thường, mà còn giữa các TCTD hoạt động bình thường với nhau hoặc giữa TCTD trong nước với TCTD nước ngoài trên nguyên tắc tự nguyện và theo quy định của pháp luật”, báo cáo nhận định.

Đáng nói, trong giai đoạn tái cơ cấu hệ thống vừa qua, vai trò chủ lực của các ngân hàng thương mại nhà nước thể hiển nổi bật ở việc tích cực tham gia cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém thông qua việc cho vay hỗ trợ thanh khoản với ngân hàng yếu và nhận sáp nhập ngân hàng khác. Ngoài ra, ngân hàng quốc doanh còn cử cán bộ có năng lực, chuyên môn, đạo đức tham gia các vị trí quản trị, điều hành tại các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém.

Theo thống kê của Nhóm nghiên cứu BIDV, từ năm 2011 đến nay, toàn hệ thống đã giảm 19 TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ngoài ra, 5 TCTD khác đang triển khai thủ tục sáp nhập, hợp nhất, giải thể và 2 chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang trong quá trình đóng cửa, thu hồi giấy phép.

Dù số lượng TCTD giảm, song quy mô các TCTD vẫn tiếp tục tăng. Tổng tài sản và vốn tự có của hệ thống tăng khoảng 40% so với thời điểm bắt đầu tái cơ cấu. Thị phần và cơ cấu mạng lưới hoạt động của hệ thống cũng được phân bổ hợp lý hơn. Đáng lưu ý, chi phí tái cơ cấu ngân hàng hầu như chưa phải sử dụng từ nguồn ngân sách, việc sáp nhập các ngân hàng chủ yếu tự nguyện hoặc dùng vốn của nhà đầu tư, tập đoàn tư nhân.

“Tử huyệt” trong 5 năm tới

Dù tái cơ cấu ngân hàng 5 năm qua đạt nhiều thành tựu, song điều các chuyên gia lo ngại là nhiều kết quả chưa thực sự vững chắc, đặc biệt là nợ xấu, bởi đa phần nợ xấu hiện vẫn được gom lại mà chưa được xử lý. Không những thế, vẫn còn hiện tượng một số ngân hàng giấu thông tin về nợ xấu, dẫn đến rủi ro tiềm ẩn. Tình trạng sở hữu chéo mặc dù bước đầu đã được kiểm soát, nhưng vẫn còn phức tạp. Hoạt động quản trị rủi ro, điều hành, kiểm toán, kiểm soát nội bộ tại một số ngân hàng còn lỏng lẻo…

Được biết, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang chuẩn bị trình Chính phủ Đề án Tái cơ cấu ngân hàng giai đoạn 2016-2020. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, Chính phủ và NHNN cần coi nợ xấu là “tử huyệt” trong tái cơ cấu giai đoạn này. Nếu không xử lý được nợ xấu, kết quả tái cơ cấu thời gian qua sẽ đổ sông, đổ bể và hệ thống ngân hàng có nguy cơ phải “tái” lại một lần nữa.

Theo chuyên gia kinh tế, TS. Lê Xuân Nghĩa, cần có nguồn lực lớn để xử lý khối lượng nợ xấu tập trung, còn nếu để từng ngân hàng tự xử lý nợ xấu một cách lắt nhắt, quá trình này sẽ kéo dài. TS. Nghĩa kỳ vọng, bài toán khó này sẽ được giải trong Đề án Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng giai đoạn 2016-2020.

Tập trung xử dứt điểm nợ xấu cũng là đề xuất của các chuyên gia nghiên cứu BIDV về mục tiêu trọng điểm tái cơ cấu ngân hàng giai đoạn 2016-2020. Để làm được điều này, NHNN phải tiếp tục tập trung chỉ đạo, tháo gỡ vướng mắc xử lý nợ xấu, khuyến kích tư nhân và nước ngoài tham gia nhiều hơn nữa vào quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu...

Trả lời phóng viên mới đây, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định, định hướng điều hành của Chính phủ đối với vấn đề nợ xấu là trong thời gian tới tiếp tục tái cơ cấu các TCTD gắn với xử lý nợ xấu, nhất là các ngân hàng thương mại yếu kém. Bên cạnh đó, thực hiện mua, bán nợ xấu theo cơ chế thị trường, kịp thời tháo gỡ khó khăn trong xử lý nợ xấu và tập trung xây dựng Đề án cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020.

