TPP dự kiến hiệu lực từ năm 2018

Doanh nghiệp đã sẵn sàng

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)  dự kiến có hiệu lực từ năm 2018. Bằng việc giảm thuế nhập khẩu về 0%, TPP sẽ tạo ra “cú huých” lớn đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các ngành hàng quan trọng như: Dệt may, giày dép, thủy sản... Nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam đã lên kế hoạch, sẵn sàng đón đầu cơ hội.
Doanh nghiệp đã sẵn sàng
Ảnh minh họa

Ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen

TPP tạo cơ hội cho doanh nghiệp tư nhân

Những tác động mà TPP mang lại đối với Tập đoàn Hoa Sen đan xen cả cơ hội lẫn thách thức. Trước hết, Hiệp định TPP góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của tập đoàn, mở ra những thuận lợi trong việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đặc biệt là những thị trường ở khu vực Nam Mỹ như Chile, Mexico… với nhiều ưu đãi về thuế suất và các thủ tục hải quan. Với khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu sang khu vực Nam Mỹ, Tập đoàn Hoa Sen có thể sẽ cân nhắc đến những giải pháp sáng tạo và linh hoạt hơn trong việc chuyên chở hàng hóa nhằm tiết giảm chi phí vận chuyển và gia tăng lợi thế cạnh tranh đối với các doanh nghiệp cùng ngành.

Doanh nghiệp đã sẵn sàng

Hiệp định TPP tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tư nhân nói chung và Tập đoàn Hoa Sen nói riêng phát triển và cạnh tranh bình đẳng. Khi tham gia vào TPP, các quốc gia thành viên buộc phải cam kết thực hiện đúng các nguyên tắc về doanh nghiệp nhà nước nhằm tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong khu vực thương mại tự do. Điều này đồng nghĩa với việc TPP sẽ góp phần loại bỏ những đặc quyền mà Chính phủ của quốc gia thành viên dành riêng cho doanh nghiệp nhà nước, đồng thời làm hài hòa lợi ích giữa thành phần kinh tế tư nhân và nhà nước, góp phần tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng và minh bạch.

Hiệp định TPP cũng sẽ đặt ra nhiều thách thức mới đối với tập đoàn mà điển hình là sự cạnh tranh khốc liệt tại thị trường nội địa. Tập đoàn Hoa Sen sẽ phải đối mặt với việc nhập khẩu ồ ạt các sản phẩm thép có xuất xứ từ các quốc gia thành viên với ưu thế vượt trội về giá cả cũng như chất lượng.

Ông Chu Tiến Dũng – Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn -TNHH MTV

Cú huých lớn đối với hoạt động xuất khẩu

Doanh nghiệp đã sẵn sàng

Là doanh nghiệp chủ lực của TP. Hồ Chí Minh, Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn (CNS) hoạt động trong 4 ngành công nghiệp gồm: Chế biến tinh lương thực - thực phẩm (sản phẩm thuốc lá); Hóa chất - cao su, nhựa; Cơ khí – chế tạo máy; Điện tử - bán dẫn, công nghệ thông tin. Hiện các sản phẩm của CNS xuất khẩu trên phạm vi toàn cầu (Nhật, Ý, Úc, Đức, Mỹ, Pháp, Hà Lan, Pakistan, Cộng hòa Trung Phi, Đài Loan, Panama, Brazil, Uruguay, các nước ASEAN, Hàn Quốc…), trong đó có các nước thành viên tham gia TPP như Malaysia, Singapore, Hoa Kỳ… Việc trở thành thành viên của TPP sẽ đem đến lợi thế cạnh tranh giữa CNS với các doanh nghiệp đến từ các nước không tham gia TPP. Tuy nhiên, việc này cũng tạo nhiều áp lực cạnh tranh hơn tại thị trường trong nước và thị trường nước ngoài tại các nước tham gia TPP. Đối với thị trường xuất khẩu, sẽ có nhiều thuận lợi khi mà các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Canada giảm thuế nhập khẩu về 0% sẽ giúp tạo ra “cú huých” lớn đối với hoạt động xuất khẩu của công ty. Việc có quan hệ FTA với Hoa Kỳ (cùng với đó là EU, liên minh kinh tế Á - Âu) sẽ giúp công ty có điều kiện tham gia vào thị trường mua sắm công của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada... trong khi doanh nghiệp của các nước cạnh tranh với Việt Nam do chưa có quan hệ FTA với Hoa Kỳ sẽ không được tham gia.

