Sẽ xử mạnh tay đối với hàng dởm kinh doanh trên mạng

Để loại bỏ hàng dởm bày bán tràn lan trên mạng, Bộ Công Thương vừa phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này, thời gian thực thi chiến dịch kể từ tháng 10/2019 đến hết năm 2020.

Theo số liệu thống kê, sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc về số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, lượng hàng bày bán nhưng đồng thời cũng nảy sinh nhiều phức tạp, cụ thể là hình thức kinh doanh hàng dởm và gian lận thương mại. Trong năm 2018, doanh thu thương mại điện tử của Việt Nam đã đạt doanh số 2,269 tỷ USD và nằm trong Top 6 nền thương mại điện tử phát triển nhất năm 2018.

Tuy nhiên, chỉ tính đến hết năm 2018, các cơ quan chức năng đã buộc gỡ bỏ 35.943 sản phẩm vi phạm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và khóa hơn 3.100 tài khoản trên các sàn giao dịch thương mại điện tử. Vi phạm trong kinh doanh thương mại điện tử trong thời gian qua là rất phổ biến song những vụ việc được phát hiện và xử lý là rất ít. Thí dụ, năm 2015, cơ quan quản lý thị trường (QLTT) cả nước đã xử phạt vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử 3,5 tỷ đồng; năm 2016 là 4,5 tỷ đồng; năm 2017 gần 6 tỷ đồng; năm 2018 là 7 tỷ đồng.

se xu manh tay doi voi hang dom kinh doanh tren mang
Mỹ phẩm nhập lậu, giả, kém chất lượng kinh doanh trên mạng bị lực lượng QLTT thu giữ chờ xử lý. Ảnh Internet

Ông Nguyễn Văn Bách - quyền Cục trưởng Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh - nhìn nhận, phương thức bán hàng online qua thương mại điện tử, zalo, feabook... ngày càng phát triển mạnh nhưng đồng thời cũng là lĩnh vực xuất hiện nhiều hàng gian, hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, hàng không rõ nguồn gốc, gian lận thương mại... với mức độ vi phạm ngày càng nghiêm trọng và chưa thể kiểm soát được. “Đối với hình thức kinh doanh online, do thông tin khai báo, đăng ký hoạt động kinh doanh không chính xác về nhân thân và địa chỉ; thường xuyên thay đổi địa điểm, không theo trình tự thời gian cụ thể nên gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng”, ông Bách đánh giá.

Đại diện Saigon Co.op cho biết, thời gian qua có rất nhiều fanpgage tự lập, giả mạo Co.opmart cung cấp nhiều thông tin sai lệch gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Thủ đoạn của những kẻ làm ăn gian lận là đưa thông tin hấp dẫn, đẩy mạnh quảng cáo tiếp cận người dùng facebook để lừa tiền thông qua hai hình thức. Đó là giả mạo fanpage Co.opmart để bán hàng online - giao hàng và thu tiền tận nhà với những sản phẩm hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng. Giả mạo trang tuyển dụng Co.opmart để lừa những người xin việc bằng các công việc lương cao, giờ giấc linh hoạt, không cần bằng cấp tại hệ thống Co.opmart toàn quốc, người xin việc sẽ phải ứng từ vài trăm cho đến hàng triệu đồng phí đồng phục, phí đào tạo sau đó đối tượng lừa đảo trốn biệt tăm. Siêu thị Saigon Co.op khuyến nghị người tiêu dùng cần lưu ý để không bị tiền mất tật mang, chỉ nên theo dõi fanpage Co.opmart có dấu chứng nhận màu xanh; Truy cập đường link: https://www.facebook.com/hethongcoopmartvn/ để theo dõi fanpage Co.opmart Bạn của mọi nhà và đường link https://www.facebook.com/cooptuyendung/ để cập nhật các thông tin về Saigon Co.op Tuyển dụng. Bất cứ thông tin đăng tải trên fanpage tương tự Co.opmart đều là giả.

