“Cây gậy” pháp lý cho quản lý vốn ODA

Khi Việt Nam đứng trước viễn cảnh phải tiếp cận với các nguồn vốn vay kém ưu đãi hơn, nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), thực chất là một phần nợ quốc gia cần được sử dụng một cách chiến lược và cẩn trọng hơn để thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế và huy động các nguồn vốn tư nhân bổ sung cho các nguồn lực công.

“Cây gậy” pháp lý cho quản lý vốn ODA

Vốn ODA đã phát huy tác dụng tích cực về xây dựng kết cấu hạ tầng

Đó cũng là nội dung những chính sách mới quản lý tài chính các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay của các nhà tài trợ nước ngoài theo Thông tư số 111/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính sẽ có hiệu lực từ ngày 1/11/2016.

Theo các chuyên gia, thời điểm tháng 7/2017 là một thời điểm rất quan trọng với tiến trình sử dụng nguồn ODA. Đó là thời điểm Việt Nam có thể không còn được vay theo điều kiện ODA, phải chuyển chủ yếu sang sử dụng nguồn vay ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường. Nguồn vốn ODA đã vay chuyển sang điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất lên từ 2% - 3,5%. Mặc dù Chính phủ đã giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước rốt ráo tiến hành việc vận động để Việt Nam tiếp tục được hưởng việc tiếp tục được vay theo điều kiện ODA nhưng nếu kịch bản trên trở thành hiện thực, đồng nghĩa với một mốc “tốt nghiệp” ODA của Việt Nam thì việc lên các chính sách mới là hoàn toàn cần thiết.

Ông Hoàng Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, trong giai đoạn 10 năm trở lại đây (2005-2015), tổng số vốn ODA, vay ưu đãi được ký kết (khoảng 45 tỷ USD), trong đó, nguồn ODA dành cho Việt Nam tập trung chủ yếu vào lĩnh vực như: hỗ trợ cân đối tài chính vĩ mô; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội; phát triển y tế, giáo dục và đào tạo; phát triển nông nghiệp kết hợp xóa đói, giảm nghèo; bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu...

Câu chuyện nâng cao công tác quản lý nguồn vốn vay, đặc biệt là quản lý tài chính nguồn vốn ODA và vay ưu đãi để phát huy hơn nữa hiệu quả sử dụng các nguồn vốn tài trợ của nước ngoài và bảo đảm mục tiêu vay nợ bền vững là nhu cầu bức thiết của Việt Nam trong giai đoạn tới, đặc biệt trong bối cảnh mới đây, lãnh đạo Chính phủ đã đề cập quan điểm dứt khoát không để gánh nợ cho các thế hệ tiếp sau.

Nhằm giải quyết triệt để các vướng mắc trong quản lý tài chính các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài thời gian qua và yêu cầu về quản lý trong giai đoạn tới, Bộ Tài chính đã quy định một số nội dung quy định mới trong Thông tư số 111/2016/TT-BTC sẽ được áp dụng từ ngày 1/11/2016. Đây được coi là “cây gậy” pháp lý kịp thời của Việt Nam trong bối cảnh các nguồn ODA ở vào thời điểm chuyển đổi mạnh.

Thông tư mới hướng dẫn rõ nội dung và quy trình xác định cơ chế tài chính ngay từ khâu đề xuất chương trình, dự án; dẫn chiếu đến các quy định đã có tại Nghị định số 16/2016/NĐ-CP và làm rõ thêm yêu cầu trình bày tại báo cáo của đơn vị đề xuất. Thông tư mới bỏ quy định của Thông tư số 218 về việc được giải ngân vượt kế hoạch; cơ sở kiểm soát chi là kế hoạch được giao hoặc kế hoạch vốn bổ sung do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Về quy trình kiểm soát chi, đối với vốn ODA, vốn vay ưu đãi áp dụng quy trình chung về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp, thanh toán chi giải phóng mặt bằng, Thông tư 111 bổ sung hướng dẫn một số nội dung đặc thù đối với ODA như hồ sơ kiểm soát chi (có hiệp định, hợp đồng kèm bản dịch, các hồ sơ, chứng từ liên quan).

Việc quy định rõ về quy trình xác định cơ chế tài chính, cơ chế giải ngân quy trình hạch toán ngân sách mới tại Thông tư 111 sẽ tạo điều kiện cho các Bộ, ngành, địa phương nâng cao trách nhiệm trong việc tăng cường công tác quản lý tài chính, thúc đẩy tăng tỉ lệ giải ngân, từ đó nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn vay nước ngoài, đáp ứng yêu cầu quản lý trong giai đoạn tới.

Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: vốn ODA

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ thông qua dự án Nghị quyết trình UBTVQH về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu

Chính phủ thông qua dự án Nghị quyết trình UBTVQH về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu

Đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch thích ứng với tình hình mới

Đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch thích ứng với tình hình mới

Kết nối, chia sẻ thông tin thị trường lao động

Kết nối, chia sẻ thông tin thị trường lao động

Phấn đấu đến năm 2025, giá trị gỗ, sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa đạt 5 tỷ USD

Phấn đấu đến năm 2025, giá trị gỗ, sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa đạt 5 tỷ USD

Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Nhập khẩu gạo và thuốc lá khô từ Campuchia: Điều kiện nào để hưởng ưu đãi?

Nhập khẩu gạo và thuốc lá khô từ Campuchia: Điều kiện nào để hưởng ưu đãi?

Bộ Công Thương: Hướng dẫn công nhận tổ chức, cá nhân thuộc mạng lưới tư vấn viên pháp luật

Bộ Công Thương: Hướng dẫn công nhận tổ chức, cá nhân thuộc mạng lưới tư vấn viên pháp luật

Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí

Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí

Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu

Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu

Tăng giám sát thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai tin về giá

Tăng giám sát thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai tin về giá

Sắp xếp tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập

Sắp xếp tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập

Nhiều chính sách kinh tế-xã hội mới có hiệu lực từ ngày 1/3

Nhiều chính sách kinh tế-xã hội mới có hiệu lực từ ngày 1/3

Thủ tướng Chính phủ ban hành công điện về bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam tại Ukraine

Thủ tướng Chính phủ ban hành công điện về bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam tại Ukraine

Chính sách bảo hiểm, tiền lương có hiệu lực từ tháng 3/2022

Chính sách bảo hiểm, tiền lương có hiệu lực từ tháng 3/2022

Giám sát tuân thủ đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán

Giám sát tuân thủ đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán

Đơn giản hóa thủ tục trong phát hành trái phiếu quốc tế

Đơn giản hóa thủ tục trong phát hành trái phiếu quốc tế

Lãnh đạo Chính phủ thúc sớm hoàn thiện Đề án huy động vốn hạ tầng hàng không

Lãnh đạo Chính phủ thúc sớm hoàn thiện Đề án huy động vốn hạ tầng hàng không

Quy định trách nhiệm khai, nộp thuế của chủ sàn giao dịch thương mại điện tử

Quy định trách nhiệm khai, nộp thuế của chủ sàn giao dịch thương mại điện tử

Bộ Công Thương ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP

Bộ Công Thương ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP

Ngành Công Thương: Cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm

Ngành Công Thương: Cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm

Xem thêm