Cộng đồng kinh tế Asean: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và công bằng

Bài I: Xây dựng AEC - tiến trình tất yếu

Theo kết quả đánh giá của ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27 (tháng 11/2015), đến nay, tình hình xây dựng AEC được thể hiện qua Biểu đánh giá AEC hiện gồm 611 biện pháp, trong đó 486 biện pháp (79,5%) đã được thực thi đầy đủ tính đến ngày 31/10/2015.
Bài I: Xây dựng AEC - tiến trình tất yếu
Việt Nam đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo chuyên ngành cho doanh nghiệp trước thềm thành lập AEC

Nếu tính cả 54 biện pháp ưu tiên cao có tác động lớn đến thương mại và được thực thi trong năm 2015 đã được Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN thu hẹp lần thứ 21 xác định theo Chương trình nghị sự Phnom Penh, thì cùng với 452 biện pháp đã được thực thi đầy đủ từ năm 2008, các biện pháp ưu tiên cao này tạo thành trọng tâm 506 biện pháp cần giám sát theo Biểu đánh giá AEC. Như vậy, tính đến ngày 31/10/2015, tỷ lệ thực thi của ASEAN là 92,7% tương đương với 469 trong số 506 biện pháp. Một số biện pháp ưu tiên cao đã được thực thi trong năm 2015 bao gồm ký Nghị định thư về Khung pháp lý thực thi Cơ chế hải quan một cửa ASEAN (vào tháng 9 năm 2015); tất cả các nước thành viên ASEAN hoàn thành cam kết về ngưỡng của Gói cam kết thứ 9 trong khuôn khổ Hiệp định Khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS); ban hành luật cạnh tranh ở 8 nước thành viên…

Đối với trụ cột thứ nhất về thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất, có thể kể đến một số điểm nhấn quan trọng như: Thuế quan ASEAN đã được xóa bỏ 95,99% số dòng thuế giữa 10 nước thành viên, trong đó khoảng 99,20% với ASEAN-6 và 90,85% với CLMV. Các nước đều đang triển khai dự án thử nghiệm tự chứng nhận xuất xứ thứ nhất và thứ hai, trong đó Campuchia vừa tham gia cùng với Brunei, Malaysia, Thái Lan và Singapore trong dự án thử nghiệm 1, Thái Lan đã tham gia cùng Indonesia, Lào, Philippines và Việt Nam trong dự án thử nghiệm 2. Myanmar đang chuẩn bị tham gia dự án 1. Việc thực thi dự án thử nghiệm tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN vào năm 2016 đang được thảo luận theo đó Giấy chứng nhận Mẫu D của ATIGA sẽ được cải thiện đáng kể. Để mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp, biện pháp này phải tạo thuận lợi thương mại tốt nhất có thể. Các nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất tự khai xuất xứ hàng hóa mà không phải trình diện chứng nhận xuất xứ do cơ quan quản lý nhà nước ban hành, vì vậy, cơ chế tự chứng nhận cho phép doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian.

Về dịch vụ, tất cả 10 nước thành viên đã đáp ứng được mức ngưỡng đặt ra và ký kết Gói cam kết thứ 9 trong khuôn khổ AFAS trong năm nay. Việc đàm phán Gói 10 đang được triển khai. Để giải quyết những khó khăn của một số nước thành viên trong hoàn tất Gói 10, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 47 đã thống nhất gia hạn thời gian hoàn thành vào năm 2017, mà không sửa đổi ngưỡng đã thống nhất ở hội nghị AEM 44 (năm 2013). Song song với đó, ASEAN sẽ tiếp tục nâng cấp AFAS thành Hiệp định Thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA) và mục tiêu hoàn thành vào năm 2016.

Để tăng cường hợp tác và hội nhập ngành tài chính hơn nữa, Nghị định thư Thực thi Gói cam kết thứ 6 về dịch vụ tài chính đã được ký vào tháng 3 năm 2015 và hiện đã có hiệu lực. Đàm phán về Gói 7 đã được bắt đầu từ năm ngoái và Nghị định thư Thực thi Gói cam kết 7 về dịch vụ tài chính dự kiến hoàn thành và ký kết vào tháng 4 năm 2016. Khuôn khổ hội nhập ngân hàng ASEAN đã được thành lập vào tháng 3 năm 2015. Các nước thành viên cũng thống nhất tự do hóa hơn ngành bảo hiểm với mục tiêu đưa các thể chế bảo hiểm và các trung gian phát huy vai trò hơn trong hỗ trợ hội nhập thương mại, đầu tư và kinh tế trong AEC.

