Bổ sung vi chất vào sữa học đường chỉ có lợi hơn cho học sinh

Mấy ngày nay, dư luận xuất hiện một số thông tin trái chiều về việc bổ sung 10 vitamin và 4 khoáng chất vào sản phẩm sữa học đường, trong đó có những thông tin phản ánh theo hướng tiêu cực khiến các phụ huynh học sinh lo lắng.

Vậy việc bổ sung vi chất vào sữa học đường là đúng hay sai? Có lợi hay không có lợi cho người dùng?... Báo ANTĐ đã tìm hiểu thông tin từ Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Hiệp hội sữa Việt Nam để có câu trả lời khách quan.

Bổ sung vi chất vào sữa học đường chỉ có lợi hơn cho học sinh
Chương trình sữa học đường là rất cần thiết và có lợi cho học sinh

Nói “sữa học đường là sữa tươi nên không được bổ sung vi chất” là không đúng

Một trong những thông tin được nhiều phụ huynh quan tâm là tại sao sản phẩm sữa học đường đang sử dụng hiện nay do Vinamilk cung cấp có tên “Vinamilk 100% Sữa tươi - Học đường” nhưng lại được bổ sung thêm hàng chục vi chất, và nếu bổ sung thêm nhiều vi chất như vậy thì có được gọi là sữa tươi nữa hay không?

Bổ sung vi chất vào sữa học đường chỉ có lợi hơn cho học sinh
Bác sĩ Trần Khánh Vân, Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Trả lời phỏng vấn Báo ANTĐ, bác sĩ Trần Khánh Vân, Phó Trưởng khoa Vi chất - Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, qua theo dõi thông tin trên mạng mấy ngày qua, bà thấy có một số luồng thông tin gây hiểu sai bản chất và lợi ích của sữa học đường, khiến các bậc cha mẹ học sinh lo lắng.

Bác sĩ Vân phân tích, theo QCVN 5:1-2017/BYT - quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa dạng lỏng mới nhất do Bộ Y tế ban hành năm 2017, không phải cứ có tên gọi “sữa tươi” thì đều phải 100% nguyên liệu từ sữa tươi.

Cụ thể, quy chuẩn nêu rõ, dù là sữa tươi thanh trùng hay sữa tươi tiệt trùng thì sản phẩm đều phải được chế biến chủ yếu từ sữa tươi nguyên liệu, trong đó, sữa tươi nguyên liệu chiếm tối thiểu 90% tính theo khối lượng sản phẩm cuối cùng, và các sản phẩm này có thể bổ sung thêm thành phần khác nhưng không nhằm mục đích thay thế các thành phần của sữa, đã qua thanh trùng/tiệt trùng.

Bà Vân cũng khẳng định, hàm lượng của các loại vi chất dinh dưỡng được bổ sung vào sữa học đường mà Viện Dinh dưỡng Quốc gia đưa ra khuyến nghị phù hợp với khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới dành cho trẻ từ 6 tháng đến 12 tuổi.

Các vi chất có trong sữa học đường của Vinamilk cũng hoàn toàn phù hợp với mức khuyến nghị dinh dưỡng dành cho người Việt Nam.

Lý giải thêm về việc Viện Dinh dưỡng Quốc gia đưa gia khuyến nghị bổ sung thêm vi chất vào sữa học đường, bác sĩ Trần Khánh Vân cho biết, việc tăng cường các vi chất dinh dưỡng đã được thực hiện từ lâu trên thế giới.

Tại Việt Nam, không chỉ sữa học đường mà hầu hết các sản phẩm sữa khác, các loại thực phẩm dinh dưỡng khác cũng đều có bổ sung các vitamin và khoáng chất.

Đưa 14 vi chất vào sữa học đường phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng

Bổ sung vi chất vào sữa học đường chỉ có lợi hơn cho học sinh
Phó Chánh Thanh tra Bộ Y tế Nguyễn Văn Nhiên

Ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước, trả lời phóng viên Báo ANTĐ về việc đưa các loại vi chất dinh dưỡng vào trong sản phẩm sữa học đường như sản phẩm của Vinamilk có đúng quy định pháp luật hay không, ông Nguyễn Văn Nhiên, Phó Chánh Thanh tra Bộ Y tế nêu rõ, việc này hoàn toàn phù hợp và thực hiện đúng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/07/2016.

Cụ thể, tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình sữa học đường nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020 có nêu: “Đáp ứng nhu cầu sắt, canxi, vitamin D của trẻ em mẫu giáo và tiểu học thêm 30% vào năm 2020”.

Như vậy, việc bổ sung sắt, canxi, vitamin D để nhằm đáp ứng nhu cầu sắt, canxi, vitamin D của trẻ em mẫu giáo và tiểu học thêm 30% vào năm 2020 là bắt buộc. Quyết định trên của Thủ tướng Chính phủ cũng không cấm việc bổ sung các loại vi chất dinh dưỡng khác vào sữa học đường.

Việc bổ sung các loại vi chất dinh dưỡng khác do doanh nghiệp thực hiện nhưng không được vượt quá so với bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho Người Việt Nam đã được Bộ Y tế đưa ra và không vượt quá mức khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng.