Để thuận lợi hơn cho hoạt động của các DN, các cơ quan chức năng nên tạo nhiều điều kiện hơn nữa trong việc tiếp xúc với các đối tác tiềm năng trong và ngoài nước; có nhiều hơn nữa chính sách khuyến khích xuất khẩu, hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nước; quản lý giá đối với hàng hóa cùng loại nhập khẩu để đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp.

Ông Trương Đình Hòe -Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Tận dụng ưu đãi về thuế quan

Thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, chiếm 4 - 5% GDP, chiếm 6 - 7% tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia, đứng thứ 5 về giá trị xuất khẩu, đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu. Thủy sản Việt Nam đã có mặt tại 165 thị trường, năm 2015 xuất khẩu thủy sản của cả nước ước đạt 6,57 tỷ USD và đặt mục tiêu năm 2016 đạt trên 7 tỷ USD.

Doanh nghiệp đã sẵn sàng

Năm 2015, ước tính tổng giá trị xuất khẩu thủy sản sang các nước thành viên tham gia TPP đạt gần khoảng 3 tỷ USD, chiếm 46% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Việc tham gia vào các hiệp định thương mại sẽ giúp thủy sản Việt Nam tiếp tục mở cửa và hội nhập hơn nữa vào các thị trường này. Ví dụ, thủy sản Việt Nam sẽ có lợi hơn Argentina, Ecuado và Ấn Độ khi 3 nước này không có FTA với Nhật Bản. Hoặc khi TPP có hiệu lực thì tôm Việt Nam cũng có lợi thế cạnh tranh hơn so với 6 nước cạnh tranh chính là Argentina, Ecuado, Ấn Độ, Thái Lan, Philippines và Indonesia khi 6 nước này không có FTA ASEAN - Hoa Kỳ. Thêm vào đó, khi TPP chính thức được hình thành, thuế suất giảm bằng 0% sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư mạnh hơn nữa từ khâu nuôi trồng, chế biến cho đến xuất khẩu, mang lại giá trị kinh tế cao hơn.

Tuy nhiên, ngành thủy sản sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi hội nhập. Quy định của thị trường sẽ ngày càng cao và nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, truy nguyên nguồn gốc, trách nhiệm môi trường và bảo vệ nguồn lợi (IUU), thuế chống bán phá giá... Chẳng hạn, những quy định của TPP về quy tắc xuất xứ sẽ gây khó khăn cho một số mặt hàng xuất khẩu thủy hải sản chủ lực của Việt Nam. Do đó, một trong những vấn đề căn bản để tận dụng được sự ưu đãi về thuế quan sau khi ký TPP là phải có nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng tốt.

Ông Đoàn Văn Lực - Tổng giám đốc Công ty TNHH Sản xuất cao su Liên Anh

Xây dựng mô hình liên kết “3 nhà”

Công ty chúng tôi có 15 năm kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm cao su thiên nhiên các loại với 2 nhà máy có năng lực sản xuất gần 100.000 tấn/năm, doanh số xuất khẩu là 89,5 triệu USD. Công ty hiện có mạng lưới khách hàng truyền thống trên khắp các châu lục, trong đó có 2 thị trường lớn là Mỹ và Malaysia.

