Biên giới Tây Nam buôn lậu "tăng nhiệt" trong mùa nắng nóng

Khu vực biên giới Tây Nam hiện đang vào thời điểm đỉnh của mùa khô, nhiệt độ vượt quá 40 độ C nhưng hoạt động buôn lậu vẫn diễn ra khốc liệt.
bien gioi tay nam buon lau tang nhiet trong mua nang nong
Đường cát nhập lậu qua địa bàn tỉnh An Giang

Ông Nguyễn Văn Bổng, Phó cục trưởng Cục Hải quan kiêm Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo 389 tỉnh Tây Ninh cho biết, chỉ tính riêng trong 3 tháng đầu năm 2019, các lực lượng chức năng của tỉnh này đã phát hiện 247 vụ buôn lậu hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại, trị giá hàng hóa vi phạm hơn 4,2 tỷ đồng. Hàng hóa vi phạm chủ yếu gồm thuốc lá, tiền tệ, rượu ngoại, pháo nổ, phụ tùng ô tô, xe máy, máy tính, mỹ phẩm, nước giải khát. Các cơ quan chức năng đã khởi tố hình sự 17 vụ án với 19 đối tượng về các hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ, pháo nổ, thuốc lá qua biên giới Tây Nam.

Theo ông Bổng, kết quả chống buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Tây Ninh từ đầu năm đến nay so với trước là có giảm về tần suất hoạt động, số vụ và hàng hóa vi phạm. Tuy nhiên tình trạng buôn lậu hàng hóa qua biên giới, nhất là hàng cấm gần đây vẫn còn diễn biến phức tạp, mặc dù các lực lượng chống buôn lậu đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát trên những mặt trận nóng về hàng hóa nhập lậu.

Tây Ninh có 240 km đường biên giới giáp Campuchia, mùa này kênh rạch, đồng ruộng nước rút khô trơ đáy. Ông Trần Văn Bình, cư dân xã Phước Chỉ, huyện Trảng Bàng cho biết, có những hôm nhiệt độ ngoài trời ở khu vực này lên tới 43 độ C, do đó hoạt động buôn lậu hàng hóa qua biên giới của các đối tượng dễ dàng hơn. Hàng lậu đi qua biên giới Tây Ninh nhiều nhất vẫn là địa bàn huyện Trảng Bàng (khu vực giáp với Long An), huyện Gò Dầu và huyện Tân Biên.

Ông Châu Thanh Long, quyền Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Tây Ninh cho biết, tình hình buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu qua biên giới khu vực Tây Ninh tăng giảm tùy vào sự kiểm soát của các lực lượng chống buôn lậu. Để chuyển hàng qua biên giới, các chủ đường dây, ổ nhóm buôn lậu thường thuê người địa phương đai vác hàng lậu qua biên giới, sau đó dùng xe máy, xe tải, xe khách đưa hàng lậu về TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương tiêu thụ.

Theo ông Võ Nguyên Nam, Phó trưởng Ban chỉ đạo 389 tỉnh An Giang, An Giang có 100 km đường biên giới giáp Campuchia và có nhiều kênh rạch, đường mòn, lối mở kết nối giữa hai quốc gia. Hoạt động buôn lậu sôi động nhất ở khu vực biên giới An Giang vào mùa nước nổi (tháng 8, 9 hàng năm), riêng mùa khô buôn lậu vẫn còn diễn ra khá phức tạp. Hàng lậu tràn qua biên giới tập trung ở khu vực kênh Ngọn Cả Hàng, xã Vĩnh Hội Đông; thị trấn Long Bình, huyện An Phú; thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên; xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu; Gò Tà Mâu, phường Vĩnh Ngươn, TP. Châu Đốc, các tuyến sông Hậu, sông Tiền, quốc lộ 91. Hàng lậu qua ngõ An Giang nhiều nhất là đường cát, thuốc lá, sắt thép phế lệu, hàng tiêu dùng. Tại An Giang, hoạt động buôn lậu thường có tổ chức, hình thành đường dây, ổ nhóm rất chặt chẽ. Khi đối tượng vận chuyển hàng lậu bị bắt không khai báo đối tượng chủ mưu, vì đa số họ là người nhà.

