Nghị quyết 128 của Chính phủ và câu chuyện sức mạnh thể chế

Cộng đồng doanh nghiệp đánh giá rất cao Nghị quyết 128 của Chính phủ và đây cũng la biểu hiện sắc nét của sức mạnh thể chế khi đóng trò một nguồn lực.
Nghị quyết 128 của Chính phủ: Dấu mốc cho bình thường mới

Nghị quyết 128 của Chính phủ có thể nói không đơn thuần là một văn bản điều hành mà sâu xa hơn đã ra đời rất đúng, rất trúng góp phần quan trọng biến “nguy” thành “cơ” cũng như là minh chứng nổi bật cho sự đồng hành của Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp.

Đây là chia sẻ của nhiều chuyên gia tại Toạ đàm “Chính phủ và doanh nghiệp: Đồng hành vượt khó" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng 8/10/2022.

Từ góc độ đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp cả nước, ông Phạm Tấn Công- Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mô tả quá trình tròn 1 năm qua kể từ khi Chính phủ ra Nghị quyết 128 cũng là 1 năm Chính phủ “tả xung hữu đột” cùng cộng đồng doanh nghiệp.

Có thể nói Chính phủ một mặt đã cầu thị, lắng nghe, một mặt hành động quyết liệt, kịp thời mà cũng rất sáng tạo”- Chủ tịch VCCI đánh giá.

Nghị quyết 128 của Chính phủ và câu chuyện sức mạnh thể chế
Tạo đàm Chính phủ và doanh nghiệp đồng hành vượt khó do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 8/10/2022

Phân tích sâu hơn ông Phạm Tấn Công mô tả, khoảng thời gian 1 năm qua cũng là khoảng thời gian chuỗi sản xuất toàn cầu bị đứt gẫy, có khoảng trống thì doanh nghiệp Việt Nam kịp thời điền vào chỗ trống, giành được vị trí, từ đó sản xuất, xuất khẩu của chúng ta mới tăng trưởng nhanh. Chúng ta thấy, kết quả là quý III tăng trưởng lớn, đó là điều mà ít người dám hình dung ở thời điểm tháng 10/2021.

Cái động tác “điền” đó như ông Phạm Tấn Công mô tả, đó là đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh. Thủ tướng liên tục có các cuộc gặp gỡ doanh nghiệp, lắng nghe phản ánh, từ đó có quyết sách kịp thời. Chính nhờ quyết sách ấy và sự quyết liệt của Chính phủ đã giúp bảo toàn năng lực cho doanh nghiệp hiện nay không đổ vỡ quá nhiều trong đại dịch vừa rồi. Các quyết sách đã hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, hỗ trợ người lao động, hỗ trợ đào tạo lại cho lao động trong doanh nghiệp; cả chính sách thuế, giảm thuế.

Chia sẻ góc nhìn của Chủ tịch VCCI, chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên cho rằng mối quan tâm lớn nhất của các nền kinh tế trên thế giới thời qua chỉ gói gọn trong yếu tố phục hồi thì Nghị quyết 128 của Chính phủ không chỉ đặt vấn đề phục hồi mà còn đặt cả vấn đề phát triển, để từ đó đi đến điều lớn lao hơn, căn cốt hơn, đó là xây dựng nền kinh tế tự chủ.

Hai bài học lớn nhất, mà cũng thấm thía nhất được rút ra ở đây là luôn phải bảo đảm thông tiền và thông hàng và chúng ta đã làm được điều này”- ông Trần Đình Thiên nói. Và vẫn theo vị chuyên gia này, việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 128 trong hai năm tới cũng chính là cơ hội để tăng cường sức mạnh thể chế cũng như thúc đẩy thể chế phát triển.

Ông Phạm Tấn Công lưu ý là các chính sách của Chính phủ ban hành rất tốt cũng nhưng không phải chính sách nào cũng triển khai được ngay nên doanh nghiệp phải chủ động giải quyết và đối phó với những tình huống như vậy. Sau đại dịch, cơ hội mở ra rất lớn cho doanh nghiệp Việt Nam. Đó là những cơ hội thị trường mới ở cả trong nước và quốc tế, có những chuỗi cung ứng của nước ngoài vào Việt Nam bị đứt gãy thì chính cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập. Do đó doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng tìm cơ hội và tạo năng lực cho mình, và ở đây cũng cần sự đồng hành của Chính phủ.

Ở góc độ doanh nghiệp trực tiếp, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm- Tổng giám đốc Ngân hàng Sacombank cho rằng thời gian qua với nhiều doanh nghiệp chuỗi cung ứng đứt gãy, các chi phí phục vụ cho các doanh nghiệp tăng rất cao. Trong dịch COVID-19, nguồn lực lao động bị ảnh hưởng rất lớn, rồi lạm phát, nền kinh tế suy giảm, doanh nghiệp thiếu hụt nguồn tiền cũng như như tính thanh khoản, cung cầu của nền kinh tế bị ảnh hưởng rất lớn, rồi một số rào cản pháp lý thực sự khó khăn. COVID-19 như vậy, người dân dịch chuyển các hành vi chuyển sang giao dịch mua sắm trực tuyến. Trong bối cảnh như thế, các doanh nghiệp rất khó khăn.