Đối với trụ cột thứ hai về một khu vực kinh tế có khả năng cạnh tranh, ASEAN tập trung vào một số lĩnh vực hợp tác quan trọng nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, cụ thể: Trong năm 2015, ba nước thành viên là Brunei, Myanmar và Philippines đã ban hành luật cạnh tranh đưa ASEAN có 8 nước hiện có luật cạnh tranh (cao hơn so với mục tiêu 7 nước). Việc giải quyết các vấn đề cạnh tranh trong Nhóm Chuyên gia ASEAN về cạnh tranh tập trung vào hỗ trợ các nước thành viên tăng cường chế độ cạnh tranh và năng lực thực thi. Về quyền sở hữu trí tuệ thì một loạt các hoạt động liên quan đến nhãn hiệu thương mại, sáng chế và quyền tác giả cũng như chỉ dẫn địa lý và tri thức truyền thống tương đương 28 sáng kiến trong Kế hoạch Hành động Quyền sở hữu trí tuệ ASEAN 2011-2015. Các chỉ dẫn về kiểm tra nhãn hiệu thương mại đã được hoàn thành trong năm nay và các sáng kiến xây dựng năng lực được thực hiện nhằm hỗ trợ các nước thành viên gia nhập Nghị định thư Madrid và Nghị định thư Hague. 4 nước thành viên đã gia nhập Nghị định thư Madrid năm 2015 và các nước khác dự kiến gia nhập vào cuối năm nay.

Về hợp tác năng lượng, 90% mục tiêu và hoạt động theo 7 lĩnh vực chương trình của Kế hoạch Hành động ASEAN về hợp tác năng lượng 2010-2015 đã được thực thi. ASEAN đã đạt được 8,5% cắt giảm cường độ năng lượng cho giai đoạn 2010-2013, vượt mục tiêu 8% cắt giảm cường độ năng lượng đặt ra cho năm 2015 trên cơ sở mức 2005. ASEAN cũng vượt quá 15% mục tiêu tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng năng lực lưới điện vào năm 2015 là 15%, đạt 25% tỷ lệ năng lượng tái tạo năm 2013. Tất cả các điểm hành động trong Kế hoạch Tổng thể công nghệ thông tin và truyền thông ASEAN 2015 đã được thực thi thông qua 86 dự án hợp tác, trong đó 25% nguồn lực (dựa vào số lượng dự án) đã được dành cho phát triển cơ sở hạ tầng, 21% thu hẹp khoảng cách số hóa, 19% đổi mới, 15% chuyển đổi kinh tế, 12% hợp tác và 8% cho phát triển con người.

Bài I: Xây dựng AEC - tiến trình tất yếu
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (thứ hai từ phải sang) dự lễ ký Tuyên bố Kuala Lumpur

Trong lĩnh vực giao thông vận tải, Nghị định thư Thực thi Gói cam kết thứ 9 về dịch vụ vận tải hàng không trong AFAS đã được ký kết tại Hội nghị Bộ trưởng Giao thông Vận tải ASEAN lần thứ 21 (tháng 11 năm 2015). Hiệp định Đa phương ASEAN về tự do hóa hoàn toàn dịch vụ vận tải hàng không và các nghị đinh thư đã có hiệu lực và thực thi ở tất cả các thành viên ASEAN vào ngày 2/10/2015. Các nước thành viên còn lại sẽ phê chuẩn đầy đủ Hiệp định đa phương ASEAN về dịch vụ hàng không và Hiệp định Đa phương ASEAN về tự do hóa hoàn toàn dịch vụ vận tải hành khách hàng không và các nghị định thư vào cuối năm nay. ASEAN đã có những tiến triển trong hợp tác hàng không với các đối tác đối thoại. Nghị định thư số 2 về Hiệp định Vận tải hàng không ASEAN- Trung Quốc có hiệu lực ở Trung Quốc và các nước ASEAN phê chuẩn ngày 8/9/2015. ASEAN sẽ tiếp tục hợp tác với EU, Ấn Độ, Nhật Bản, và Hàn Quốc hướng tới hoàn tất các hiệp định dịch vụ hàng không.

Đối với trụ cột thứ ba về khu vực phát triển kinh tế cân bằng, với điểm nhấn về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), trong năm nay, một số sáng kiến về phát triển SME đã được thực thi. Phương pháp xác định độ tin cậy của SME đã được hoàn tất trong năm 2015 và được xã hội hóa với các cơ quan liên quan đến tài chính như các ngân hàng trung ương, các hiệp hội của các nhà ngân hàng, các cơ quan thẩm định tín dụng. Các công cụ thông tin về hải quan, hàng hóa và quy tắc xuất xứ, Cơ chế hải quan một cửa ASEAN và đăng ký kinh doanh ở các nước thành viên đã được triển khai nhằm nâng cao sự hiểu biết của các nhà hoạch định chính sách, các phòng thương mại và SME trong khu vực. Trung tâm dịch vụ SME ASEAN sẽ được vận hành trước khi kết thúc năm nay.

