Kiểm soát các hình thức xung đột lợi ích

Công cụ giúp nâng cao tính liêm chính của khu vực công

Việt Nam có thể nâng cao liêm chính và hiệu quả của khu vực công bằng cách bổ sung quy định và pháp luật kiểm soát các hình thức xung đột lợi ích phổ biến như nhận quà biếu, ưu ái người thân, hoặc sử dụng thông tin nội bộ để trục lợi cá nhân, theo một báo cáo chung của Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam được công bố ngày 9/11, tại Hà Nội với hỗ trợ của Chính phủ Vương quốc Anh.
Công cụ giúp nâng cao tính liêm chính của khu vực công

Báo cáo này với tên gọi "Kiểm soát xung đột lợi ích trong khu vực công - Quy định và thực tiễn ở Việt Nam" cho rằng, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế trong ba thập kỷ vừa qua. Tuy nhiên quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường đã thúc đẩy tương tác ngày càng tăng giữa khu vực công và tư, và do đó cần phải giải quyết những xung đột lợi ích phát sinh trong quá trình tương tác này thông qua luật pháp và thực thi chính sách tốt hơn. “Nghiên cứu này là nỗ lực ban đầu để nhìn nhận vấn đề xung đột lợi ích ở Việt Nam”, ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Tổng thanh tra Chính phủ nhìn nhận.

Cũng theo ông Thanh, mục tiêu cuối cùng của nghiên cứu này là khuyến nghị các biện pháp cho Chính phủ Việt Nam và các bên liên quan nhằm nâng cao nhận thức và giảm thiểu tình huống xung đột lợi ích mà công chức phải đối mặt trong công việc của mình, cải thiện chất lượng thể chế của khu vực công và đẩy mạnh phòng chống tham nhũng.

Báo cáo cho thấy quản lý đấu thầu, cấp phép và phê duyệt dự án, bổ nhiệm và tuyển dụng là ba lĩnh vực với các tình huống xung đột lợi ích phổ biến nhất. Các tác giả của báo cáo này cho rằng hiểu biết về xung đột lợi ích trong xã hội và trong bản thân cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế, nhiều hình thức xung đột lợi ích khác nhau ở khu vực công đã trở thành luật chơi, gây suy giảm hiệu quả và liêm chính trong các thiết chế công.

“Việt Nam khát vọng trở thành một quốc gia thịnh vượng với thể chế hiện đại vào năm 2035”, ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nói. Vẫn theo ông Ousmane Dione, kiểm soát xung đột lợi ích là điều kiện thiết yếu để đạt được khát vọng đó, vì nó giúp định hình các thể chế, luật lệ và quy định của nhà nước và thị trường cho thế hệ tiếp theo.

Báo cáo dày 144 trang này đã đánh giá một cách toàn diện về mức độ phổ biến của xung đột lợi ích trong 6 lĩnh vực hoạt động của khu vực công: cung cấp dịch vụ công; tuyển dụng và bổ nhiệm, đấu thầu; cấp phép và phê duyệt dự án; thanh tra và kiểm tra; xử lý vi phạm. Để kiểm soát xung đột lợi ích hiệu quả, báo cáo đưa ra ba nhóm khuyến nghị: Nâng cao nhận thức và hiểu biết về xung đột lợi ích cho cán bộ, công chức, viên chức, người dân cũng như doanh nghiệp; cải thiện chính sách và pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích với việc Chính phủ thông qua một định nghĩa thống nhất về xung đột lợi ích cũng như cơ chế ngăn ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm về xung đột lợi ích trong khuôn khổ pháp lý về quản trị công ở Việt Nam, mở rộng phạm vi áp dụng của các quy định về xung đột lợi ích, như nhận quà biếu, việc làm ngoài công vụ, kê khai thu nhập - tài sản cho các chủ thể có quan hệ mật thiết với công chức; phân công đầu mối theo dõi, hỗ trợ và khuyến nghị giải pháp xử lý vi phạm và tình huống liên quan đến xung đột lợi ích.

“Kiểm soát xung đột lợi ích một cách hiệu quả không chỉ giúp nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực công mà còn tăng cường liêm chính và phòng chống tham nhũng ở khu vực công”, ông Giles Lever, Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam nói.

Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Khẩn trương rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính tại các Bộ, ngành

Khẩn trương rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính tại các Bộ, ngành

Việt Nam kiên định thực hiện chính sách

Việt Nam kiên định thực hiện chính sách ''một Trung Quốc''

Việt Nam gửi điện chia buồn tới lãnh đạo Cộng hoà Hồi giáo Iran

Việt Nam gửi điện chia buồn tới lãnh đạo Cộng hoà Hồi giáo Iran

Tập đoàn Infosys (Ấn Độ) sẵn sàng hợp tác với Việt Nam phát triển công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo

Tập đoàn Infosys (Ấn Độ) sẵn sàng hợp tác với Việt Nam phát triển công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo

Thống nhất đề xuất bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ

Thống nhất đề xuất bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ

Cần thiết sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Cần thiết sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ ngành Công Thương

Nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ ngành Công Thương

Bảo Việt phát hành báo cáo thường niên phiên bản video

Bảo Việt phát hành báo cáo thường niên phiên bản video

Tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết tâm cao nhất để xây dựng đất nước phồn vinh

Tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết tâm cao nhất để xây dựng đất nước phồn vinh

Infographic: Tiểu sử tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Infographic: Tiểu sử tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Ông Trần Thanh Mẫn được bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội

Chính phủ, các Bộ, ngành đã giải quyết 2.117/2.122 kiến nghị của cử tri

Chính phủ, các Bộ, ngành đã giải quyết 2.117/2.122 kiến nghị của cử tri

Rà soát các điều kiện

Rà soát các điều kiện ''cần và đủ'' để thực hiện chính sách tiền lương mới từ 1/7/2024

Quốc hội bắt đầu tiến hành quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội

Quốc hội bắt đầu tiến hành quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội

Dự kiến dành khoảng 98 nghìn tỷ đồng để miễn, giảm thuế, phí, lệ phí

Dự kiến dành khoảng 98 nghìn tỷ đồng để miễn, giảm thuế, phí, lệ phí

Đề nghị Chính phủ chỉ đạo thanh tra toàn diện công tác phát triển nhà ở xã hội

Đề nghị Chính phủ chỉ đạo thanh tra toàn diện công tác phát triển nhà ở xã hội

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực

Sáng 20/5, khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Sáng 20/5, khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Hà Nội sáp nhập gần 100 đơn vị hành chính: Cán bộ dôi dư và trường học được sắp xếp thế nào?

Hà Nội sáp nhập gần 100 đơn vị hành chính: Cán bộ dôi dư và trường học được sắp xếp thế nào?

Thủ tướng Chính phủ: Chậm nhất ngày 31/12/2025 phải hoàn thành mở rộng nhà ga T2 sân bay Nội Bài

Thủ tướng Chính phủ: Chậm nhất ngày 31/12/2025 phải hoàn thành mở rộng nhà ga T2 sân bay Nội Bài

Xem thêm