Khẩn trương thu xếp nguồn vốn đầu tư nâng cấp kênh Chợ Gạo

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định, đây là tuyến kênh có vai trò đặc biệt quan trọng đối với giao thông thuỷ nội địa, nhưng hiện đang bị ùn tắc, xuống cấp nghiêm trọng. Việc đầu tư nâng cấp kênh Chợ gạo là rất cấp bách, được người dân, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm.

Đây là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khi dẫn đầu đoàn công tác Chính phủ đi khảo sát, kiểm tra tuyến kênh Chợ Gạo và làm việc với các bộ, ngành, địa phương tại tỉnh Tiền Giang ngày 15/3.

khan truong thu xep nguon von dau tu nang cap kenh cho gao

Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận thông, Văn phòng Chính phủ, đại diện Bộ Quốc phòng.

khan truong thu xep nguon von dau tu nang cap kenh cho gao
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nghe báo cáo về tuyến kênh Chợ Gạo

Đoàn công tác đã đi khảo sát trên tuyến kênh Chợ Gạo gồm các đoạn rạch Kỳ Hôn, kênh Chợ Gạo và rạch Lá và có cuộc làm việc tại tỉnh Tiền Giang.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng việc giải quyết các “nút thắt” kết nối giao thông vùng giữa Đồng bằng sông Cửu Long, TPHCM và khu vực động lực kinh tế Nam Bộ là nhiệm vụ cấp bách.

“Như chúng ta vừa khảo sát, tuyến kênh Chợ Gạo là tuyến đường thủy huyết mạch, có vai trò rất quan trọng kết nối các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với cảng biển khu vực TPHCM nói riêng và khu vực các tỉnh Đông Nam Bộ nói chung”, Phó Thủ tướng nói.

khan truong thu xep nguon von dau tu nang cap kenh cho gao
khan truong thu xep nguon von dau tu nang cap kenh cho gao
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khảo sát trên tuyến kênh Chợ Gạo

Kênh Chợ Gạo có tổng chiều dài toàn tuyến 28,6 km qua địa phận huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang và một phần qua tỉnh Long An. Hiện nay, do mật độ tàu, thuyền tăng cao, tuyến đường thủy này đến nay đã quá tải và xảy ra ùn tắc trong thời gian cao điểm, đồng thời gây hiện tượng xói lở bờ, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân hai bên bờ kênh.

Theo thống kê thì trung bình có 1.400 lượt phương tiện/ngày với trọng tải từ 200-1.000 DWT qua tuyến kênh (ngày cao điểm lên đến 1.800 lượt) dẫn đến tuyến kênh thường xuyên tắc nghẽn. Nhiều sự cố va chạm, lật tàu thuyền đã xảy ra, kèm theo đó là hiện tượng sạt lở bờ, gây tổn thất đáng kể về người và tài sản.

Chỉ với việc cải tạo, nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo, sẽ có thể khắc phục một bước tình trạng quá tải, nâng cao năng lực vận tải thủy kết nối vùng Đồng bằng sông Cửu Long với TPHCM, các tỉnh Đông Nam Bộ và hỗ trợ cho Khu bến cảng Cái Mép-Thị Vải tại Bà Rịa-Vũng Tàu.

“Qua thực tế kiểm tra, khảo sát và báo cáo của Bộ Giao thông vận tải các địa phương, tiếp thu ý kiến cử tri các tỉnh Tiền Giang, Long An, tôi yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương khẩn trương nghiên cứu, xác định nguồn vốn, triển khai đầu tư dự án nâng cấp kênh Chợ Gạo giai đoạn 2, tháo gỡ điểm nghẽn lớn nhất đối với giao thông đường thuỷ nội địa vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, Phó Thủ tướng yêu cầu.

Yêu cầu đặt ra là đầu tư nâng cấp, ổn định tuyến kênh Chợ Gạo, khắc phục triệt để vấn đề sạt lở bờ kênh và trình trạng quá tải, ùn tắc. Tăng năng lực vận hành, kịp thời đáp ứng nhu cầu vận tải thủy trên tuyến hiện tại và lâu dài, bảo đảm ổn định an sinh xã hội của nhân dân bên bờ kênh Chợ Gạo.

Theo tính toán, tổng vốn đầu tư khoảng 1.400 tỷ đồng.

khan truong thu xep nguon von dau tu nang cap kenh cho gao
Phó Thủ tướng yêu cầu khẩn trương rà soát, sớm báo cáo phương án sử dụng vốn hỗ trợ cho dự án đặc biệt quan trọng này

Về nguồn lực, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính khẩn trương rà soát, sớm báo cáo phương án sử dụng vốn hỗ trợ cho dự án rất cấp bách, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Bộ Giao thông vận tải rà soát lại dự án, bảo đảm khi có vốn sẽ có thể bắt tay triển khai ngay. Các địa phương tiếp tục phối hợp chặt chẽ, quản lý an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội; quản lý đầu tư; triển khai tốt công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, bảo đảm triển khai dự án một cách thuận lợi, hiệu quả.