Đối với trụ cột thứ tư về khu vực hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, ASEAN tiếp tục xây dựng một ASEAN mở được hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, tập trung vào thực thi và nâng cấp các FTA ASEAN+1 và đàm phán Hiệp định RCEP và ASEAN- Hồng Kong (AHKFTA). Với ACFTA, các bên có thể hoàn tất thành công một số yếu tố nâng cấp đàm phán trong năm 2015 và giải quyết các vấn đề còn lại trong thời gian tới. Với AKFTA, Nghị định thư thứ ba về Sửa đổi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Hàn Quốc đã được ký kết, trong khi phương thức tự do hóa các sản phẩm nhạy cảm đã được hoàn tất. Với AIFTA, các Hiệp định Thương mại dịch vụ và Đầu tư có hiệu lực từ 1/7/2015 trong khi phạm vi rà soát của Hiệp định Thương mại hàng hóa đã được thông qua vào tháng 8/2015. Với AANZFTA, Nghị định thư thứ nhất Sửa đổi Hiệp định thiết lập FTA có hiệu lực từ 01/10/2015. Với AJCEP, các bên tăng cường hoàn tất đàm phán các Chương về Thương mại dịch vụ, Di chuyển thể nhân và Đầu tư. Với RCEP, các phương thức về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư đã được hoàn tất và đàm phán tiếp cận thị trường đã bắt đầu với thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ cũng như thảo luận về danh mục bảo lưu đầu tư. Các cuộc đàm phán dựa vào lời văn cũng được triển khai. Nhóm công tác mới (về thương mại điện tử) và các tiểu nhóm (về dịch vụ viễn thông và dịch vụ tài chính) đã được thiết lập. Ủy ban Đàm phán t`hương mại RCEP đã hoàn thành Chương trình làm việc RCEP cho năm 2016. Các nước tham gia đàm phán sẽ tích cực đàm phán để đạt được hiệp định cấp cao. Với AHKFTA, tiến trình đàm phán ban đầu trong các lĩnh vực thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, và ECOTECH đã đạt được sau 4 vòng đàm phán. Ủy ban đàm phán thương mại AHKFTA sẽ tiếp tục thảo luận phương thức cắt giảm và xóa bỏ thuế quan, lời văn của các Chương/ Điều khoản cho AHKFTA và các vấn đề khác. Hiệp định dự kiến được hoàn tất vào năm 2016.

Đối với Kế hoạch Tổng thể AEC 2025

Ngày 22/11/2015, các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký Tuyên bố Kuala Lumpur về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, thông qua Kế hoạch Tổng thể AEC 2025. Kế hoạch này sẽ hướng tới một ASEAN tích cực hơn, với các khuôn khổ để vận hành cộng đồng kinh tế, tăng cường hợp tác với thế giới, ứng phó với tình hình phát triển mới và tìm kiếm các cơ hội mới. Thập kỷ tới sẽ không chỉ bảo đảm rằng 10 nước thành viên được hội nhập về kinh tế và có thể tham gia vào nền kinh tế toàn cầu, mà còn hội nhập bền vững, giữ vai trò tích cực trong cộng đồng toàn cầu, đóng góp vào mục tiêu chia sẻ thịnh vượng. AEC 2025 đặt ra các biện pháp chiến lược theo 5 đặc trưng: (i) một nền kinh tế hội nhập cao và gắn kết; (ii) một ASEAN cạnh tranh, đổi mới và năng động; (iii) một ASEAN tăng cường kết nối và hợp tác chuyên ngành; (iv) một ASEAN có sức bật, toàn diện, hướng tới con người và lấy con người làm trung tâm; (v) một ASEAN toàn cầu. AEC 2025 được xây dựng dựa trên các kết quả đạt được và những giá trị của AEC 2015, có tính đến bối cảnh toàn cầu và sự phát triển hiện nay, nhằm đưa ra định hướng cho AEC trong 10 năm tới.

Việc thực thi tổng thể AEC 2025 sẽ được giám sát và thực thi bởi Hội đồng AEC và các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng. Các cơ quan chuyên ngành ASEAN sẽ phối hợp thực thi các kế hoạch làm việc liên quan cùng với các cơ quan chính phủ ở các nước thành viên ASEAN. Các thỏa thuận đối tác với khu vực tư nhân, các hiệp hội ngành hàng, và cộng đồng ở cấp độ khu vực và quốc gia sẽ được triển khai tích cực và thúc đẩy nhằm đảm bảo cách tiếp cận toàn diện đối với tiến trình hội nhập.

