Hạn mức bảo hiểm tiền gửi 75 triệu: Liệu còn phù hợp?

Trong năm 2020, Chính phủ đã công bố Dự thảo Quyết định về hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi. Đây là lần đầu tiên sau hơn 3 năm hạn mức bảo hiểm tiền gửi (BHTG) được đề xuất nâng lên đáng kể. Không chỉ tăng độ phủ bảo vệ, việc nâng hạn mức còn có tác dụng tăng niềm tin của người gửi tiền trong bối cảnh dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp.

Hạn mức BHTG hiện nay còn ở mức thấp

Theo Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Hạn mức trả tiền BHTG, số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật BHTG (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại một tổ chức tham gia BHTG tối đa là 125 triệu đồng (thay cho mức 75 triệu đồng trước đây). Đây là số tiền tối đa mà Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) chi trả cho người gửi tiền trong trường hợp các tổ chức nhận tiền gửi không thể thực hiện nghĩa vụ.

Là người gửi tiền lâu năm tại Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), bà Nguyễn Thị Thu Hà - Người gửi tiền ở Kim Long, Thừa Thiên - Huế - chia sẻ: Nếu nâng hạn mức BHTG lên thì những người gửi tiền tích cóp từ lương hưu nhiều năm như bà sẽ yên tâm hơn khi gửi tiền vào ngân hàng, thay vì cất giữ tại nhà hay cho vay không thể kiểm soát.

Hạn mức bảo hiểm tiền gửi 75 triệu: Liệu còn phù hợp?

Theo TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia, tiền gửi là yếu tố quan trọng đảm bảo sự hoạt động an toàn, lành mạnh và hiệu quả của hoạt động ngân hàng. Do đó, việc xây dựng cơ chế bảo đảm phù hợp cho tiền gửi sẽ giúp tạo thêm lòng tin cho người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng.

Tôi cho rằng, hạn mức trả tiền bảo hiểm hiện nay còn thấp so với thông lệ quốc tế. Đã đến lúc chúng ta cần cân nhắc nâng hạn mức này lên ở một chừng mực nhất định để đáp ứng nguyện vọng của người gửi tiền” - ông Lực đưa ra quan điểm.

TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: nếu hạn mức trả tiền bảo hiểm được nâng lên 200 triệu đồng sẽ tạo niềm tin cho người gửi tiền tốt hơn. Dù vậy, mức thay đổi trên cũng được nhận định là tích cực khi khoảng cách các lần điều chỉnh được thu hẹp lại (2 lần được điều chỉnh tăng lên lần lượt theo giai đoạn 3 năm, 12 năm và 6 năm).

Cứ mỗi lần nhắc đến hạn mức bảo hiểm tiền gửi thì cần phải nhắc đến bối cảnh chung của thị trường tài chính và quy mô của nền kinh tế. Nhu cầu tăng hạn mức bảo hiểm được nhắc nhiều trong giai đoạn năm 2010, ở thời điểm các ngân hàng và tổ chức tín dụng phải trải qua 2 lần tái cơ cấu nợ xấu do bị ảnh hưởng bởi dư âm của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và lần này là cuộc khủng hoảng kinh tế do dịch Covid-19.

Tăng hạn mức BHTG lên bao nhiêu là phù hợp?

Phó Thống đốc Thường trực NHNN - Đào Minh Tú nhận định, hạn mức 75 triệu đồng hiện nay không còn phù hợp với điều kiện Việt Nam và theo thông lệ quốc tế. Ông dẫn chứng theo thống kê của NHNN, hạn mức 75 triệu đồng hiện nay chỉ bằng 1,25 lần GDP bình quân đầu người năm 2019, thấp hơn nhiều so với mức 2 lần theo thông lệ quốc tế. Do đó, nếu nâng mức BHTG lên 125 triệu đồng, gấp 2 lần GDP bình quân đầu người thì tỷ lệ này mới tăng lên mức 90,94%, nằm trong khoảng khuyến nghị của Hiệp hội Bảo hiểm Tiền gửi Quốc tế. Vì thế, việc điều chỉnh tăng hạn mức BHTG là cần thiết để bảo vệ tốt hơn cho người gửi tiền theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, qua đó góp phần củng cố niềm tin của người dân đối với hệ thống các tổ chức tín dụng, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, hiệu quả hơn trong bối cảnh hiện nay.