Theo Báo Đầu tư
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nợ xấu

Tin cùng chuyên mục

Lãi suất cho vay bất động sản khá “mềm” và nhiều ưu đãi

Lãi suất cho vay bất động sản khá “mềm” và nhiều ưu đãi

Tiếp tục đấu thầu vàng trong ngày 16/5, giá tham chiếu giảm về 87,5 triệu đồng/lượng

Tiếp tục đấu thầu vàng trong ngày 16/5, giá tham chiếu giảm về 87,5 triệu đồng/lượng

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 15/5/2024: Kỳ hạn 6 tháng lãi suất cao nhất 4,85%/năm

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 15/5/2024: Kỳ hạn 6 tháng lãi suất cao nhất 4,85%/năm

Bộ Công an cùng Đoàn liên ngành sẽ thanh tra thị trường vàng trong tuần này

Bộ Công an cùng Đoàn liên ngành sẽ thanh tra thị trường vàng trong tuần này

Đấu thầu thành công 8.100 lượng vàng miếng, giá thấp nhất 87,72 triệu đồng/lượng

Đấu thầu thành công 8.100 lượng vàng miếng, giá thấp nhất 87,72 triệu đồng/lượng

Cơ sở nào để VPBank nhân đôi lợi nhuận trong 2024?

Cơ sở nào để VPBank nhân đôi lợi nhuận trong 2024?

Dấu ấn HDBank trong bức tranh chuyển đổi số sôi động của ngành ngân hàng

Dấu ấn HDBank trong bức tranh chuyển đổi số sôi động của ngành ngân hàng

Tín dụng tăng trưởng dương, ngân hàng tìm cách đa dạng nguồn vốn trung, dài hạn

Tín dụng tăng trưởng dương, ngân hàng tìm cách đa dạng nguồn vốn trung, dài hạn

Bí quyết để doanh nghiệp chinh phục khách hàng

Bí quyết để doanh nghiệp chinh phục khách hàng

Ngày mai (14/5) tiếp tục đấu thầu vàng miếng, “sốc” với giá tham chiếu

Ngày mai (14/5) tiếp tục đấu thầu vàng miếng, “sốc” với giá tham chiếu

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 13/5/2024: Thêm ngân hàng tăng 0,2% lãi suất

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 13/5/2024: Thêm ngân hàng tăng 0,2% lãi suất

Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu vàng miếng với khối lượng phù hợp nhu cầu thị trường

Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu vàng miếng với khối lượng phù hợp nhu cầu thị trường

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam: 30 năm nối “nhịp cầu” các ngân hàng thương mại

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam: 30 năm nối “nhịp cầu” các ngân hàng thương mại

Cho vay online - “chìa khoá” để người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng

Cho vay online - “chìa khoá” để người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng

Lãi suất huy động tăng là áp lực lên tỷ giá “vơi dần”

Lãi suất huy động tăng là áp lực lên tỷ giá “vơi dần”

Mở thêm chi nhánh tại Thủy Nguyên, HDBank góp động lực cùng mục tiêu lớn của Hải Phòng

Mở thêm chi nhánh tại Thủy Nguyên, HDBank góp động lực cùng mục tiêu lớn của Hải Phòng

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 10/5/2024: Bao nhiêu ngân hàng có lãi suất trên 6%/năm?

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 10/5/2024: Bao nhiêu ngân hàng có lãi suất trên 6%/năm?

MSB miễn gần 50 loại phí sử dụng dịch vụ cho dân văn phòng

MSB miễn gần 50 loại phí sử dụng dịch vụ cho dân văn phòng

Agribank dành hơn 180.000 tỷ đồng vốn ưu đãi lãi suất thấp hỗ trợ khách hàng sản xuất, kinh doanh

Agribank dành hơn 180.000 tỷ đồng vốn ưu đãi lãi suất thấp hỗ trợ khách hàng sản xuất, kinh doanh

Xây dựng “ngân hàng mở” làm sao để không tốn kém nguồn lực?

Xây dựng “ngân hàng mở” làm sao để không tốn kém nguồn lực?

Xem thêm