Chẳng hạn, ngày 9/4, lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh An Giang đã bắt giữ 3 vụ buôn lậu quy mô lớn sắt phế liệu, đường cát, vải cuộn từ Campuchia đưa về Việt Nam. Cụ thể, tại khu vực vành đai biên giới xã Khánh An, huyện An Phú, lực lượng kiểm tra đã bắt giữ một chiếc tàu chở khoảng 15 tấn sắt phế liệu nhập lậu từ Campuchia. Tại khu vực bến kho, xã Khánh An, huyện An Phú một chiếc ghe buôn lậu vải cuộn từ Campuchia bị bắt giữ. Đêm cùng ngày 9/4, lực lượng kiểm tra còn bắt giữ 20 bao (loại 50 kg/bao) đường cát không nhãn hiệu từ Campuchia về Việt Nam.

bien gioi tay nam buon lau tang nhiet trong mua nang nong
Lực lượng Công an tỉnh Long An bắt giữ thuốc lá nhập lậu từ biên giới Campuchia

Trong 3 tháng đầu năm 2019, các lực lượng 389 tỉnh Long An phát hiện, xử lý 640 vụ vi phạm, trong đó có 241 vụ buôn lậu. Hàng lậu tịch thu nhiều nhất vẫn là thuốc lá với 520.881 gói, tịch thu 164 xe máy và 23 ô tô là phương tiện vận chuyển thuốc lá lậu. Cơ quan chức năng đã khởi tố 13 vụ án hình sự với 15 đối tượng, nhiều hơn cùng kỳ 7 vụ, chủ yếu là vận chuyển, buôn bán hàng lậu và hàng cấm.

Ông Trần Văn Cần, Chủ tịch UBND kiêm Trưởng Ban chỉ đạo 389 tỉnh Long An cho biết, tình hình buôn lậu qua biên giới trên địa bàn tỉnh Long An từ đầu năm đến nay đã được các lực lượng kiểm soát, kìm chế giảm, không để phát sinh, hình thành các điểm tàng trữ, luồng tuyến buôn lậu mới. Mặt hàng nhập lậu chủ yếu lá thuốc lá, rượu ngoại, nước giải khát, bánh kẹo. Hoạt động buôn lậu chủ yếu tập trung trên tuyến biên giới huyện Đức Huệ và địa bàn thị xã Kiến Tường. Đối tượng tham gia buôn lậu là dân địa phương, phần lớn là người không có việc làm. Các đối tượng này đa số đều thông thạo địa bàn, nắm rõ quy luật, kế hoạch kiểm soát của các lực lượng chống buôn lậu để né tránh, khi phát hiện thì chống trả quyết liệt để bỏ hàng thoát thân. Phương thức hoạt động của ổ nhóm buôn lậu là thuê người mang vác hàng lậu qua biên giới, sau đó dùng ô tô 4 chỗ, 7 chỗ đưa hàng lậu vào sâu trong nội địa và chuyển tiếp đến các địa bàn như Đồng Nai, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ.

Để chống hàng nhập lậu hiệu quả trên địa bàn Long An, ông Cần chỉ đạo các lực lượng chống buôn lậu cần nắm bắt địa bàn, tình hình buôn lậu; chủ động tổ chức lực lượng triển khai các giải pháp kiêm tra, kiêm soát để ngăn chặn kịp thời các đường dây, ổ nhóm tuồn hàng lậu qua biên giới. Xác minh các đối tượng, địa bàn, lĩnh vực, các mặt hàng trọng điểm để xây dụng kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Mặt khác, các đơn vị cần đẩy mạnh thanh kiểm tra tra công vụ, phòng chống các biểu hiện tiêu cực trong cán bộ, viên chức thuộc lực lượng chống buôn lậu nhằm toàn tâm toàn ý với công việc chuyên môn.

Tại An Giang, các lực lượng QLTT, Hải quan, Công an, Bộ đội biên phòng đã được Ban Chỉ đạo 389 yêu cầu tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tại các tuyến, địa bàn trọng điểm; đường mòn, lối mở, kênh, sông chung biên giới với Campuchia. Ngoài ra, Ban Chỉ đạo 389 An Giang còn lên kế hoạch khảo sát, đẩy nhanh việc lắp đặt camera ở các tuyến đường, địa bàn tình trạng buôn lậu diễn biến phức tạp như khu vực huyện Tinh Biên, An Phú và TP Châu Đốc để theo dõi, phát hiện nhanh nhanh nhằm ngăn chặn kịp thời hàng lậu trước khi lưu thông trên thị trường. Đây là một giải pháp mới để loại trừ hàng nhập lậu vốn đang tràn ngập ở địa phương này.