Bà Lê Mai Thi -Trưởng phòng Bảo vệ thương hiệu, Phòng Truyền thông và Đối ngoại Công ty L'Oreal Việt Nam - cho hay, trên không gian mạng gần đây, tình trạng bán hàng giả, hàng nhái thương hiệu của L’Oreal diễn ra công khai và mức độ vi phạm ngày càng gia tăng. Cụ thể, trên trang thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Sendo... xuất hiện ồ ạt các cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm Kérastese với các sản phẩm thuộc nhóm điều trị chăm sóc da. Mức giá của các mặt hàng này từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/bộ, được quảng cáo là hàng xách tay, xuất xứ từ Pháp. Kérastese là thương hiệu thuộc Tập đoàn mỹ phẩm L’Oreal nhưng chỉ chuyên về các sản phẩm trong ngành tóc, không có dòng mỹ phẩm chăm sóc da Kérastese.

Bà Thi khẳng định, toàn bộ những sản phẩm trên đều là những sản phẩm giả mạo thương hiệu Kérastese. Theo bà Thi, cách đây không lâu, tại TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, các cơ quan chức năng đã bắt giữ hai container hàng giả, trong đó có hàng nghìn sản phẩm mỹ phẩm thuộc các thương hiệu Lancome, Yves Saint Laurent, Kielh’s, Giorgio Armani, Ralph Laurent, 3CE đều là hàng giả của nhãn hàng L’Oreal. Điều đáng nói là những loại hàng hóa giả mạo nhãn hiệu này được tìm thấy bày bán trên các trang bán hàng online và các cửa hàng mỹ phẩm với lời mời gọi người tiêu dùng là hàng chuẩn xách tay.

Ông Trịnh Anh Tuấn - Tổng giám đốc Công ty CP Thủy Lâm Ngân (sàn giao dịch B2B thương mại điện tử Exocomets) - cho rằng, trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của Việt Nam hiện nay những hình thức gian lận như bán hàng giả, hàng kém chất lượng, mạo danh của các nhà sản xuất... diễn biến ngày càng phức tạp và xu hướng đang gia tăng. Ông Tuấn cho rằng, nguyên nhân là do sự quản lý của các cơ quan chức năng còn rất lỏng lẻo, chế tài xử phạt đối với các sai phạm là thấp so với lợi nhuận mà họ kinh doanh gian lận đã thu về. Điều này vô hình chung không góp phần đẩy lùi hàng dởm trên mạng và còn kích thích người kinh doanh tiếp tục gian lận, làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh chân chính và gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Nhằm kiểm soát hoạt động kinh doanh trên thương mại điện tử đối với các nhóm hàng thực phẩm chức năng, trang sức, mỹ phẩm, rượu, quần áo, giày dép, đồng hồ, đồ gia dụng là hàng giả, hàng nhái, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ... Bộ Công Thương vừa phê duyệt chiến dịch thanh tra kiểm tra đối với hoạt động này kể từ tháng 10/2019 đến hết năm 2020. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu website, ứng dụng thương mại điện tử bán hàng, kinh doanh trên website, ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là những đối tượng bị thanh kiểm tra. Địa bàn kiểm tra trọng điểm trong chiến dịch này gồm các thành phố lớn là Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Mục đích của Bộ Công Thương thực hiện chiến dịch thanh kiểm tra này là nhằm kịp thời phát hiện, xử lý triệt để tình trạng buôn lậu, kinh doanh hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ xuất xứ nguồn gốc, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đối với các hành vi vi phạm hoạt động có số lượng hàng hóa vi phạm lớn, tái phạm nhiều lần, mang tính đường dây, ổ nhóm sẽ bị xử lý nghiêm.

