Công trình và thành phố không carbon: Có thể khả thi

Công trình và thành phố không carbon, là một trong những nỗ lực của nhiều bên đang thúc đẩy để thực hiện cam kết phát triển nhân loại và quốc gia bền vững, giảm phát thải, hướng tới zezo-carbon. Đây là một cam kết không dễ thực hiện với bất kỳ quốc gia nào, bởi các yếu tố tự nhiên cũng như nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội đòi hỏi, nhưng không phải là không khả thi nếu có các giải pháp và mô hình đô thị phù hợp.

Nỗ lực giảm phát thải

Bà Trần Thị Thu Phương - sáng lập Mạng lưới Năng lượng hiệu quả Việt Nam, cho rằng, thành phố là sản phẩm loài người tạo ra để phục vụ sinh tồn và phát triển. Tuy nhiên, các thành phố trong quá trình vận hành, phát triển, đã trở thành một trong những tác nhân gây ra biến đổi khí hậu do phát thải nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính (carbon), tác động xấu gây ra ô nhiễm môi trường sống, làm mất cân bằng sinh thái, tác động ngược tới sức khỏe con người cũng như quá trình phát triển.

Theo bà Julia Behrens - Giám đốc Dự án Khí hậu và năng lượng khu vực châu Á thuộc FES Việt Nam, đô thị hóa và phát triển kinh tế nhanh đã và đang đặt ra cho Việt Nam những thách thức về phát triển bền vững, suy thoái môi trường, khoảng cách giàu nghèo gia tăng…, cần phải có các mô hình phát triển phù hợp, trong đó có việc lựa chọn xây dựng và phát triển, vận hành các đô thị theo hướng thông minh, bền vững, thân thiện với môi trường, mang tính nhân văn. Thành phố môi trường, giảm phát thải, hướng tới thành phố không carbon là mô hình đã và đang được nhiều quốc gia lựa chọn cho quá trình đô thị hóa.

Trong sự nỗ lực chung của toàn cầu nhằm kéo lùi biến đổi khí hậu, góp phần xây dựng hành tinh xanh, phát triển kinh tế xanh, tiêu dùng thông minh, phát triển đất nước bền vững…, Chính phủ Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ lộ trình cùng toàn cầu nỗ lực giảm phát thải carbon, hướng tới zezo-carbon. Phát triển các thành phố bền vững, thông minh, xanh, sạch, giảm phát thải và zezo-carbon…, là một chủ trương Đảng, Nhà nước Việt Nam đang khuyến khích, thúc đẩy.

Có những ý kiến trăn trở, e ngại rằng, với nhu cầu cao về năng lượng cho phát triển và tăng trưởng kinh tế, cũng như nhu cầu phát triển các lĩnh vực khác cao, đặc biệt Việt Nam đang là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu, liệu Việt Nam có thể đạt được mục tiêu cân bằng giữa phát thải carbon và nhu cầu sử dụng năng lượng cho nền kinh tế, xã hội, trong đó có việc thực hiện mục tiêu cắt giảm phát thải và tiến tới thực hiện zezo-carbon hay không?

Công trình và thành phố không carbon: Có thể khả thi
Một góc thành phố Đà Nẵng. Ảnh minh họa

Tại Hội thảo “Công trình và thành phố không carbon”, diễn ra sáng ngày 4/11/2021, trong khuôn khổ Tuần lễ “Chương trình năng lượng hiệu quả”, do EEN Việt Nam và WWF tại Việt Nam phối hợp với các bên liên quan tổ chức, bà Trần Thị Thu Phương - cho rằng: Với cam kết mạnh mẽ của Chính phủ, sự hợp tác, hỗ trợ của quốc tế trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững toàn cầu, cách mạng công nghệ 4.0 diễn ra mạnh mẽ…, các bên có liên quan cùng Chính phủ nỗ lực vào cuộc, mục tiêu cam kết trong lộ trình giảm phát thải và hướng tới zezo-carbon của Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện được. Các công trình và thành phố không carbon trong tương lai tại Việt Nam, hoàn toàn có tính khả thi, có thể thực hiện được.