Đối với lĩnh vực ngân hàng, chúng tôi phải thực hiện nhiệm vụ kép vừa phải chống dịch vừa phải vận hành doanh nghiệp của mình, vừa phải đồng hành cùng nền kinh tế. Chúng tôi vừa phải duy trì lãi suất kinh doanh, vừa phải duy trì miễn giảm phí, giảm lãi theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và chúng tôi phải đảm bảo tính thanh khoản ổn định duy trì suốt mùa dịch. Trước những khó khăn đó, chúng tôi cho rằng Chính phủ đã đưa ra quyết sách vô cùng tuyệt vời”- bà Diễm nói.

Còn ông Hồ Thanh Tùng- Tổng Giám đốc Tập đoàn CMC chia sẻ cộng đồng doanh nghiệp luôn cần thấm đẫm tinh thần phải tự chủ, cả lúc lên lẫn lúc xuống, đều phải có những phương án ứng phó khi khó khăn để tìm ra "con đường sáng". Đấy là tinh thần, là những con đường mà cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã đi qua và sẽ tiếp tục phát huy. Chúng ta phải xác định xây dựng đối với một tập đoàn hoặc một công ty phát triển, tồn tại 50 năm, 100 năm còn nếu chỉ tư duy 10 năm, 20 năm thì cũng chỉ loanh quanh như vậy.

Với chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên, ông thường có những nhận xét mang tính tổng kết. Tại Toạ đàm này theo ông, sự đồng hành của Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp thời gian qua, đặc biệt là từ khi có Nghị quyết 128 có thể xem như một câu chuyện hai chiều bởi chúng ta vừa trải qua một thời kỳ khốc liệt, thử thách không chỉ Chính phủ mà còn đối với doanh nghiệp. Để vượt qua, phải có sự phối hợp giữa Chính phủ và doanh nghiệp. Chúng ta thấy rằng Chính phủ đã làm rất tốt việc của mình.

Thủ tướng Chính phủ đã "tham chiến" trực tiếp, đã vào các ổ dịch để cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, nối được các chuỗi sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam với thế giới vì nguy hiểm nhất của nền kinh tế là đứt chuỗi. Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ ngành đã vào trung tâm dịch lớn nhất và cũng là trung tâm sản xuất lớn nhất để giữ được mạch sản xuất. Rõ ràng đấy là đồng hành thật sự. Đi liền với đó là chính sách. Bám sát được nền kinh tế để đưa ra các quyết sách phù hợp ở thời điểm đó là rất tuyệt vời”- vị chuyên gia này nhìn nhận.

Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chính phủ

Tin cùng chuyên mục

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Trung ương thống nhất phương án kiện toàn chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất phương án kiện toàn chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm Ngày sinh của Người

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm Ngày sinh của Người

Thủ tướng: Thủ tục, điều kiện cho vay mua, đầu tư nhà ở xã hội phải nhanh, đơn giản

Thủ tướng: Thủ tục, điều kiện cho vay mua, đầu tư nhà ở xã hội phải nhanh, đơn giản

AFD sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh

AFD sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh

Văn phòng Quốc hội công bố quyết định nhân sự

Văn phòng Quốc hội công bố quyết định nhân sự

Trung ương cho ý kiến về dự thảo Chỉ thị đại hội đảng bộ các cấp

Trung ương cho ý kiến về dự thảo Chỉ thị đại hội đảng bộ các cấp

Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực sớm hơn 6 tháng?

Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực sớm hơn 6 tháng?

Ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc: Tăng cường liên kết, hợp tác cùng phát triển

Ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc: Tăng cường liên kết, hợp tác cùng phát triển

Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia: Việt Nam từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về cạnh tranh

Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia: Việt Nam từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về cạnh tranh

Infographic: Tiểu sử tân Thường trực Ban Bí thư Đại tướng Lương Cường

Infographic: Tiểu sử tân Thường trực Ban Bí thư Đại tướng Lương Cường

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Bùi Thị Minh Hoài

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Bùi Thị Minh Hoài

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Nguyễn Trọng Nghĩa

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Nguyễn Trọng Nghĩa

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ chính trị khoá XIII Lê Minh Hưng

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ chính trị khoá XIII Lê Minh Hưng

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Đỗ Văn Chiến

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Đỗ Văn Chiến

VEPR dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 khoảng 5,5-6%

VEPR dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 khoảng 5,5-6%

Năm 2027 sẽ hoàn thành mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn lên 6 làn xe

Năm 2027 sẽ hoàn thành mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn lên 6 làn xe

Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

Thủ tướng Chính phủ: Doanh nghiệp không thực hiện hóa đơn điện tử trong kinh doanh vàng sẽ bị tước giấy phép

Thủ tướng Chính phủ: Doanh nghiệp không thực hiện hóa đơn điện tử trong kinh doanh vàng sẽ bị tước giấy phép

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Xem thêm