Chính sách pháp luật kinh doanh vẫn thiếu đồng bộ và mang tính “giật cục”

Dù được triển khai linh hoạt hơn, nhưng chính sách pháp luật kinh doanh vẫn được nhận định thiếu đồng bộ giữa các luật và đôi khi còn mang tính “giật cục”.
Vi phạm pháp luật về kinh doanh đa cấp, 2 doanh nghiệp bị phạt hơn 400 triệu đồng Khắc phục xung đột, chồng chéo pháp luật về kinh doanh

Sáng 4/4, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam 2022.

Chính sách pháp luật kinh doanh vẫn thiếu đồng bộ và mang tính “giật cục”
Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch VCCI phát biểu tại hội thảo

Theo ông Nguyễn Minh Đức - đại diện Nhóm nghiên cứu thuộc Ban Pháp chế VCCI: Báo cáo được chia làm 3 chương, trong đó Chương I điểm lại quy định pháp luật đáng chú ý trong năm; Chương II, phản ánh góc nhìn của doanh nghiệp đối với việc sửa đổi các luật lớn tác động đến môi trường đầu tư kinh doanh đang được tiến hành; Chương III, thảo luận chủ đề về tính ổn định của pháp luật với việc thu hút các dự án lớn từ nguồn vốn tư nhân.

Được biết, đây là lần thứ 5 VCCI công bố báo cáo kể từ năm 2018, Báo cáo cung cấp góc nhìn của doanh nghiệp đối với những vấn đề quy định pháp luật, qua đó gửi gắm mong muốn, kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp tới các nhà hoạch định chính sách.

Chính sách hợp lý, linh hoạt hơn

Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch VCCI cho rằng: Năm 2022 là một năm nhiều biến động và thách thức đối với kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam. Cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine kéo dài, thế giới thời kỳ hậu Covid-19 đã chứng kiến bức tranh lạm phát tăng cao bất thường, thị trường tài chính tiền tệ nhiều bất ổn. Trong nước, Việt Nam bước vào năm 2022 với những tổn hại nặng nề hậu Covid-19 đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cộng với những biến động kinh tế thế giới khiến cho cộng đồng kinh doanh đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức…

Trong bối cảnh trên, ông Phạm Tấn Công nhận định, năm 2022, hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật ứng phó với những tác động của kinh tế thế giới hợp lý và khá linh hoạt. Cụ thể, trước tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp tác động đến kinh tế trong nước, nhà nước đã nhanh chóng ban hành các chính sách để “ứng phó”, chẳng hạn cắt giảm các loại thuế như: Thuế bảo vệ môi trường, thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) để kiềm chế giá xăng dầu. Các chính sách này đã góp phần giảm giá xăng dầu – nguyên liệu đầu vào quan trọng của nhiều ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế và kiềm chế lạm phát.

Cùng với đó, các chính sách liên quan đến hỗ trợ, phục hồi sau đại dịch tiếp tục được thúc đẩy, góp phần giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Điển hình, năm 2022, nhà nước tiếp tục ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như: Giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống mức 8% trong năm 2022 đối với hầu hết các mặt hàng; các chính sách giãn, hoãn thuế và các khoản tài chính phải nộp; quy định về gói hỗ trợ lãi suất 2% cho các doanh nghiệp thông qua hệ thống ngân hàng thương mại. Các chính sách này đã hỗ trợ khá lớn cho doanh nghiệp. Tuy vậy, vẫn còn một số vướng mắc trong quá trình thực thi khiến cho một chính sách này chưa phát huy một cách hiệu quả nhất, chẳng hạn như chương trình hỗ trợ lãi suất 2%.

Cũng theo ông Phạm Tấn Công, các chính sách liên quan đến nền tảng số tiếp tục được hoàn thiện. Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của kinh tế số, nhiều quy định liên quan đến nền tảng số trong một số Dự thảo luật như Luật Giao dịch điện tử; Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Luật Điện ảnh tiếp tục được xây dựng, sửa đổi và hoàn thiện để phù hợp với yêu cầu phát triển cũng như nhu cầu quản lý…

Liên quan đến những nỗ lực trong cải thiện môi trường kinh doanh, TS Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhận định: Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục nỗ lực tháo gỡ rào cản, khó khăn vướng mắc, khơi thông nguồn lực trong xã hội nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Theo đó, ở mức độ nhất định, doanh nghiệp và người dân đã cảm nhận được nỗ lực đồng hành, hỗ trợ của Chính phủ.