Doanh nghiệp đã sẵn sàng

Việc Việt Nam trở thành thành viên của TPP sẽ tạo điều kiện mở rộng thị trường rất lớn cho Liên Anh xuất khẩu sang các nước TPP. Trong các nước gia nhập TPP chỉ có Việt Nam và Malaysia có tiềm năng về cao su nên khả năng gia nhập thị trường cao su tại TPP cho Việt Nam và Malaysia tăng lên. Tuy nhiên, về giá xuất khẩu của cao su Việt Nam cạnh tranh hơn Malaysia nhưng về chất lượng thì hàng Việt Nam lại chưa bằng Malaysia do giống, kỹ thuật trồng cũng như công tác quy hoạch, thu mua.

Nhằm hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại tại các thị trường TPP, công ty đề xuất với các cơ quan hữu quan bỏ thuế GTGT đối với cao su; Bộ Công Thương cần tăng cường phổ biến tới các DN về các quy định, chính sách và rào cản kỹ thuật cho nhập khẩu mủ cao su của các nước TPP; xúc tiến đưa Việt Nam gia nhập Hội đồng cao su quốc tế ba bên (ITRC) để tăng cường hợp tác với các nước xuất khẩu cao su: Thái Lan, Malaysia và Indonesia; xây dựng mô hình liên kết 3 nhà: Nhà nông, nhà sản xuất và ngân hàng để hỗ trợ ngành cao su; có những chính sách cụ thể hỗ trợ kịp thời cho ngành cao su nhất là nông dân vì hiện tại giá thành cao su thiên nhiên sau chế biến thấp hơn giá bán, nếu giá tiếp tục giảm sẻ ảnh hưởng lớn đến nguồn cung nguyên liệu.

Ông Trần Khánh Hoàng - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn

Sẽ mở rộng đầu tư

TPP không chỉ được dự đoán sẽ đem lại thuận lợi cho các ngành sản xuất như dệt may, gỗ, thủy sản, ngành dịch vụ cảng biển mà logistics cũng được dự đoán là sẽ hưởng lợi từ nhu cầu xuất nhập khẩu tăng cao giữa khu vực châu Á và Bắc Mỹ. Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (TCSG) - nhà khai thác cảng container lớn nhất Việt Nam - đã có sự đầu tư cần thiết trong những năm qua để đón đầu những cơ hội mà TPP mang lại.

Doanh nghiệp đã sẵn sàng

Tháng 5/2016, TCSG sẽ khởi công xây dựng dự án xây dựng cảng container quốc tế Hải Phòng - dự án cảng container nước sâu đầu tiên tại khu vực miền Bắc. Cảng container quốc tế Hải Phòng dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ tháng 5/2018 sẽ kết nối đồng bộ với 2 cảng đã hoạt động và ICD Tân Cảng – Hải Phòng, tạo thành một hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu rất lớn. Ngày 8/3/2016, cảng nước sâu Tân Cảng – Petro Cam Ranh cũng được hoàn thành xây dựng giai đoạn I và đưa vào hoạt động. Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, TCSG đã phát triển hệ thống 8 cảng trực thuộc và liên kết trong khu vực, các cảng này đều nằm ở các vị trí kế cận các khu công nghiệp trọng điểm, tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng trong quá trình xuất nhập hàng hóa. TCSG đã và đang triển khai các phương án kết nối hiệu quả hệ thống 16 cảng, 6 ICD và depot với gần 5.000m cầu tàu, 190 ha bãi container và 550.000m2 kho hàng trên khắp các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước cùng hệ thống trang thiết bị xếp dỡ hiện đại và chương trình quản lý khai thác cảng tiên tiến, trong đó, dịch vụ vận tải thủy, bộ và vận tải biển nội địa là các lĩnh vực được tập trung đầu tư để hoàn thiện chuỗi cung ứng logistics.