Trần Thế
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thuốc lá nhập lậu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lai Châu: Tiêu hủy 400 kg bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ

Lai Châu: Tiêu hủy 400 kg bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ

Ngày 26/4, Đội Quản lý thị trường số 2 (Lai Châu) tổ chức tiêu hủy 400 kg bánh không đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Khánh Hòa: Phát hiện 4 cơ sở kinh doanh hơn 2.100 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Khánh Hòa: Phát hiện 4 cơ sở kinh doanh hơn 2.100 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Lực lượng quản lý thị trường Khánh Hoà đã kiểm tra liên tiếp 4 cơ sở kinh doanh, thu giữ hơn 2.100 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu.
Quảng Ninh: Tăng cường kiểm tra việc sử dụng hóa đơn điện tử tại các cửa hàng xăng dầu

Quảng Ninh: Tăng cường kiểm tra việc sử dụng hóa đơn điện tử tại các cửa hàng xăng dầu

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng hóa đơn điện tử tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu.
Bắc Giang: Xử lý hộ kinh doanh thực phẩm nhập lậu

Bắc Giang: Xử lý hộ kinh doanh thực phẩm nhập lậu

Ngày 26/4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang thông tin, đơn vị vừa phối hợp kiểm tra, phát hiện và tịch thu hàng hóa nhập lậu của Hộ kinh doanh trên địa bàn
Bổ nhiệm ông Trần Phước Trí giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hoà

Bổ nhiệm ông Trần Phước Trí giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hoà

Ông Trần Phước Trí, nguyên Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP. Đà Nẵng được bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hoà.

Tin cùng chuyên mục

Thái Nguyên: Quản lý thị trường giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng

Thái Nguyên: Quản lý thị trường giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng

Thời gian tới, Cục Quản lý thị trường Thái Nguyên sẽ tiếp tục triển khai kiểm tra các cơ sở kinh doanh, mua bán vàng trên địa bàn.
Lai Châu: 8 hộ kinh doanh ký cam kết không buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu

Lai Châu: 8 hộ kinh doanh ký cam kết không buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu

Nhằm ngăn chặn việc buôn bán thuốc bảo vệ thực vận nhập lậu, Đội Quản lý thị trường số 4 (Lai Châu) đã vận động các hộ kinh doanh ký cam kết thực hiện.
Thái Bình: Tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Thái Bình: Tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Đội quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình) vừa kiểm tra, phát hiện và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.
Bến Tre: Xử phạt một hộ kinh doanh trên TikTok hơn 220 triệu đồng

Bến Tre: Xử phạt một hộ kinh doanh trên TikTok hơn 220 triệu đồng

Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre vừa quyết định xử phạt đối với một hộ kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử TikTok số tiền hơn 220 triệu đồng.
Vĩnh Phúc: Một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bị xử phạt 30 triệu đồng

Vĩnh Phúc: Một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bị xử phạt 30 triệu đồng

Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng 168 bị lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc xử phạt 30 triệu đồng, do có vi phạm trong kinh doanh xăng dầu.
Bạc Liêu: Hàng loạt cơ sở kinh doanh thực phẩm bị xử phạt hành chính

Bạc Liêu: Hàng loạt cơ sở kinh doanh thực phẩm bị xử phạt hành chính

Thanh tra Sở Công Thương tỉnh Bạc Liêu đã tiến hành kiểm tra và phát hiện, xử phạt 9 cơ sở kinh doanh thực phẩm vi phạm trên địa bàn.
Hà Nội: Tạm giữ hàng trăm bình chứa khí N20 không có hóa đơn chứng từ

Hà Nội: Tạm giữ hàng trăm bình chứa khí N20 không có hóa đơn chứng từ

Ngày 22/4, Cục Quản lý thị trường Hà Nội thông tin, Đội Quản lý thị trường số 5 vừa phối hợp tạm giữ hàng trăm bình chứa khí N20 không có hóa đơn chứng từ.
Quảng Ninh: Công ty Thuý Nga bị phạt vì kinh doanh xăng dầu sai vị trí