Chọn giải pháp và mô hình

Bà Emily McQualter - Nhà phân tích chính sách hiệu quả năng lượng thuộc Cơ quan Năng lượng quốc tế IEA - cho rằng, các thành phố phát thải khoảng 30% lượng khí gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu, chủ yếu từ sử dụng năng lượng, giao thông... Năng lượng hiệu quả là một trong những giải pháp hướng tới tương lai cân bằng năng lượng, giảm phát thải carbon.

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng Khoa kiến trúc Đại học Bách khoa Đà Nẵng, đã dẫn thực tiễn phát triển đô thị của Đà Nẵng theo hướng giảm phát thải carbon đạt được những kết quả tích cực, đồng thời đề xuất mô hình thành phố môi trường và thành phố carbon thấp trong tương lai rất đáng tham khảo không chỉ với riêng Đà Nẵng mà cho cả các thành phố khác.

Tại Đà Nẵng, sản xuất công nghiệp và giao thông, là 2 lĩnh vực có mức độ phát thải lớn chiếm tới khoảng 70% Carbon. Trong những năm gần đây, TP. Đà Nẵng đã có những bước tiến tích cực nhằm làm giảm phát thải carbon, với việc thực hiện chiến lược môi trường giai đoạn 2011-2020 và đang tiếp tục giai đoạn 2021-2030; đề xuất cắt giảm 25% phát thải carbon vào năm 2030 so với năm 2016; phê duyệt kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải trong giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2050… Đà Nẵng đã được WWF bình chọn là thành phố xanh tại Việt Nam. Hiện Đà Nẵng là thành phố có lượng phát thải carbon tính trên đầu người chỉ bằng khoảng 20-50% so với các thành phố lớn trên thế giới.

Tuy nhiên, thách thức về mục tiêu thành phố môi trường và carbon thấp với Đà Nẵng là không nhỏ do cần phải có nhiều nguồn lực, tài nguyên để thực hiện. Trong khi đó, cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm phát thải carbon của Đà Nẵng chưa được thiết lập hợp lý, đầy đủ; việc theo dõi, quan trắc môi trường về carbon còn khó khăn, tốn kém, chưa tiến hành một cách có hệ thống được.

Thế giới đã có những mô hình kinh tế phát triển và tăng trưởng hướng tới zezo-carbon dựa trên 3 trụ cột là “hiệu quả năng lượng, năng lượng tái sinh, các bể chức carbon”, trên cơ sở đó cụ thể hóa vào vận hành đô thị. Nhiều quốc gia đã có các chính sách ưu đãi, khuyến khích về thuế, thương mại, chống biến đổi khí hậu, giao thông, sản xuất năng lượng… theo hướng thân thiện môi trường, giảm sử dụng năng lượng hóa thạch, sử dụng năng lượng xanh, sạch, hiệu quả năng lượng...

Đối với Đà Nẵng, ông Tuấn đề xuất, lựa chọn vận hành đô thị dựa trên các trụ cột về hình thái đô thị văn minh, hiệu quả năng lượng, năng lượng tái tạo, giao thông công cộng và nền tảng lối sống thân thiện môi trường. Theo đó, cần tập trung làm giảm phát thải dựa trên các chính sách khuyến khích sử dụng các công nghệ, giải pháp tiết kiệm năng lượng trong sản xuất công nghiệp, năng lượng, xây dựng, chuyển đổi sang năng lượng tái tạo. Làm giảm phát thải giao thông bằng các hình thức giao thông thông minh, phát triển giao thông công cộng chất lượng cao, khuyến khích các loại hình, phương tiện giao thông không phát thải. Tổ chức không gian đô thị, thiết kế hình thái đô thị xanh, thân thiên thiên nhiên, hài hòa để giảm phát thải carbon. Điều chỉnh cấu trúc nền kinh tế tăng trưởng GDP dựa chủ yếu trên nền tảng dịch vụ, công nghiệp sạch.

