Tác nghiệp tại Hoàng Sa: Bằng trái tim nóng...

Những ngày tháng 5 miền Trung nóng như đổ lửa, nhưng nơi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam tình hình càng “nóng” hơn. Hàng ngày, những nhóm phóng viên dũng cảm cùng tàu kiểm ngư tác nghiệp.
Phóng viên Tấn Vũ (bên trái) và Viễn Sự (bên phải) đang tác nghiệp trên tàu HP-9226

Phóng viên Tấn Vũ (bên trái) và Viễn Sự (bên phải) đang tác nghiệp trên tàu HP-9226

CôngThương - Hăng hái lên đường

“Đây là lần đầu tiên báo chí rất chủ động trong việc tiếp cận hiện trường” - phóng viên Nguyễn Viễn Sự và Hồ Tấn Vũ (báo Tuổi Trẻ), 2 trong 19 nhà báo đi trên chiếc tàu kiểm ngư, nói vậy. Trong số 19 nhà báo đi đợt đầu ấy, không phải ai cũng có thời gian kịp chuẩn bị. Viễn Sự chia sẻ: “Một đồng nghiệp ở báo bạn khi nhận lệnh gấp xuống tàu thì trên người chỉ kịp mặc vội bộ quần áo, khoác theo cái máy ảnh, máy tính”.

Phóng viên Lê Hoàng Sơn (báo Thanh Niên tại miền Trung) không giấu cảm xúc khi được lên tàu một cách rất tình cờ. Số là, dù đã đăng ký được theo tàu của lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam ra biển Đông nhưng không biết ngày nào lên đường. Bỗng chiều ngày 12/5, trên đường anh đi làm về, Sơn nhận được thông tin từ Cục Kiểm ngư thông báo đến các cơ quan báo chí “lên đường”, thời gian chuẩn bị là 20 phút. Anh chỉ một bộ áo quần trên người và dụng cụ tác nghiệp có sẵn, quay đầu xe máy chạy đến vừa kịp tàu kiểm ngư hú còi xuất bến.

Phóng viên Lê Hải Sơn (Đài Tiếng nói Việt Nam tại miền Trung) thì lại khác. Anh vào huyện Núi Thành làm bạn với ngư dân. Dịp may đến, ngày 11/5, thời điểm “nóng” nhất cả trên biển lẫn trên đất liền khi hàng triệu người dân Việt Nam cùng xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nước ta, hàng trăm tàu cá của ngư dân các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi… xuất quân ra ngư trường truyền thống Hoàng Sa. Và, trên tàu đánh cá QNa 90659TS có một “ngư dân” mới tinh khôi, không mang ngư lưới cụ mà mang theo máy ảnh, laptop… Đó chính là nhà báo Hải Sơn! Đến bây giờ nói chuyện với đồng nghiệp anh vẫn không thôi lém lỉnh “Tôi tự hào và vinh dự là 1 trong 6 nhà báo duy nhất của Việt Nam đến thời điểm hiện tại được đi theo tàu cá của ngư dân. Tôi đã được sống, trải nghiệm như là một ngư dân thực thụ”...

Phóng viên Viễn Sự gọi điện thoại vệ tinh về tòa soạn trên tàu HP-9226

Tác nghiệp trong những lúc bị tàu Trung Quốc rượt đuổi không hề đơn giản, quan trọng nhất là phải bảo vệ an toàn cho bản thân- đây cũng là trách nhiệm mà lãnh đạo tàu giao. Khi ấy, phóng viên phải mặc áo phao, mang dép có độ bám tốt, khi có báo động không được ra ngoài...

“Hơi thở” Hoàng Sa

Tàu HP-9226 trước đây là tàu chuyên ứng phó sự cố tràn dầu được cải tạo lại, vào tăng cường cho biên đội kiểm ngư vùng IV. Biển Hoàng Sa khi ấy động dữ dội, gió cấp 5, sóng cấp 6 làm cánh nhà báo say sóng rất nhiều. HP-9226 với độ giãn nước 1.600 tấn đã trở thành “con tàu cảm tử” của biên đội kiểm ngư vùng IV bởi to gấp đôi tàu kiểm ngư khác, vào sâu nhất, va chạm nhiều nhất trong chuyến đi ấy.

Viễn Sự cho biết: “Thường thì cách giàn khoan 7 hải lý là Trung Quốc đưa tàu ra chặn, trong khi HP-9226 có thời điểm vào rất sâu, cách giàn khoan chỉ 3,6 hải lý. So với tàu Trung Quốc bình thường thì tàu mình nhỏ chỉ bằng phân nửa bởi tàu họ vốn là tàu tên lửa tấn công nhanh hoán cải. Lúc cao điểm, Trung Quốc có 135 chiếc tàu, trong khi mình chỉ hơn 30 chiếc”.