Trần Thế
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kiên Giang: Xử lý 116 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách 3,7 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm

Kiên Giang: Xử lý 116 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách 3,7 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang đã kiểm tra 330 vụ, phát hiện và xử lý 116 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách hơn 3,7 tỷ đồng.
Bắc Giang: Xử phạt doanh nghiệp vi phạm trong chế biến thực phẩm hơn 100 triệu đồng

Bắc Giang: Xử phạt doanh nghiệp vi phạm trong chế biến thực phẩm hơn 100 triệu đồng

Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền hơn 100 triệu đồng đối với Công ty TNHH MTV Thương Nhung.
Nghệ An: Triển khai kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu từ ngày 2/5

Nghệ An: Triển khai kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu từ ngày 2/5

Cục Quản lý thị trường Nghệ An sẽ triển khai kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024 từ ngày 02/5/2024 đến hết ngày 31/5/2024.
Tuyên Quang: Bình ổn thị trường hàng hóa những tháng đầu năm 2024

Tuyên Quang: Bình ổn thị trường hàng hóa những tháng đầu năm 2024

Cục Quản lý thị trường tỉnh Tuyên Quang vừa có báo cáo công tác Quản lý thị trường quý I và phương hướng nhiệm vụ quý II năm 2024.
Lai Châu: Tiêu hủy 400 kg bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ

Lai Châu: Tiêu hủy 400 kg bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ

Ngày 26/4, Đội Quản lý thị trường số 2 (Lai Châu) tổ chức tiêu hủy 400 kg bánh không đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tin cùng chuyên mục

Khánh Hòa: Phát hiện 4 cơ sở kinh doanh hơn 2.100 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Khánh Hòa: Phát hiện 4 cơ sở kinh doanh hơn 2.100 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Lực lượng quản lý thị trường Khánh Hoà đã kiểm tra liên tiếp 4 cơ sở kinh doanh, thu giữ hơn 2.100 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu.
Quảng Ninh: Tăng cường kiểm tra việc sử dụng hóa đơn điện tử tại các cửa hàng xăng dầu

Quảng Ninh: Tăng cường kiểm tra việc sử dụng hóa đơn điện tử tại các cửa hàng xăng dầu

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng hóa đơn điện tử tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu.
Bắc Giang: Xử lý hộ kinh doanh thực phẩm nhập lậu

Bắc Giang: Xử lý hộ kinh doanh thực phẩm nhập lậu

Ngày 26/4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang thông tin, đơn vị vừa phối hợp kiểm tra, phát hiện và tịch thu hàng hóa nhập lậu của Hộ kinh doanh trên địa bàn
Bổ nhiệm ông Trần Phước Trí giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hoà

Bổ nhiệm ông Trần Phước Trí giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hoà

Ông Trần Phước Trí, nguyên Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP. Đà Nẵng được bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hoà.
Thái Nguyên: Quản lý thị trường giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng

Thái Nguyên: Quản lý thị trường giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng

Thời gian tới, Cục Quản lý thị trường Thái Nguyên sẽ tiếp tục triển khai kiểm tra các cơ sở kinh doanh, mua bán vàng trên địa bàn.
Lai Châu: 8 hộ kinh doanh ký cam kết không buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu

Lai Châu: 8 hộ kinh doanh ký cam kết không buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu

Nhằm ngăn chặn việc buôn bán thuốc bảo vệ thực vận nhập lậu, Đội Quản lý thị trường số 4 (Lai Châu) đã vận động các hộ kinh doanh ký cam kết thực hiện.
Thái Bình: Tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Thái Bình: Tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Đội quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình) vừa kiểm tra, phát hiện và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.
Bến Tre: Xử phạt một hộ kinh doanh trên TikTok hơn 220 triệu đồng

Bến Tre: Xử phạt một hộ kinh doanh trên TikTok hơn 220 triệu đồng

Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre vừa quyết định xử phạt đối với một hộ kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử TikTok số tiền hơn 220 triệu đồng.
Vĩnh Phúc: Một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bị xử phạt 30 triệu đồng

Vĩnh Phúc: Một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bị xử phạt 30 triệu đồng

Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng 168 bị lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc xử phạt 30 triệu đồng, do có vi phạm trong kinh doanh xăng dầu.
Bạc Liêu: Hàng loạt cơ sở kinh doanh thực phẩm bị xử phạt hành chính

Bạc Liêu: Hàng loạt cơ sở kinh doanh thực phẩm bị xử phạt hành chính

Thanh tra Sở Công Thương tỉnh Bạc Liêu đã tiến hành kiểm tra và phát hiện, xử phạt 9 cơ sở kinh doanh thực phẩm vi phạm trên địa bàn.
Hà Nội: Tạm giữ hàng trăm bình chứa khí N20 không có hóa đơn chứng từ

Hà Nội: Tạm giữ hàng trăm bình chứa khí N20 không có hóa đơn chứng từ

Ngày 22/4, Cục Quản lý thị trường Hà Nội thông tin, Đội Quản lý thị trường số 5 vừa phối hợp tạm giữ hàng trăm bình chứa khí N20 không có hóa đơn chứng từ.
Quảng Ninh: Công ty Thuý Nga bị phạt vì kinh doanh xăng dầu sai vị trí

Quảng Ninh: Công ty Thuý Nga bị phạt vì kinh doanh xăng dầu sai vị trí

Công ty TNHH du lịch dịch vụ thương mại Thúy Nga bị Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh xử phạt 50 triệu đồng vì kinh doanh xăng dầu không đúng vị trí.
TP. Hồ Chí Minh: Đồng loạt kiểm tra các điểm kinh doanh vàng, phát hiện nhiều vi phạm

TP. Hồ Chí Minh: Đồng loạt kiểm tra các điểm kinh doanh vàng, phát hiện nhiều vi phạm

Kiểm tra đột xuất các hộ kinh doanh vàng, lực lượng quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh phát hiện hàng không có hóa đơn chứng từ, có dấu hiện giả mạo nhãn hiệu.
Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.
Tây Ninh: Phát hiện sai phạm tại tiệm vàng Kim Phón, huyện Châu Thành

Tây Ninh: Phát hiện sai phạm tại tiệm vàng Kim Phón, huyện Châu Thành

Đội Quản lý thị trường số 4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh vừa tiến hành kiểm tra và phát hiện sai phạm tại tiệm vàng Kim Phón (huyện Châu Thành).
Hà Giang: Thu giữ hơn 3.000 sản phẩm dầu gội, bột giặt có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Hà Giang: Thu giữ hơn 3.000 sản phẩm dầu gội, bột giặt có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang cho biết vừa phát hiện, thu giữ hơn 3.000 sản phẩm dầu gội, bột giặt có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.
TP. Hồ Chí Minh: Tập trung giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng

TP. Hồ Chí Minh: Tập trung giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng

Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đang tập trung kiểm tra, giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng để kịp thời phát hiện vi phạm và xử lý nghiêm.
Quản lý thị trường phía Nam liên tục xử phạt các doanh nghiệp kinh doanh vàng vi phạm

Quản lý thị trường phía Nam liên tục xử phạt các doanh nghiệp kinh doanh vàng vi phạm

Cục Quản lý thị trường ở các tỉnh phía Nam thời gian qua liên tục kiểm tra, xử phạt đối với nhiều cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng có dấu hiệu vi phạm.
Quảng Ninh: Liên tiếp tạm giữ số lượng lớn hàng hoá đông lạnh chưa rõ nguồn gốc

Quảng Ninh: Liên tiếp tạm giữ số lượng lớn hàng hoá đông lạnh chưa rõ nguồn gốc

Trong ngày 15 và 16/4, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã kiểm tra, phát hiện và tạm giữ số lượng lớn hàng hóa đông lạnh chưa rõ nguồn gốc.
Hà Giang: Xử phạt và tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Hà Giang: Xử phạt và tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Cục Quản lý thị trường Hà Giang thông tin, Đội Quản lý thị trường số 9 vừa xử phạt, buộc tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động