“Đây là dự án được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đặc biệt quan tâm, mang tính cấp bách, có vai trò đặc biệt quan trọng, do đó yêu cầu phải ưu tiên bố trí nguồn lực để có thể triển khai thực hiện trong thời gian sớm nhất”, Phó Thủ tướng giao nhiệm vụ cho Bộ Giao thông vận tải, các bộ, ngành, địa phương liên quan.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với các địa phương rà soát, tính toán kỹ lưỡng về năng lực vận tải đường thủy nội địa của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, trên cơ sở đó khẩn trương hoàn thiện điều chỉnh Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Cùng với đó, Bộ Giao thông vận tải tổ chức nghiên cứu, xây dựng phương án xử lý, trong đó tính toán hiệu quả của phương án tháo gỡ các nút thắt, gây cản trở đến hoạt động giao thông vận tải trên đường thủy nội địa của các khu vực miền Bắc, miền Nam; đề xuất phương án đầu tư, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất nguồn vốn thực hiện; báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Giao thông vận tải cũng được giao chủ trì nghiên cứu cơ chế phù hợp, hiệu quả để thu hút đầu tư xã hội vào các dự án giao thông đường thuỷ nội địa.

khan truong thu xep nguon von dau tu nang cap kenh cho gao

Nhiều sông, nhưng chưa mạnh về giao thông đường thuỷ

Việt Nam là quốc gia có lợi thế về giao thông đường thuỷ, có tới 2.360 con sông, kênh lớn nhỏ với tổng chiều dài khoảng 41.900 km, mật độ bình quân 0,27 kmd/1 km2, có trên 100 cửa sông, là một nước có mật độ sông kênh vào loại lớn trên thế giới. Tổng chiều dài đường thủy nội địa toàn quốc đang quản lý khai thác là 17.026 km.

Trong khi đó, vận tải thuỷ có rất nhiều ưu việt. Suất đầu tư không lớn, cước phí vận tải thấp, chở được hàng siêu trường, siêu trọng, ít ảnh hưởng đến môi trường, tính xã hội hóa cao.

Tuy nhiên, vai trò của vận tải thuỷ chưa được phát huy đúng mức. Hằng năm, vận tải thủy nội địa đảm nhiệm vận chuyển khoảng 18-22% về tấn vận chuyển hàng hóa, 5-6,8% về hành khách trong tổng lượng vận tải của toàn ngành.

Vận tải thuỷ nội địa tập trung chủ yếu ở khu vực phía bắc và phía nam, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nơi vận tải thuỷ có vai trò mang tính quyết định trong cơ cấu vận tải của vùng. Tổng chiều dài đường thủy khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lên tới 14.826,4 km, 57 cảng thuỷ nội địa và 3.988 bến thuỷ nội địa.

khan truong thu xep nguon von dau tu nang cap kenh cho gao
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thăm hỏi bà con sống quanh khu vực kênh Chợ Gạo

Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách, ưu tiên nguồn lực đầu tư, triển khai nhiều giải pháp để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội Đồng bằng sông Cửu Long. Cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư đồng bộ, bảo đảm phục vụ tốt hơn cho các hoạt động kinh tế-xã hội.

Tuy nhiên, cùng với tình hình chung của cả nước, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều bất cập cần được khắc phục triệt để. Đây là vấn đề được cử tri tập trung phản ánh với Đảng, Nhà nước, Quốc hội.

Mạng lưới giao thông đường bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm 6 tuyến trục dọc và 9 tuyến trục ngang. Do nguồn lực hạn hẹp nên các tuyến trục dọc, trục ngang và một số tuyến quốc lộ huyết mạch trong vùng chưa được đầu tư hoàn chỉnh theo quy hoạch. Giao thông nội vùng cơ bản thuận lợi, nhưng giao thông kết nối với TPHCM và vùng trọng điểm kinh tế Nam Bộ; kết nối với quốc tế… còn rất hạn chế. Tuy có hàng nghìn cảng, bến thuỷ nội địa nhưng rất phân tán, manh mún, công suất nhỏ.

Theo một thống kê của Bộ Giao thông vận tải cho thấy, 70% lượng hàng hóa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn phải chuyển tải về các cảng biển TPHCM và Cái Mép bằng đường bộ, khiến doanh nghiệp phải gánh chịu chi phí vận tải cao hơn 10 đến 60%.

Theo Chinhphu.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 - 1/5/2024), nhiều địa phương tổ chức nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa.
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

BCH Trung ương Đảng đã đồng ý cho Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt.
Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Lập trường của Việt Nam về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là hết sức nhất quán và đã được khẳng định rõ trong những năm qua.
Phó Thủ tướng kiểm tra 4 nhà thầu cung cấp cột thép đường dây 500kV mạch 3

Phó Thủ tướng kiểm tra 4 nhà thầu cung cấp cột thép đường dây 500kV mạch 3

Ngày 25/4/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác đã kiểm tra tiến độ sản xuất cột thép cho Dự án đường dây 500kV mạch 3.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng ban hành Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là ''đột phá của đột phá''

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Theo các ''ông lớn'' về công nghệ trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng lớn về trí tuệ nhân tạo và đây là thời cơ vẽ lại vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn.
Không có quốc gia nào

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng Việt Nam là thị trường chủ lực.
Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông gắn với tiến độ, trách nhiệm.
Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Bộ Tài chính vừa cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2)...
Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều ngày 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Ngày 24/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo lấy ý kiến đối với hai dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện và phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.
Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động