Tác nghiệp trong những lúc bị tàu Trung Quốc rượt đuổi không hề đơn giản, quan trọng nhất là phải bảo vệ an toàn cho bản thân- đây cũng là trách nhiệm mà lãnh đạo tàu giao. Khi ấy, phóng viên phải mặc áo phao, mang dép có độ bám tốt, khi có báo động không được ra ngoài. “Chúng tôi được phân ra quan sát nhiều khu vực, trách nhiệm của mình là làm sao lấy được nhiều hình ảnh, thông tin nhưng không phải bằng mọi giá. Trong một số tình huống, chúng tôi như thuyền viên, được phân ra đứng nhiều góc khác nhau sát cửa kính để quan sát và thông báo, tàu Trung Quốc đang cách bao xa, có động thái gì… để chỉ huy tàu xử lý” - Viễn Sự chia sẻ.

Với khả năng bắn xa 300m, lực bắn mạnh, căng thẳng nhất là lúc tàu Trung Quốc rượt và bắn vòi rồng vào tàu kiểm ngư Việt Nam. phóng viên Tấn Vũ nói: “Tình huống bị xịt vòi rồng rất nguy hiểm, có thể bể kính, đồ nghề tác nghiệp bị hư hỏng, gây thương tích, hoặc rơi xuống biển… trong khi 19 phóng viên đều dồn hết lên cabin buồng lái. Kỷ niệm mà các phóng viên trên tàu nhớ mãi là vào sáng 12/5, khi tàu Trung Quốc phát hiện có tàu Việt Nam sơn màu cam mới ra khá lớn, dẫn đầu biên đội kiểm ngư vùng IV, đã huy động 15 tàu hải cảnh bao vây, có 3 tàu chặn lại, xịt vòi rồng trong gần một giờ, nếu thuyền trưởng không tỉnh táo thì sẽ đâm va, hư hỏng nặng. Sáng hôm đó rất căng thẳng, phải bình tĩnh đối chọi để thoát ra, mỗi lần bị bắn vòi rồng vào cabin là thuyền trưởng phải chỉ huy lách tàu”.

Tàu cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam luôn bị tàu Trung Quốc khiêu khích, gài bẫy, cứ 3 tàu kèm 1 tàu Việt Nam, cắt mũi hoặc gài máy tạo cảnh tàu Việt Nam đang lao tới, phát loa có tần số âm thanh cực lớn có thể làm người nghe bị điếc, ánh đèn pha rọi thẳng vào tàu... “Những lúc ấy, chúng tôi bức xúc lắm, ghi lại các hình ảnh đó để đưa ra công luận. Chỉ huy tàu luôn kiềm chế, vào sâu, tránh né tối đa các hành vi tác động của tàu Trung Quốc. Anh em trên tàu khôn khéo với trái tim nóng và cái đầu lạnh, rất bình tĩnh” - Tấn Vũ chia sẻ.

Một số phóng viên trên tàu HP-9226 được chia ra túc trực ở tàu cảnh sát biển để quan sát, ghi nhận ở nhiều vị trí khác nhau. Việc di chuyển qua lại giữa các tàu khá phức tạp trong điều kiện sóng lớn, mạn tàu cách nhau khoảng 3m nhưng không cố định một chỗ. Phóng viên phải thật dứt khoát và tuân thủ hướng dẫn của thuyền viên trên tàu, bởi sơ sảy là có thể gãy chân.

Một tuần sau, tàu cảnh sát biển đưa đoàn 19 phóng viên về đất liền, nhưng trái tim họ vẫn còn thổn thức bởi “có quá nhiều thông tin và hình ảnh, chúng tôi rất nóng lòng trở về để chia sẻ với bạn đọc”...

Đối với phóng viên Hải Sơn, thời gian ở trên tàu là 8 ngày cả đi lẫn về. Do đây là lần đi biển xa đầu tiên nên anh phải mất 2 ngày để làm quen với sóng biển cấp 5- 6. May mắn sau đó biển chỉ còn sóng cấp 3- 4 nên việc tác nghiệp cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên cái khổ của phóng viên không phải là chuyện ăn, ở, mà là chuyện gửi bài. Chẳng lẽ cất công ra đến Hoàng Sa, thấy cảnh hành xử của tàu Trung Quốc đối với tàu cá Việt Nam rất “chướng tai gai mắt” mà không viết. Nhưng tất cả những điều thu thập được đều phải… cất vào kho vì máy điện thoại thường không có sóng liên lạc, 3G vô hiệu. Thậm chí nhiều phóng viên mở laptop gõ vài cái là phải đóng lại ngay vì say sóng. Vì vậy hầu như các nhà báo đều chọn bút viết thay vì gõ laptop.

Số đông nhà báo nước ngoài đều có điện thoại vệ tinh nối với tòa soạn. Nhưng để gặp được người cần gặp không phải lúc nào cũng có sóng. Các nhà báo thay nhau lên boong tàu, trèo lên cả cabin nhưng có khi phải gọi cả chục cuộc, điện thoại mới “bám” được vệ tinh. Khi đã nối máy được, nhà báo nào cũng thao thao bất tuyệt cầm giấy đọc như thể “giảng đạo” để đầu dây bên kia ghi âm. Chưa nói đến có nhà báo đang đọc thì sóng chồm lên hất văng xuống sàn, lồm cồm đứng lên... dò sóng lại.

