Chống buôn lậu, vận chuyển hàng giả: Vạch trần thủ đoạn tinh vi
Quản lý thị trường Thứ hai, 21/09/2020 - 10:40 Theo dõi Congthuong.vn trên
Thủ đoạn mới dùng kênh bưu chính
Thời gian gần đây, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) liên tiếp phát hiện nhiều vụ việc vận chuyển hàng lậu, hàng giả qua đường bưu chính. Điển hình là vụ phát hiện hơn 100.000 sản phẩm gồm chăn ga, quần áo, mỹ phẩm, đồ gia dụng các loại có dấu hiệu giả sở hữu trí tuệ, giả xuất xứ và các vi phạm khác. Toàn bộ số hàng này được đóng trong các thùng carton, bao tải, túi nilon, bên ngoài có dán các thông tin về chủ hàng, đang tập kết tại Cơ sở dịch vụ bưu chính Thuận Phong (nằm trong khuôn viên cảng ICD Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chuẩn bị chuyển phát. Trước đó, cơ quan chức năng cũng phát hiện kho hàng lậu 10.000m2 tại Lào Cai, thường xuyên sử dụng hình thức chuyển phát nhanh để vận chuyển hàng lậu cho khách. Mới đây, Đội QLTT số 2 (Cục QLTT Lạng Sơn) cũng phát hiện một hộ kinh doanh sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh gửi hàng nghìn sản phẩm nghi nhập lậu.
![]() |
Doanh nghiệp cung ứng bưu chính cần tăng cường kiểm tra nội dung gói, kiện hàng hóa |
Theo Tổng cục QLTT, hiện nay, hình thức chuyển hàng lậu, hàng giả, hàng cấm qua đường bưu chính là một thủ đoạn mới, khá tinh vi. Nhiều trường hợp hàng hóa, bưu kiện được kẹp chì, dán niêm phong, gây khó khăn cho các lực lượng chức năng trong việc kiểm tra, phát hiện, xử lý gian lận.
Ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục QLcho biết, lực lượng QLTT hay công an, nhìn thấy xe của các hãng bưu chính, ít khi dừng để kiểm tra, do Luật Bưu chính năm 2010 có những cản trở nhất định trong việc giám sát.
Ngoài ra, theo Luật Bưu chính năm 2010, đơn vị vận chuyển không phải chịu trách nhiệm, người gửi phải chịu trách nhiệm. Trong khi địa chỉ của người gửi ở trên tờ giao nhận chỉ ghi chung chung, hoặc thậm chí sau khi xác minh địa chỉ còn không có thật. Hiện nay, có quá nhiều đơn vị được cấp phép làm dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh. Khi gửi qua bưu chính, chỉ cần 1 phiếu giao nhận, thậm chí các đơn vị vận chuyển hành khách cũng có thể giao hàng.
Siết chặt thương mại điện tử
Thương mại điện tử phát triển đã kéo theo sự phát triển nhanh chóng của dịch vụ chuyển phát hàng hóa, nhất là qua bưu chính. Dịch vụ này đang bị các đối tượng lợi dụng như một phương thức mới cho việc kinh doanh hàng cấm, hàng lậu. Thậm chí, một số kho hàng lậu khi phát hiện, có cả xe của bưu chính đỗ tại cửa kho, nhân viên bưu chính mặc áo đồng phục, lấy hàng và chỉ cần 1 phiếu giao hàng rồi vận chuyển đi khắp nơi.
Để ngăn chặn tình trạng này, việc cần có một quy định siết chặt buôn bán qua thương mại điện tử là điều phải làm ngay. Hiện Bộ Công Thương đang dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 52 quản lý về thương mại điện tử. Dự thảo nghị định có tăng thẩm quyền và thay đổi phương thức quản lý đối với các mô hình thương mại điện tử.
“Sẽ coi việc bán hàng trên mạng cũng như bán hàng truyền thống. Bởi quy định bán hàng trên mạng vẫn còn lỏng hơn so với bán hàng truyền thống. Dự thảo nghị định điều chỉnh và bổ sung quy định các phương thức quản lý kinh doanh trên mạng rõ hơn” - ông Trần Hữu Linh khẳng định.
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Chỉ thị số 28/CT-BTTTT yêu cầu doanh nghiệp cung ứng bưu chính cần nâng cao cảnh giác, tăng cường kiểm tra nội dung gói, kiện hàng hóa tại các điểm phục vụ trước khi chấp nhận bưu gửi. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

6 tháng đầu năm, lực lượng quản lý thị trường Hà Giang xử lý 315 vụ vi phạm

Cần tăng cường giám sát kinh doanh thực phẩm trên môi trường số

Cục Quản lý thị trường Nghệ An tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống

Longform | 65 năm lực lượng Quản lý thị trường: Chính quy, hiện đại, lớn mạnh và phát triển

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh: Góp phần tạo sự phát triển lành mạnh cho thị trường
Tin cùng chuyên mục

Tỉnh Đồng Tháp: Bắt giữ đối tượng vận chuyển gần 2.000 gói thuốc lá điếu nhập lậu

Tây Ninh xử lý cửa hàng tạp hóa bày bán hơn 1.000 bao thuốc lá nhập lậu

Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị và hành trình 65 năm phát triển

Một cơ sở kinh doanh LPG tại Kon Tum bị xử phạt gần 13 triệu đồng

Tái hiện dấu ấn 65 năm lực lượng Quản lý thị trường tại phòng trưng bày truyền thống

Quản lý thị trường Kiên Giang phát hiện 2,5 tấn phân bón giả

Quản lý thị trường Nghệ An xử lý hơn 1.000 vụ buôn lậu và gian lận thương mại

Lực lượng quản lý thị trường tăng cường chống hàng lậu, hàng giả trên môi trường thương mại điện tử

Mở cửa Phòng trưng bày 65 năm truyền thống “Dấu ấn Quản lý thị trường”

Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh tổ chức tọa đàm kỷ niệm 65 năm thành lập

An Giang: Phát hiện xe ô tô tải vận chuyển thịt heo không rõ nguồn gốc

Xử lý nghiêm hành vi tiếp tay buôn lậu, gian lận thương mại trong thương mại điện tử

Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội: Tháng 6, khởi tố 16 vụ đối với 22 đối tượng

An Giang: Bắt quả tang xe tải vận chuyển lượng lớn hàng nghi nhập lậu

Thanh Hóa: Đảm bảo cung cầu hàng hoá, ổn định thị trường, giá cả

Cục Quản lý thị trường Gia Lai: Xây dựng lực lượng chính quy, hiện đại

Loạn" thực phẩm chay

Tỉnh Quảng Ninh: Xử phạt 45 triệu đồng do kinh doanh hàng hoá giả mạo nhãn hiệu

Tạm giữ 4.300 sản phẩm phân bón không được lưu hành tại Việt Nam