Ngọc Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Thời tiết hôm nay ngày 25/5/2024: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay ngày 25/5/2024: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa rào và dông

Dự báo thời tiết biển hôm nay 25/5/2024: Có mưa rào và dông, khả năng xảy ra lốc xoáy, gió mạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 25/5/2024: Có mưa rào và dông, khả năng xảy ra lốc xoáy, gió mạnh

Thời tiết hôm nay ngày 24/5/2024: Bắc Bộ mưa giông, nhiều nơi đề phòng ngập úng

Thời tiết hôm nay ngày 24/5/2024: Bắc Bộ mưa giông, nhiều nơi đề phòng ngập úng

Dự báo thời tiết biển hôm nay 24/5/2024: Có mưa rào và dông trên biển, đề phòng lốc xoáy,  gió giật mạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 24/5/2024: Có mưa rào và dông trên biển, đề phòng lốc xoáy, gió giật mạnh

Điều chỉnh NDC từ thực hiện các sáng kiến phục hồi xanh

Điều chỉnh NDC từ thực hiện các sáng kiến phục hồi xanh

Nhiệt điện Hải Phòng: Nêu cao ý thức, trách nhiệm phòng, chống thiên tai

Nhiệt điện Hải Phòng: Nêu cao ý thức, trách nhiệm phòng, chống thiên tai

Thời tiết hôm nay ngày 23/5/2024: Cả nước có mưa, nhiều nơi cần đề phòng mưa đá

Thời tiết hôm nay ngày 23/5/2024: Cả nước có mưa, nhiều nơi cần đề phòng mưa đá

Dự báo thời tiết biển hôm nay 23/5/2024: Có mưa rào và dông, khả năng xảy ra lốc xoáy, gió giật mạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 23/5/2024: Có mưa rào và dông, khả năng xảy ra lốc xoáy, gió giật mạnh

Thời tiết hôm nay ngày 22/5/2024: Bắc Bộ xuất hiện mưa giông, Nam Bộ đề phòng lốc, sét

Thời tiết hôm nay ngày 22/5/2024: Bắc Bộ xuất hiện mưa giông, Nam Bộ đề phòng lốc, sét

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/5/2024: Có mưa rào và dông, đề phòng lốc xoáy, gió giật sóng cao

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/5/2024: Có mưa rào và dông, đề phòng lốc xoáy, gió giật sóng cao

Thời tiết hôm nay ngày 21/5/2024: Bắc Bộ ngày nắng, gió nhẹ, đêm mưa rào

Thời tiết hôm nay ngày 21/5/2024: Bắc Bộ ngày nắng, gió nhẹ, đêm mưa rào

Thời tiết hôm nay ngày 20/5/2024: Cả nước có mưa, nhiều nơi đề phòng lốc sét, mưa đá

Thời tiết hôm nay ngày 20/5/2024: Cả nước có mưa, nhiều nơi đề phòng lốc sét, mưa đá

Thời tiết hôm nay ngày 19/5/2024: Bắc Bộ mưa dông; Nam Bộ ngày nắng, đêm mưa rào

Thời tiết hôm nay ngày 19/5/2024: Bắc Bộ mưa dông; Nam Bộ ngày nắng, đêm mưa rào

Thời tiết hôm nay ngày 18/5/2024: Bắc Bộ có mưa dông, đề phòng lốc, sét, mưa đá

Thời tiết hôm nay ngày 18/5/2024: Bắc Bộ có mưa dông, đề phòng lốc, sét, mưa đá

Dự báo thời tiết biển hôm nay 18/5/2024: Có mưa rào và dông, trong mưa dông khả năng xảy ra lốc xoáy

Dự báo thời tiết biển hôm nay 18/5/2024: Có mưa rào và dông, trong mưa dông khả năng xảy ra lốc xoáy

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 18/5/2024: Hà Nội ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 18/5/2024: Hà Nội ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông

Phân loại rác tại nguồn từ 2025: Có kịp không?

Phân loại rác tại nguồn từ 2025: Có kịp không?

Diễn đàn “Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt”

Diễn đàn “Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt”

Thời tiết hôm nay ngày 17/5/2024: Mưa dông ở nhiều khu vực trên cả nước

Thời tiết hôm nay ngày 17/5/2024: Mưa dông ở nhiều khu vực trên cả nước

Dự báo thời tiết biển hôm nay 17/5/2024: Có mưa rào và dông, khả năng xảy ra lốc xoáy

Dự báo thời tiết biển hôm nay 17/5/2024: Có mưa rào và dông, khả năng xảy ra lốc xoáy

Xem thêm