Quảng Ninh: Công ty Thuý Nga bị phạt vì kinh doanh xăng dầu sai vị trí

Công ty TNHH du lịch dịch vụ thương mại Thúy Nga bị Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh xử phạt 50 triệu đồng vì kinh doanh xăng dầu không đúng vị trí.
TP. Hồ Chí Minh: Đồng loạt kiểm tra các điểm kinh doanh vàng, phát hiện nhiều vi phạm

TP. Hồ Chí Minh: Đồng loạt kiểm tra các điểm kinh doanh vàng, phát hiện nhiều vi phạm

Kiểm tra đột xuất các hộ kinh doanh vàng, lực lượng quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh phát hiện hàng không có hóa đơn chứng từ, có dấu hiện giả mạo nhãn hiệu.
Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.
Tây Ninh: Phát hiện sai phạm tại tiệm vàng Kim Phón, huyện Châu Thành

Tây Ninh: Phát hiện sai phạm tại tiệm vàng Kim Phón, huyện Châu Thành

Đội Quản lý thị trường số 4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh vừa tiến hành kiểm tra và phát hiện sai phạm tại tiệm vàng Kim Phón (huyện Châu Thành).
Hà Giang: Thu giữ hơn 3.000 sản phẩm dầu gội, bột giặt có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Hà Giang: Thu giữ hơn 3.000 sản phẩm dầu gội, bột giặt có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang cho biết vừa phát hiện, thu giữ hơn 3.000 sản phẩm dầu gội, bột giặt có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.
TP. Hồ Chí Minh: Tập trung giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng

TP. Hồ Chí Minh: Tập trung giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng

Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đang tập trung kiểm tra, giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng để kịp thời phát hiện vi phạm và xử lý nghiêm.
Quản lý thị trường phía Nam liên tục xử phạt các doanh nghiệp kinh doanh vàng vi phạm

Quản lý thị trường phía Nam liên tục xử phạt các doanh nghiệp kinh doanh vàng vi phạm

Cục Quản lý thị trường ở các tỉnh phía Nam thời gian qua liên tục kiểm tra, xử phạt đối với nhiều cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng có dấu hiệu vi phạm.
Quảng Ninh: Liên tiếp tạm giữ số lượng lớn hàng hoá đông lạnh chưa rõ nguồn gốc

Quảng Ninh: Liên tiếp tạm giữ số lượng lớn hàng hoá đông lạnh chưa rõ nguồn gốc

Trong ngày 15 và 16/4, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã kiểm tra, phát hiện và tạm giữ số lượng lớn hàng hóa đông lạnh chưa rõ nguồn gốc.
Hà Giang: Xử phạt và tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Hà Giang: Xử phạt và tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Cục Quản lý thị trường Hà Giang thông tin, Đội Quản lý thị trường số 9 vừa xử phạt, buộc tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Đồng Tháp: Xử phạt hộ kinh doanh thời trang giả mạo nhãn hiệu hơn 100 triệu đồng

Đồng Tháp: Xử phạt hộ kinh doanh thời trang giả mạo nhãn hiệu hơn 100 triệu đồng

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có quyết định xử phạt hành chính số tiền 102,5 triệu đồng đối với một hộ kinh doanh thời trang giả mạo nhãn hiệu.
Bài cuối: Bền bỉ, kiên trì, không khoan nhượng, không lùi bước

Bài cuối: Bền bỉ, kiên trì, không khoan nhượng, không lùi bước

Sự hiệp đồng của các lực lượng Biên phòng, Hải quan và Quản lý thị trường đã thể hiện nỗ lực không ngừng nghỉ, đem lại hiệu quả tích cực.
Quảng Ninh: Tạm giữ hơn 2.000 sản phẩm thuốc tân dược nghi nhập lậu

Quảng Ninh: Tạm giữ hơn 2.000 sản phẩm thuốc tân dược nghi nhập lậu

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh vừa phối hợp kiểm tra, tạm giữ 2.158 sản phẩm thuốc tân dược nghi nhập lậu tại Móng Cái.
Bài 2: Phối hợp, phát huy sức mạnh của các lực lượng tuyến đầu

Bài 2: Phối hợp, phát huy sức mạnh của các lực lượng tuyến đầu

Nhờ phối hợp chặt chẽ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, các lực lượng tuyến đầu của Quảng Ninh đã kịp thời ngăn ngặn nhiều vụ buôn lậu vào Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động