Nếu nâng hạn mức BHTG lên mức 125 triệu đồng, quỹ dự phòng nghiệp vụ của BHTGVN sẽ có đủ khả năng để đảm bảo chi trả tiền gửi cho 100% QTDND. Hạn mức này cũng phù hợp với thông lệ, chuẩn mức quốc tế, điều kiện phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong thời gian tới cũng như thực tế hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng.

Về mặt nguyên tắc, chính sách BHTG hướng tới bảo vệ những người gửi tiền có quy mô tiền gửi nhỏ nhưng chiếm số đông. Kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy hạn mức BHTG còn có tác động đến tâm lý và hành vi của người gửi tiền. Hạn mức cao giúp người gửi tiền yên tâm hơn, từ đó hạn chế việc rút tiền ra khỏi ngân hàng, tránh hiện tượng rút tiền hàng loạt, gây đổ vỡ hệ thống.

Minh Thu
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bảo hiểm

Tin cùng chuyên mục

Tín dụng tăng trưởng dương, ngân hàng tìm cách đa dạng nguồn vốn trung, dài hạn

Tín dụng tăng trưởng dương, ngân hàng tìm cách đa dạng nguồn vốn trung, dài hạn

Bí quyết để doanh nghiệp chinh phục khách hàng

Bí quyết để doanh nghiệp chinh phục khách hàng

Ngày mai (14/5) tiếp tục đấu thầu vàng miếng, “sốc” với giá tham chiếu

Ngày mai (14/5) tiếp tục đấu thầu vàng miếng, “sốc” với giá tham chiếu

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 13/5/2024: Thêm ngân hàng tăng 0,2% lãi suất

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 13/5/2024: Thêm ngân hàng tăng 0,2% lãi suất

Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu vàng miếng với khối lượng phù hợp nhu cầu thị trường

Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu vàng miếng với khối lượng phù hợp nhu cầu thị trường

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam: 30 năm nối “nhịp cầu” các ngân hàng thương mại

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam: 30 năm nối “nhịp cầu” các ngân hàng thương mại

Cho vay online - “chìa khoá” để người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng

Cho vay online - “chìa khoá” để người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng

Lãi suất huy động tăng là áp lực lên tỷ giá “vơi dần”

Lãi suất huy động tăng là áp lực lên tỷ giá “vơi dần”

Mở thêm chi nhánh tại Thủy Nguyên, HDBank góp động lực cùng mục tiêu lớn của Hải Phòng

Mở thêm chi nhánh tại Thủy Nguyên, HDBank góp động lực cùng mục tiêu lớn của Hải Phòng

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 10/5/2024: Bao nhiêu ngân hàng có lãi suất trên 6%/năm?

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 10/5/2024: Bao nhiêu ngân hàng có lãi suất trên 6%/năm?

MSB miễn gần 50 loại phí sử dụng dịch vụ cho dân văn phòng

MSB miễn gần 50 loại phí sử dụng dịch vụ cho dân văn phòng

Agribank dành hơn 180.000 tỷ đồng vốn ưu đãi lãi suất thấp hỗ trợ khách hàng sản xuất, kinh doanh

Agribank dành hơn 180.000 tỷ đồng vốn ưu đãi lãi suất thấp hỗ trợ khách hàng sản xuất, kinh doanh

Xây dựng “ngân hàng mở” làm sao để không tốn kém nguồn lực?

Xây dựng “ngân hàng mở” làm sao để không tốn kém nguồn lực?

Thị trường đảo chiều sau 6 phiên tăng, VN-Index giảm gần 2 điểm

Thị trường đảo chiều sau 6 phiên tăng, VN-Index giảm gần 2 điểm

Người trong lực lượng vũ trang không được là thành viên quỹ tín dụng nhân dân

Người trong lực lượng vũ trang không được là thành viên quỹ tín dụng nhân dân

Agribank trình diễn 6 dịch vụ vượt trội tại sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Agribank trình diễn 6 dịch vụ vượt trội tại sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Bất ngờ mức thu nhập nhân viên VIB, hóa ra không cao như chúng ta nghĩ!

Bất ngờ mức thu nhập nhân viên VIB, hóa ra không cao như chúng ta nghĩ!

Các nhà băng mang công nghệ gì tới sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng 2024?

Các nhà băng mang công nghệ gì tới sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng 2024?

VIB đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024

VIB đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024

Techcombank tiên phong chuyển đổi tài chính số, nâng tầm trải nghiệm và bảo mật cho khách hàng

Techcombank tiên phong chuyển đổi tài chính số, nâng tầm trải nghiệm và bảo mật cho khách hàng

Xem thêm