Ngành mía đường chưa tận dụng được tối đa tiềm năng và lợi thế

Tại Hội nghị tổng kết 22 năm (1995-2017) phát triển ngành mía đường Việt Nam, diễn ra ở Sầm Sơn (Thanh Hóa) ngày 28/9, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Trần Thanh Lam - khẳng định: “Ngành mía đường chưa tận dụng được hết tiềm năng và lợi thế chuỗi giá trị sản xuất - chế biến - tiêu thụ”.
Ngành mía đường chưa tận dụng được tối đa tiềm năng và lợi thế
Hội nghị tổng kết 22 năm phát triển ngành mía đường

Ngành công nghiệp mía đường được ghi nhận khởi đầu phát triển từ năm 1995 khi Đảng, Nhà nước phát động Chương trình sản xuất 1 triệu tấn đường (giai đoạn 1995-2000). Chương trình này hoàn thành mục tiêu năm 2000, đồng thời mở ra một giai đoạn mới cho ngành mía đường phát triển đến ngày nay. Trước năm 1995, cả nước chưa có đến chục cơ sở sản xuất đường mía, diện tích đất trồng mía khoảng vài chục ngàn ha, sau năm 2000 đã có 44 nhà máy đường, diện tích đất trồng mía tăng thêm hàng trăm ngàn ha. Đến nay, cả nước có khoảng gần 300.000ha trồng mía với 41 nhà máy đường đang hoạt động, sản lượng đường đạt khoảng 1.300.000 -1.500.000 tấn/năm.

Đánh giá tổng quát kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế của ngành mía đường, ông Lam khẳng định: 22 năm qua ngành mía đường đã đưa cây mía trở thành một cây công nghiệp góp phần tích cực giải quyết việc làm cho hơn 1 triệu lao động, nâng cao thu nhập và đời sống cho nhiều hộ gia đình và người dân. Đã hình thành hệ thống sản xuất công nghiệp, chế biến, đáp ứng được nhu cầu đường trong nước và xuất khẩu (tuy chưa nhiều), từng bước hướng tới hội nhập quốc tế. Đã hình thành được chuỗi giá trị sản xuất, chế biến, tiêu thụ đường.

Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh ngành mía đường Việt Nam còn yếu kém; khâu sản xuất mía năng suất, chất lượng còn thấp, giá nguyên liệu cao so với khu vực và thế giới khiến giá thành đường cao; năng lực chế biến đường còn hạn chế (đa dạng hóa sản phẩm cạnh đường và tận dụng các phụ phẩm từ mía đường…), công nghệ còn phụ thuộc nhiều vào nước ngoài; chưa xây dựng được hệ thống phân phối, tiêu thụ sản phẩm hiệu quả. Những bất cập, tồn tại nêu trên khiến ngành mía đường chưa khai thác được tối đa tiềm năng, lợi thế.

Ông Cao Đức Phát - Phó Trưởng ban thường trực Ban Kinh tế trung ương:

Một số bài bài học kinh nghiệm 22 năm phát triển ngành mía đường có thể rút ra là: Phát huy mô hình liên kết nông nghiệp và công nghiệp; xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu thích hợp; định hướng sản phẩm và lựa chọn công nghệ phù hợp; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; Nhà nước có cơ chế, chính sách thích hợp hỗ trợ, thúc đẩy.

Ông Phạm Hồng Dương - Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Mía đường Thành Thành Công nhận định: Với tổng diện tích mía cả nước gần 300.000ha hiện nay, nếu ngành mía đường phát huy được năng suất, chất lượng bằng mức tối đa của thế giới, đa dạng hóa sản phẩm sau đường, bên cạnh đường và tận dụng phụ phẩm để tạo ra giá trị gia tăng hiệu quả, ước tính tổng giá trị ngành mía đường Việt Nam sẽ vào khoảng 5 tỷ USD. Nhưng với thực trạng trình độ phát triển hiện nay, ước tính tổng giá trị ngành đường Việt Nam chỉ đạt khoảng 1,4 tỷ USD.