Chính từ bám sát ngư trường Hoàng Sa, sống cùng ngư dân trong những giờ phút căng thẳng nhất nên không những các nhà báo trong nước mà ngay các nhà báo nước ngoài đều phải “ngả mũ” kính phục ngư dân Việt Nam- những người nơi đầu sóng, ngọn gió, không hề biết sợ, dù đó là những tàu hải cảnh đội lốt tàu cá của Trung Quốc to lớn hơn tàu cá vỏ gỗ của Việt Nam hàng chục lần.

Phóng viên Công Khanh (báo Công an Đà Nẵng) vừa trở về ngày 3/6 sau một tuần ra biển, không giấu được nỗi bất bình: Tàu Trung Quốc rất ngang ngược. Hàng ngày, họ thực hiện gây hấn, đâm va, nhiều lúc tàu cá Việt Nam chỉ cách họ vài chục mét. Tuy nhiên, các ngư dân biết có lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam bên cạnh, cùng với lòng tự hào dân tộc, nên vẫn vững tâm hoạt động.

Còn phóng viên Hải Sơn do đi theo tàu cá của ngư dân nên chứng kiến “cận cảnh” đâm va hung bạo của tàu Trung Quốc. Anh tự hào cho biết: “Tôi đã được chứng kiến sự can trường của ngư dân Việt Nam, có những đêm, họ vào đánh cá chỉ cách giàn khoan Trung Quốc chừng 7 hải lý thì bị các tàu của Trung Quốc soi đèn xua đuổi. Dù căm giận Trung Quốc ngang ngược nhưng ai cũng cố gắng giữ bình tĩnh để tránh va chạm. Vì chỉ cần manh động một chút có thể là cớ để tàu cá Trung Quốc tấn công. Chứng kiến tận mắt những hành động gây hấn của các tàu sắt Trung Quốc đối với tàu cá Việt Nam và đã ghi lại được những hình ảnh cận cảnh tàu Trung Quốc đâm va tàu của ngư dân Việt Nam”...

Chắc hẳn những bài viết của các phóng viên dũng cảm, can trường về Hoàng Sa - vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam - vẫn còn rất nhiều vì nơi đó, ngư dân Việt Nam vẫn đang ngày đêm bám biển, bám ngư trường và lòng dân vẫn còn mãi quặn đau, “không thể nào quên, không thể nào nguôi” khi Hoàng Sa vẫn đang “nóng bỏng”!

Lê Khôi - Minh Tích - Vũ Lê

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn và sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.
Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khoá XV xem xét công tác nhân sự

Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khoá XV xem xét công tác nhân sự

Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5/2024 để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, để lại nhiều kinh nghiệm với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường một số dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường một số dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân làm việc trên công trường một số dự án cao tốc trọng điểm, ngày 29/4.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và cắt băng khánh thành dự án tại điểm cầu ở huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận thuộc dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo.
Thủ tướng xuống đồng động viên người dân vùng nắng hạn Ninh Thuận

Thủ tướng xuống đồng động viên người dân vùng nắng hạn Ninh Thuận

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, thăm hỏi, động viên người dân Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phát triển kinh tế theo hướng xanh, số, tuần hoàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phát triển kinh tế theo hướng xanh, số, tuần hoàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng Ninh Thuận sẽ hiện thực hóa thành công Quy hoạch vừa được phê duyệt, vượt lên mạnh mẽ, phát triển nhanh, bền vững.
Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận

Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận

Sáng 28/4, tại TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận năm 2024.
Phê duyệt chủ trương đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên

Phê duyệt chủ trương đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên

Dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên có chiều dài tuyến khoảng 65km, sẽ góp phần nâng cao khả năng khai thác tuyến cao tốc Bắc-Nam.
Triển vọng tăng trưởng kinh tế nhìn từ chỉ số PMI

Triển vọng tăng trưởng kinh tế nhìn từ chỉ số PMI

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam vẫn chỉ xoay quanh mốc 50 điểm, đây là dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế chưa thể khởi sắc.
Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 - 1/5/2024), nhiều địa phương tổ chức nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa.
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

BCH Trung ương Đảng đã đồng ý cho Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt.
Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Lập trường của Việt Nam về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là hết sức nhất quán và đã được khẳng định rõ trong những năm qua.
Phó Thủ tướng kiểm tra 4 nhà thầu cung cấp cột thép đường dây 500kV mạch 3

Phó Thủ tướng kiểm tra 4 nhà thầu cung cấp cột thép đường dây 500kV mạch 3

Ngày 25/4/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác đã kiểm tra tiến độ sản xuất cột thép cho Dự án đường dây 500kV mạch 3.
Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng ban hành Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là ''đột phá của đột phá''

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Theo các ''ông lớn'' về công nghệ trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng lớn về trí tuệ nhân tạo và đây là thời cơ vẽ lại vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn.
Không có quốc gia nào

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng Việt Nam là thị trường chủ lực.
Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông gắn với tiến độ, trách nhiệm.
Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Bộ Tài chính vừa cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2)...
Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động