Với những kết quả đã đạt được, TCSG không chỉ chủ động trong việc đón nhận những hiệu ứng tích cực TPP mang lại mà còn tạo dựng được những gói giải pháp logistics hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Ông Kajiwara Junichi - Tổng giám đốc Công ty CP Acecook Việt Nam

Doanh nghiệp cần sự hỗ trợ

Sản phẩm mì ăn liền Acecook hiện đã có mặt tại 46 quốc gia trên thế giới, trong đó tỷ trọng hàng xuất khẩu đến các nước TPP là 18% trên tổng doanh số xuất khẩu của toàn công ty. Định hướng sắp tới của Acecook là phát triển mạnh bán hàng đến các nước, đặc biệt là Mỹ, Úc, Canada. Hiện tại, Acecook cũng gặp nhiều khó khăn khi tìm hiểu các quy định để bán hàng qua các thị trường lớn này. Chúng tôi hy vọng, khi Hiệp định TPP có hiệu lực sẽ có thêm nhiều cơ hội xuất khẩu hơn nữa.

Doanh nghiệp đã sẵn sàng

Để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường các nước thành viên TPP, Bộ Công Thương cần kết hợp với các tham tán Việt Nam tại các nước TPP nắm rõ các hàng rào kỹ thuật của từng nước đối với từng ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam. Sau đó, chia sẻ các thông tin để các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề chuẩn bị tốt điều kiện về sản xuất- kinh doanh cho phù hợp với cơ chế mới. Cần nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm nghiệm của các cơ quan chức năng về các thiết bị kiểm tra chuyên ngành có độ chính xác phát hiện cao như kiểm tra GMO, kiểm tra nồng độ chiếu xạ… để tương thích với các kết quả kiểm tra của các nước tiên tiến. Các cơ quan ban ngành cần cải tiến các thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian để thực hiện thủ tục xuất khẩu. Ví dụ như công tác cấp C/O, nếu có thể để doanh nghiệp tự tính và tự cấp C/O thì sẽ giúp doanh nghiệp có lợi thế hơn đối với việc xuất khẩu đến các nước lân cận...

Ông Mai Hoài Anh – Giám đốc Điều hành hoạt động Vinamilk

Nâng cao chất lượng sản phẩm

Tham gia TPP, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) sẽ có cơ hội thâm nhập vào thị trường châu Mỹ (Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Nam Mỹ qua hai nước Peru, Chile) nhiều hơn so với doanh nghiệp cùng ngành sữa ở Indonesia, Thái Lan và Philippines (những nước chưa là thành viên TPP).

Doanh nghiệp đã sẵn sàng

Trước đây, khi chưa có sự hình thành của TPP, Vinamilk xuất khẩu không nhiều đến các nước thành viên của khối. Tuy nhiên, dự kiến từ 2018 - khi TPP có hiệu lực, Vinamilk đã và đang chuẩn bị các chiến lược mới để thâm nhập và phát triển tại thị trường các nước thành viên. Vinamilk xác định đẩy mạnh một số lợi thế cạnh tranh, trước tiên là chất lượng sản phẩm, công nghệ, dây chuyền sản xuất theo các tiêu chuẩn ngang bằng với chuẩn các nước phát triển (như Hoa Kỳ, Australia, Canada, Nhật Bản). Thứ hai, đẩy mạnh các hoạt động XTTM tại các thị trường TPP, đón đầu các ưu thế mang lại tại hiệp định. Thứ ba, Vinamilk linh hoạt thực hiện các đơn hàng nhỏ để thiết lập nền tảng kinh doanh ngay từ đầu, Vinamilk sẵn sàng chấp nhận mức lợi nhuận thấp trong thời gian đầu để có thể đưa hàng tiến vào được thị trường…

TIN LIÊN QUAN
So sánh với các FTA mà Việt Nam là thành viên
TPP dưới góc nhìn từ doanh nghiệp
Ngô Thu (Thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Cà phê Việt Nam được thị trường châu Âu - châu Mỹ ưa chuộng

Cà phê Việt Nam được thị trường châu Âu - châu Mỹ ưa chuộng

Ngoài rau quả, gạo, hạt điều... thì cà phê cũng sẽ là một trong những ngành hàng của Việt Nam được thị trường châu Âu - châu Mỹ đón nhận trong năm 2024.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 29/4/2024: Cả Israel và Hamas phải chịu trách nhiệm khi đàm phán hòa bình đổ vỡ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 29/4/2024: Cả Israel và Hamas phải chịu trách nhiệm khi đàm phán hòa bình đổ vỡ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 29/4/2024: Cả Israel và Hamas phải chịu trách nhiệm khiến đàm phán hòa bình đổ vỡ khi mọi đề xuất giải quyết xung đột đều bị chặn
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/4/2024: Ukraine có thể tấn công Nga trong dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9/5