Phó Chánh Thanh tra Bộ Y tế Nguyễn Văn Nhiên cho biết thêm, chương trình sữa học đường liên quan trực tiếp đến việc cải thiện tầm vóc trẻ em Việt Nam - Tương lai của đất nước, do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo nên Bộ Y tế đặc biệt quan tâm. Trong kế hoạch thanh tra hàng năm của Thanh tra Bộ Y tế đều có chương tình thanh tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm phục vụ chương trình sữa học đường.

Đến nay, qua thanh tra, lấy mẫu sản phẩm gửi về các Viện đầu ngành để kiểm nghiệm, chưa phát hiện có vi phạm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm phục vụ chương trình sữa học đường, đặc biệt là chưa phát hiện có vi phạm về chất lượng, an toàn thực phẩm của sản phẩm sữa học đường.

Phải “rất trách nhiệm xã hội” mới bổ sung vi chất vào sữa học đường

Bổ sung vi chất vào sữa học đường chỉ có lợi hơn cho học sinh
PGS.TS Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội sữa Việt Nam

Cũng trả lời phỏng vấn Báo ANTĐ về vấn đề này, PGS.TS Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội sữa Việt Nam – nguyên Cục trưởng Cục ATTP (Bộ Y tế) cho rằng, bổ sung thêm nhiều vi chất vào sản phẩm sữa học đường chắc chắn chỉ có lợi cho học sinh, còn doanh nghiệp thì chỉ có thiệt hơn chứ không lợi ích gì, bởi đương nhiên họ sẽ phải chi phí sản xuất tốn kém hơn trong khi giá sản phẩm vẫn giữ nguyên.

“Phải nói rất khách quan rằng, doanh nghiệp phải rất có trách nhiệm thì họ mới bổ sung thêm vi chất dinh dưỡng vào trong sản phẩm sữa học đường” – PGS Trần Quang Trung nói, đồng thời chia sẻ thêm “Không phải vì tôi là Chủ tịch Hiệp hội sữa hay vì lý do nào mà tôi nói vậy, vì thực sự chương trình sữa học đường là rất tốt và cần thiết cho trẻ em, ngay cháu tôi cũng đang uống sữa học đường hàng ngày và tôi rất ủng hộ”.

Phân tích sâu hơn, PGS.TS Trần Quang Trung cho biết, việc bổ sung các loại Vitamin (10 Vitamin và 4 khoáng chất) vào sản phẩm sữa học đường của Vinamilk phải tuân theo quy định và khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia chứ không phải họ muốn bổ sung thêm chất nào vào sữa thì tự ý bổ sung được.

Vẫn theo ông Trung, hiện nay, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em nước ta còn rất phổ biến, nhất là các khoáng như canci, sắt, kẽm, vitamin A, vitamin D, vitamin K2…, ngoài ra còn nhiều vitamin và chất khoáng khác nữa.

Thế nên, tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về chương trình sữa học đường nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020 cũng nêu rõ yêu cầu phải “Đáp ứng nhu cầu sắt, canxi, vitamin D của trẻ em mẫu giáo và tiểu học thêm 30% vào năm 2020”.

Do vậy, ngoài thành phần dinh dưỡng có sẵn trong sữa tươi nguyên liệu, sữa học đường phải có các thành phần bổ sung thêm là cần thiết, và các chất bổ sung thêm này cũng phải phù hợp với khuyến nghị của Bộ Y tế, Viện dinh dưỡng quốc gia.

Theo An ninh Thủ đô
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Chống thực phẩm bẩn: Cần hành động quyết liệt của toàn xã hội

Chống thực phẩm bẩn: Cần hành động quyết liệt của toàn xã hội

An toàn thực phẩm “nóng” hơn bao giờ hết khi hàng loạt vụ ngộ độc tập thể diễn ra gần đây. Quý I/2024, số người bị ngộ độc thực phẩm tăng gần 3 lần so cùng kỳ.
Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?

Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?

Bộ Y tế vừa có thông tin về một số đối tượng sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế cũng như thời gian hưởng.
Không để xảy ra khan hiếm, thiếu thuốc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không để xảy ra khan hiếm, thiếu thuốc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh/thành; đơn vị liên quan yêu cầu đảm bảo cung ứng thuốc trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Bộ Y tế ra văn bản yêu cầu bảo đảm an toàn cho người bệnh

Bộ Y tế ra văn bản yêu cầu bảo đảm an toàn cho người bệnh

Ngày 24/4, Bộ Y tế có văn bản yêu cầu chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng, an toàn người bệnh và khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa.
Cả nước ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ

Cả nước ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ

Đến thời điểm này, cả nước đã ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu cho người dân trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu cho người dân trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Các bệnh viện tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh; không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5...
Sẽ giảm số lượng bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Sẽ giảm số lượng bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Bộ Y tế chỉ giữ lại một số ít bệnh viện thuộc tiêu chí là bệnh viện đầu ngành, phù hợp quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế quốc gia.
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin

Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin

Chiều ngày 18/4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát đi cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin.
Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả cho nhiều bệnh, trong đó có cả ung thư

Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả cho nhiều bệnh, trong đó có cả ung thư

Bộ Y tế đang nghiên cứu, xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế với hướng tăng quyền lợi cho người tham gia.
Nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

Nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

Nhằm nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam, Pfizer, VNVC và Tâm Anh hợp tác nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do phế cầu khuẩn và RSV
Hội nghị quốc tế về Quản lý đường thở WAAM lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị quốc tế về Quản lý đường thở WAAM lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị đồng diễn ra tại Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc vào ngày 13 - 14/4 thu hút 600 chuyên gia đầu ngành tham dự.
Người dân phản ánh vẫn phải mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh

Người dân phản ánh vẫn phải mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh

Trước phản ánh về việc người bệnh phải mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh, Bộ Y tế vừa có yêu cầu chấn chỉnh ngay tình trạng này.
Bộ Y tế gửi công văn Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Quốc tế Thu Cúc về sự cố y khoa

Bộ Y tế gửi công văn Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Quốc tế Thu Cúc về sự cố y khoa

Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế Hà Nội và Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc về sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi con chị Trần Ngọc Diệp.
Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc làm rõ vụ thai nhi tử vong

Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc làm rõ vụ thai nhi tử vong

Trước thông tin thai nhi tử vong khi làm dịch vụ sinh tại bệnh viện, Bộ Y tế đã có công văn khẩn đề nghị Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc kiểm tra, xác minh.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát có đường có làm giảm tình trạng thừa cân, béo phì?

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát có đường có làm giảm tình trạng thừa cân, béo phì?

Bổ sung nước ngọt vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được cho là giải pháp giảm thừa cân, béo phì, nhưng chưa có bằng chứng khoa học về mối liên hệ này.
Khoảng 13.000 người tử vong do bệnh lao và 40% ca lao đang tiềm ẩn trong cộng đồng

Khoảng 13.000 người tử vong do bệnh lao và 40% ca lao đang tiềm ẩn trong cộng đồng

Ngày 8/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị triển khai công tác năm 2024 của Ủy ban quốc gia về chấm dứt bệnh lao.
Tin nóng y tế: Việt Nam xuất hiện ca mắc cúm A (H9) đầu tiên

Tin nóng y tế: Việt Nam xuất hiện ca mắc cúm A (H9) đầu tiên

Bộ Y tế vừa có thông tin gửi báo chí về trường hợp mắc cúm A(H9) đầu tiên tại Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế tại Thừa Thiên Huế

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế tại Thừa Thiên Huế

Ngày 6/4, tại Thừa Thiên Huế diễn ra lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế giai đoạn 2; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và bấm nút khởi công.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời cứu sống 2 mẹ con sản phụ trong đêm

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời cứu sống 2 mẹ con sản phụ trong đêm

Bệnh viện Vũng Tàu vừa phẫu thuật, kịp thời cứu sống một thai phụ bị vỡ tử cung ngay trong đêm, đảm bảo được tính mạng cho mẹ và con được an toàn.
Giải pháp giảm tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam

Giải pháp giảm tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam

Trung bình, mỗi người Việt Nam tiêu thụ 1 lít đồ uống có đường mỗi tuần. Do đó, tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng nhanh, đặc biệt là ở người trẻ tuổi.
Hà Nội gia tăng trẻ em mắc ho gà

Hà Nội gia tăng trẻ em mắc ho gà

Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 32 trường hợp mắc ho gà tại 16 quận, huyện, trong khi cùng kỳ năm ngoái không ghi nhận ca bệnh.
Tổng LĐLĐVN thăm hỏi, hỗ trợ công nhân bị tai nạn hầm lò tại Quảng Ninh

Tổng LĐLĐVN thăm hỏi, hỗ trợ công nhân bị tai nạn hầm lò tại Quảng Ninh

Sau sự cố hầm lò tại Cẩm Phả, Tổng LĐLĐVN đã tới hỏi thăm, trao quà cho các công nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.
Bình Dương: Khoảng 50 người nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn đồ từ thiện tại một lễ hội

Bình Dương: Khoảng 50 người nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn đồ từ thiện tại một lễ hội

Tại Lễ hội rước cộ chùa Ông Bổn (TP. Thuận An, Bình Dương) có gần 50 người sau khi ăn bánh mỳ, bánh bao phát từ thiện đã có biểu hiện nghi ngộ độc thực phẩm.
Khuyến nghị hàm lượng natri trong thực phẩm chế biến bao gói sẵn

Khuyến nghị hàm lượng natri trong thực phẩm chế biến bao gói sẵn

Xu hướng tiêu thụ thực phẩm chế biến bao gói sẵn của người dân Việt Nam ngày càng tăng cao, đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế)  thông tin về sản phẩm của Công ty Dược phẩm Kobayashi

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thông tin về sản phẩm của Công ty Dược phẩm Kobayashi

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có thông tin về các sản phẩm của Công ty Dược phẩm Kobayashi.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động