Đơn cử, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư, ngày 16/7/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1242/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư tại các bộ, ngành, địa phương. Tiếp đó, ngày 2/5/2022, Thủ tướng ký Quyết định số 548/QĐ-TTg thành lập 6 Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án đầu tư. Tổ công tác đã có các văn bản hướng dẫn thực hiện thống nhất quy định của pháp luật liên quan đến các dự án đầu tư.

Chính sách pháp luật kinh doanh vẫn thiếu đồng bộ và mang tính “giật cục”
Các chính sách pháp luật kinh doanh thời gian qua được đánh giá thiếu đồng bộ

Vẫn thiếu đồng bộ và mang tính “giật cục”

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực trên, ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch VCCI cho rằng, các chính sách pháp luật kinh doanh để giải quyết các vấn đề “nóng” vẫn còn nhiều băn khoăn.

Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Minh Đức lấy dẫn chứng vụ việc cụ thể là, nhiều doanh nghiệp bỏ cọc sau khi trúng đấu giá đất tại Thủ Thiêm. Để ngăn chặn hiện tượng tương tự, cơ quan chức năng đã xây dựng dự thảo Nghị định quy định thêm những điều kiện đối với doanh nghiệp tham gia đấu giá đất và làm hạn chế cơ hội của doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của hoạt động đấu giá. Mặc dù đến nay Nghị định này vẫn chưa được ban hành, nhưng qua đó cho thấy việc giải quyết các vấn đề "nóng" vẫn theo hướng “giật cục”.

Bên cạnh đó, ý kiến tại hội thảo cũng cho rằng, các chính sách pháp luật thời gian qua còn thiếu đồng bộ. Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội các Nhà thầu Xây dựng Việt Nam (VACC) nêu dẫn chứng: Lĩnh vực đầu tư bất động sản có khoảng 12 luật tác động trực tiếp và những luật này lại đưa ra những ý kiến không đồng nhất, khiến dự án, doanh nghiệp và cơ quan hành pháp “gặp khó” trong vấn đề thực thi.

Cụ thể hơn, ông Nguyễn Quốc Hiệp cho rằng: Luật Quy hoạch đô thị thì quy định dự án phải được chấp thuận chủ trương đầu tư rồi mới tiến hành làm quy hoạch và xin phê duyệt, trong khi đó Luật Đầu tư năm 2020 lại quy định dự án muốn được chấp thuận chủ trương đầu tư thì phải có quy hoach chi tiết được phê duyệt.

“Như vậy, chỉ một vấn đề liên quan đến hai luật này đã không thống nhất, không biết con gà có trước hay quả trứng có trước” – ông Nguyễn Quốc Hiệp đặt câu hỏi và cho biết thêm, Luật Kinh doanh bất động sản Điều 57 cũng quy định bên bán chỉ được thu tiền đến 95% giá trị hợp đồng khi bên mua chưa được cấp giấy chứng nhận sử dụng, nhưng ở Luật Đất đai quy định phải nộp 100% tiền thì cơ quan quản lý mới được cấp giấy chứng nhận.

Trên cơ cở đó, đại diện Hiệp hội Các Nhà thầu Xây dựng Việt Nam kiến nghị, cần rà soát, chỉnh sửa lại một loạt các luật quan trọng như hiện nay, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất giữa các luật liên quan đến cùng một vấn đề là rất quan trọng để tháo gỡ cho doanh nghiệp cũng như việc xử lý cụ thể của các cơ quan thừa hành pháp luật. Đây cũng là giải pháp giúp Việt Nam cải thiện môi trường kinh doanh, vì cộng đồng doanh nghiệp đều mong muốn có một hành lang pháp lý rõ ràng, tạo điều kiện thông thoáng cho công việc kinh doanh, đầu tư.

Cũng liên quan đến vấn đề thiếu đồng bộ trong hệ thống pháp luật kinh doanh, bà Nguyễn Minh Thảo – cho rằng: Thực trạng văn bản pháp luật thiếu thống nhất, không phù hợp, không khả thi, khác biệt, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng, nhà ở, môi trường, tài nguyên… đã tồn tại từ lâu, nhưng chậm được giải quyết. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và công tác quản lý của nhà nước về đầu tư.