Để có thể nâng cao được giá trị và hạ giá thành sản phẩm thì ngành mía đường cần phải nỗ lực khai thác triệt để. Theo ông Dương, có thể phân công chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ theo hướng chuyên môn hóa trên cơ sở phân chia thu nhập hài hòa. Người nông dân lo sản xuất mía đảm bảo nguyên liệu cho chế biến, thay đổi tư duy canh tác tiểu nông, tham gia vào sản xuất qui mô lớn, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng, hạ giá mía nguyên liệu. Các nhà máy lo chế biến, đa dạng hóa sản phẩm, tạo giá trị gia tăng, nghiên cứu (hoặc liên kết với nhà khoa học) để chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân. Các nhà thương mại tập trung xây dựng, phát triển hệ thống phân phối, tiêu thụ hiệu quả.

Hiệp hội Mía đường Việt Nam phát huy vai trò tập hợp, thống nhất hành động, cùng các doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển ngành, tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách với Nhà nước để tái cấu trúc ngành. Hiệp hội Mía đường đóng vai trò giám sát, điều phối hệ thống phân chia thu nhập trong chuỗi giá trị đảm bảo hài hòa lợi ích, khuyến khích được tất cả các thành phần.

Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân, nhà máy, nhà khoa học về đầu tư, vốn, quy hoạch vùng nguyên liệu, nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, phát triển thị trường...

Ngọc Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Ngành Công Thương khu vực phía Bắc: Công nghiệp dẫn dắt tăng trưởng

Ngành Công Thương khu vực phía Bắc: Công nghiệp dẫn dắt tăng trưởng

Ngành Công Thương khu vực phía Bắc: Vững vàng vượt thách thức

Ngành Công Thương khu vực phía Bắc: Vững vàng vượt thách thức

Gia tăng hiệu quả công tác khuyến công: Địa phương khu vực phía Bắc mong muốn gì?

Gia tăng hiệu quả công tác khuyến công: Địa phương khu vực phía Bắc mong muốn gì?

Thép Việt Nam ghi danh trên bản đồ ngành công nghiệp thép thế giới

Thép Việt Nam ghi danh trên bản đồ ngành công nghiệp thép thế giới

Các địa phương khu vực phía Bắc phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch khuyến công

Các địa phương khu vực phía Bắc phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch khuyến công

Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII

Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII

Bộ Quốc phòng: Tổ chức phúc tra kho xăng, dầu chiến thuật toàn quân năm 2024

Bộ Quốc phòng: Tổ chức phúc tra kho xăng, dầu chiến thuật toàn quân năm 2024

Công nhận 126 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Công nhận 126 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Gần 200 công ty trong và ngoài nước tham gia triển lãm quốc tế Vietnam Autoexpo 2024

Gần 200 công ty trong và ngoài nước tham gia triển lãm quốc tế Vietnam Autoexpo 2024

Công nghiệp hỗ trợ: Cần nỗ lực hơn trong phát triển chuỗi cung ứng

Công nghiệp hỗ trợ: Cần nỗ lực hơn trong phát triển chuỗi cung ứng

Nam Định hiện đại hóa sản xuất công nghiệp nông thôn

Nam Định hiện đại hóa sản xuất công nghiệp nông thôn

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế công nghiệp Điện – Năng lượng tại Việt Nam

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế công nghiệp Điện – Năng lượng tại Việt Nam

Công nghiệp chế biến chế tạo: Điểm sáng trong bức tranh FDI

Công nghiệp chế biến chế tạo: Điểm sáng trong bức tranh FDI

Giải pháp cung ứng trực tiếp sản phẩm công nghiệp nông thôn tới người tiêu dùng

Giải pháp cung ứng trực tiếp sản phẩm công nghiệp nông thôn tới người tiêu dùng

Nhà máy Z143: 5 năm liền nhận Cờ thi đua của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng

Nhà máy Z143: 5 năm liền nhận Cờ thi đua của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng

Công nghiệp chế biến, chế tạo duy trì vị trí “đầu tàu”

Công nghiệp chế biến, chế tạo duy trì vị trí “đầu tàu”

Công nghiệp - “xương sống” của nền kinh tế

Công nghiệp - “xương sống” của nền kinh tế

Tiếp sức cho doanh nghiệp, sản phẩm công nghiệp nông thôn phát triển

Tiếp sức cho doanh nghiệp, sản phẩm công nghiệp nông thôn phát triển

Nhiều nhãn hàng “nhắm đến” nguồn cung dệt may từ Việt Nam

Nhiều nhãn hàng “nhắm đến” nguồn cung dệt may từ Việt Nam

Hội nghị ngành Công Thương 06 tỉnh Bắc Trung Bộ

Hội nghị ngành Công Thương 06 tỉnh Bắc Trung Bộ

Xem thêm