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/4/2024: Ukraine có thể tấn công Nga trong dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9/5

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/4/2024: Ukraine có thể tấn công Nga trong dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9/5, khi có dấu hiệu AFU tăng tần suất tấn công.
Giáo sư Võ Tòng Xuân nói gì về kênh đào Funan Techo?

Giáo sư Võ Tòng Xuân nói gì về kênh đào Funan Techo?

Chúng ta chưa vội nói việc xây dựng dự án kênh đào Funan Techo có gây thiệt cho Việt Nam hay không, mọi thứ vẫn cần những con số để đánh giá.
World Central Kitchen sẵn sàng cung ứng 8 triệu bữa ăn đến Gaza

World Central Kitchen sẵn sàng cung ứng 8 triệu bữa ăn đến Gaza

Ngày 29/4, Tổ chức nhân đạo World Central Kitchen tiếp tục hoạt động ở Dải Gaza, một tháng sau khi 7 nhân viên bị thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel.
Chuyên gia Mỹ Latinh: Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới

Chuyên gia Mỹ Latinh: Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới

Chuyên gia về Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh, khẳng định Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới, là lũy thép ngăn chặn chủ nghĩa đế quốc.
Chiến sự Israel-Hamas 29/4/2024: Israel phê duyệt kế hoạch tấn công Rafah; Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi tăng áp lực lên Israel

Chiến sự Israel-Hamas 29/4/2024: Israel phê duyệt kế hoạch tấn công Rafah; Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi tăng áp lực lên Israel

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 29/4/2024: Israel phê duyệt kế hoạch tấn công thành phố Rafah; Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi tăng áp lực quốc tế lên Israel.
Chiến sự Nga-Ukraine 29/4/2024: Nga duy trì động lực trên chiến trường; mặt trận phía đông của Ukraine xấu đi

Chiến sự Nga-Ukraine 29/4/2024: Nga duy trì động lực trên chiến trường; mặt trận phía đông của Ukraine xấu đi

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/4/2024: Nga duy trì động lực trên chiến trường; Ukraine thừa nhận mặt trận phía đông đang xấu đi.
Nhiều bí ẩn xoay quanh ngôi mộ tập thể lớn nhất tại Gaza, nơi Isarel từng chiếm giữ

Nhiều bí ẩn xoay quanh ngôi mộ tập thể lớn nhất tại Gaza, nơi Isarel từng chiếm giữ

Liên Hợp Quốc kêu gọi điều tra độc lập sau khi phát hiện hơn 400 thi thể, một số trong tình trạng tay bị trói từ các ngôi mộ tập thể ở hai bệnh viện ở Gaza.
Nga tấn công dữ dội, Ukraine mất 80% sản lượng nhiệt điện và 35% công suất thủy điện

Nga tấn công dữ dội, Ukraine mất 80% sản lượng nhiệt điện và 35% công suất thủy điện

Tên lửa của Nga tấn công dữ dội vào cơ sở điện ở miền Trung và miền Tây Ukraine, gây thiệt hại lớn đến hệ thống năng lượng của quốc gia này.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 28/4/2024: Israel ra “tối hậu thư” cho Hamas về vấn đề thả con tin

Chiến sự Israel-Hamas ngày 28/4/2024: Israel ra “tối hậu thư” cho Hamas về vấn đề thả con tin

Chiến sự Israel-Hamas ngày 28/4/2024: Israel ra “tối hậu thư” cho Hamas về vấn đề thả con tin khi vòng đàm phán có nguy cơ sụp đổ vì bất đồng giữa hai bên.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/4/2024: Nga đã bắt đầu chiến dịch phản công lớn mùa hè tại Ukraine?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/4/2024: Nga đã bắt đầu chiến dịch phản công lớn mùa hè tại Ukraine?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/4/2024: Nga đã bắt đầu chiến dịch phản công lớn mùa hè tại Ukraine khi có những đấu hiệu chủ động tấn công từ phía Nga.
Những nhóm ngành hàng nào hấp dẫn doanh nghiệp Âu - Mỹ trong năm 2024?