Từ những phân tích trên, bà Nguyễn Minh Thảo kiến nghị, quy trình xây dựng chính sách pháp luật thời gian tới cần có sự tham gia, đóng góp ý kiến của nhiều bên, nhằm giảm thiểu sự thiếu đồng bộ và mang tính hình thức của xây dựng chính sách pháp luật và cắt giảm điều kiện kinh doanh.

Nguyễn Hoà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh: Nội dung quan trọng của Công đoàn Công Thương Việt Nam

Xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh: Nội dung quan trọng của Công đoàn Công Thương Việt Nam

Thời tiết hôm nay ngày 12/5/2024: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa lớn; Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Thời tiết hôm nay ngày 12/5/2024: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa lớn; Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết biển hôm nay 12/5/2024: Có mưa dông, lốc xoáy, gió giật mạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 12/5/2024: Có mưa dông, lốc xoáy, gió giật mạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 12/5/2024: Hà Nội giảm nhiệt, có mưa rào và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 12/5/2024: Hà Nội giảm nhiệt, có mưa rào và dông

Chủ động phòng chống thiên tai, an toàn hồ đập năm 2024

Chủ động phòng chống thiên tai, an toàn hồ đập năm 2024

Thanh Hóa: Dân

Thanh Hóa: Dân ''kêu trời'' vì tỉnh lộ 526 xuống cấp

Chi tiết bảng lương công chức, viên chức trước và sau khi cải cách tiền lương

Chi tiết bảng lương công chức, viên chức trước và sau khi cải cách tiền lương

Bác sĩ bị kính rơi ở The Coffee House có thể phải ngồi xe lăn suốt đời

Bác sĩ bị kính rơi ở The Coffee House có thể phải ngồi xe lăn suốt đời

Ngắm công trình ở Phú Yên từng đạt hai giải thưởng quốc tế

Ngắm công trình ở Phú Yên từng đạt hai giải thưởng quốc tế

Hơn 11.000 thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Hơn 11.000 thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Chuỗi các hoạt động hưởng ứng ngày Môi trường thế giới 5/6 và Tháng hành động vì môi trường

Chuỗi các hoạt động hưởng ứng ngày Môi trường thế giới 5/6 và Tháng hành động vì môi trường

Thời tiết hôm nay ngày 11/5/2024: Bắc Bộ chiều và tối có mưa rào, ngày nắng trên 34 độ

Thời tiết hôm nay ngày 11/5/2024: Bắc Bộ chiều và tối có mưa rào, ngày nắng trên 34 độ

Dự báo thời tiết biển hôm nay 11/5/2024: Có mưa rào rải rác và có dông

Dự báo thời tiết biển hôm nay 11/5/2024: Có mưa rào rải rác và có dông

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 11/5/2024: Hà Nội tiếp tục mưa dông, nền nhiệt độ tăng, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 11/5/2024: Hà Nội tiếp tục mưa dông, nền nhiệt độ tăng, ngày nắng

Nóng: Ngoài IDP, Hội đồng Anh cũng cấp hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis sai quy định

Nóng: Ngoài IDP, Hội đồng Anh cũng cấp hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis sai quy định

Tập huấn về thực hiện trách nhiệm xã hội và kiểm kê khí nhà kính tại các doanh nghiệp hóa chất

Tập huấn về thực hiện trách nhiệm xã hội và kiểm kê khí nhà kính tại các doanh nghiệp hóa chất

Cả nước có 1.258 cơ sở khám chữa bệnh đã gửi dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe

Cả nước có 1.258 cơ sở khám chữa bệnh đã gửi dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe

Hơn 10,5 triệu lượt sử dụng tài khoản VNeID đăng nhập ứng dụng VssID

Hơn 10,5 triệu lượt sử dụng tài khoản VNeID đăng nhập ứng dụng VssID

Hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến tốt nghiệp THPT năm 2024

Hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến tốt nghiệp THPT năm 2024

Truyện tranh giáo dục tài chính Việt Nam được tổ chức quốc tế đánh giá cao

Truyện tranh giáo dục tài chính Việt Nam được tổ chức quốc tế đánh giá cao

Xem thêm