Những nhóm ngành hàng nào hấp dẫn doanh nghiệp Âu - Mỹ trong năm 2024?

3 tháng đầu năm 2024, thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với hầu hết các thị trường trong khu vực châu Âu - châu Mỹ có sự phục hồi tích cực.
Chiến sự Israel-Hamas 28/4/2024: Israel sẵn sàng chấm dứt xung đột; Tel Aviv có thể vi phạm luật quốc tế ở Gaza

Chiến sự Israel-Hamas 28/4/2024: Israel sẵn sàng chấm dứt xung đột; Tel Aviv có thể vi phạm luật quốc tế ở Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 28/4/2024: Israel sẵn sàng chấm dứt xung đột với Hamas; Tel Aviv có thể vi phạm luật quốc tế ở Dải Gaza.
Chiến sự Nga-Ukraine 28/4/2024: Mỹ đào tạo lại Ukraine cách sử dụng xe tăng; Nga cảnh báo vũ khí hạt nhân Mỹ

Chiến sự Nga-Ukraine 28/4/2024: Mỹ đào tạo lại Ukraine cách sử dụng xe tăng; Nga cảnh báo vũ khí hạt nhân Mỹ

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/4/2024: Mỹ sẽ đào tạo lại Ukraine cách sử dụng xe tăng Abrams; Nga cảnh báo vũ khí hạt nhân Mỹ.
Chiến sự Israel-Hamas 27/4/2024: Israel tiếp tục không kích các mục tiêu ở Gaza; Nga đi đầu trong giải quyết xung đột

Chiến sự Israel-Hamas 27/4/2024: Israel tiếp tục không kích các mục tiêu ở Gaza; Nga đi đầu trong giải quyết xung đột

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 27/4/2024: Israel tiếp tục không kích các mục tiêu ở Dải Gaza; Nga đi đầu trong giải quyết xung đột.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 27/4/2024: Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ thăm Israel; lập cầu viện trợ mới tới Dải Gaza

Chiến sự Israel-Hamas ngày 27/4/2024: Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ thăm Israel; lập cầu viện trợ mới tới Dải Gaza

Chiến sự Israel – Hamas ngày 27/4/2024: Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ thăm Israel; lập cầu viện trợ mới tới Dải Gaza trong bối cảnh nạn đói có thể bùng phát tại đây
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/4/2024: Ukraine đang “vỡ trận” ở hướng Avdeevka; lý do xe tăng Abrams thất sủng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/4/2024: Ukraine đang “vỡ trận” ở hướng Avdeevka; lý do xe tăng Abrams thất sủng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/4/2024: Ukraine đang “vỡ trận” ở hướng Avdeevka; lý do xe tăng Abrams thất sủng khi thành tích của nó ảnh hưởng tới Mỹ.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nêu các giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nga

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nêu các giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nga

Tại cuộc họp Quan chức cao cấp ASEAN-Nga lần thứ 20, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đề xuất các định hướng, giải pháp thúc đẩy hợp tác hai nước Việt Nam - Nga.
Đại sứ Pháp tại Việt Nam: Lợi ích Hiệp định EVFTA mang tới cho Pháp và Việt Nam còn rất lớn

Đại sứ Pháp tại Việt Nam: Lợi ích Hiệp định EVFTA mang tới cho Pháp và Việt Nam còn rất lớn

Sau hơn 3 năm thực thi, theo Đại sứ Pháp tại Việt Nam - ông Olivier Brochet, lợi ích mà Hiệp định EVFTA mang tới cho Pháp và Việt Nam còn rất lớn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động