Bài II: Việt Nam trong tiến trình hội nhập Cộng đồng Kinh tế Asean

Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế, Bộ Công Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cộng đồng Kinh tế ASEAN

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam – Bulgaria: Nhiều triển vọng hợp tác trong lĩnh vực cơ khí chế tạo

Việt Nam – Bulgaria: Nhiều triển vọng hợp tác trong lĩnh vực cơ khí chế tạo

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Vì sao ông Donald Trump đang giành ưu thế trước Tổng thống Joe Biden?

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Vì sao ông Donald Trump đang giành ưu thế trước Tổng thống Joe Biden?

Chiến sự Israel-Hamas ngày 15/5/2024: Israel tiến quân vào Rafah; Tel Aviv lục đục vì hậu chiến ở Dải Gaza

Chiến sự Israel-Hamas ngày 15/5/2024: Israel tiến quân vào Rafah; Tel Aviv lục đục vì hậu chiến ở Dải Gaza

Nga thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại với Việt Nam

Nga thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại với Việt Nam

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/5/2024: Mục đích của mặt trận Kharkov là gì? Ukraine cạn nguồn dự bị chiến lược

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/5/2024: Mục đích của mặt trận Kharkov là gì? Ukraine cạn nguồn dự bị chiến lược

Tìm kiếm đối tác, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dừa Việt Nam sang Philippines

Tìm kiếm đối tác, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dừa Việt Nam sang Philippines

Chiến sự Israel-Hamas ngày 15/5/2024: Mỹ nghiên cứu đề xuất cung cấp vũ khí mới trị giá 1 tỷ USD cho Israel

Chiến sự Israel-Hamas ngày 15/5/2024: Mỹ nghiên cứu đề xuất cung cấp vũ khí mới trị giá 1 tỷ USD cho Israel

Chiến sự Nga-Ukraine 15/5/2024: Nga muốn giải quyết toàn diện và công bằng xung đột; Ukraine đang ở thời điểm quan trọng

Chiến sự Nga-Ukraine 15/5/2024: Nga muốn giải quyết toàn diện và công bằng xung đột; Ukraine đang ở thời điểm quan trọng

Động lực để củng cố hợp tác song phương giữa Việt Nam - Kazakhstan

Động lực để củng cố hợp tác song phương giữa Việt Nam - Kazakhstan

TS. Nguyễn Văn Hội: Cơ chế chính sách ngày càng thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư

TS. Nguyễn Văn Hội: Cơ chế chính sách ngày càng thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư

Ủy ban hỗn hợp lần thứ 4 rà soát Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Ấn Độ

Ủy ban hỗn hợp lần thứ 4 rà soát Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Ấn Độ

Cuộc thăm dò mới nhất ở các bang cho thấy điều gì về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ?

Cuộc thăm dò mới nhất ở các bang cho thấy điều gì về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ?

Chiến sự Israel-Hamas ngày 14/5/2024: Mỹ không tin Israel giành

Chiến sự Israel-Hamas ngày 14/5/2024: Mỹ không tin Israel giành ''chiến thắng hoàn toàn'' trước Hamas

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 14/5/2024: Tình hình tại Kharkov được so sánh như

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 14/5/2024: Tình hình tại Kharkov được so sánh như ''trên bờ vực thẳm''

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Chủ tịch Ủy ban Kinh tế và Đổi mới Quốc hội Bulgaria

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Chủ tịch Ủy ban Kinh tế và Đổi mới Quốc hội Bulgaria

Việt Nam tham dự Hội chợ Ngoại giao đoàn ủng hộ Quỹ hỗ trợ trẻ em Đan Mạch

Việt Nam tham dự Hội chợ Ngoại giao đoàn ủng hộ Quỹ hỗ trợ trẻ em Đan Mạch

Thái Lan xem xét biện pháp chống bán phá giá mới đối với thép Trung Quốc

Thái Lan xem xét biện pháp chống bán phá giá mới đối với thép Trung Quốc

Chiến sự Israel-Hamas 14/5/2024: Ai Cập dọa từ chối làm trung gian đàm phán; Israel chuẩn bị mở chiến dịch ở Rafah

Chiến sự Israel-Hamas 14/5/2024: Ai Cập dọa từ chối làm trung gian đàm phán; Israel chuẩn bị mở chiến dịch ở Rafah

Chiến sự Nga-Ukraine 14/5/2024: Kiev không có nguồn cung vũ khí để xoay chuyển tình thế; tình hình ở Ukraine nguy cấp

Chiến sự Nga-Ukraine 14/5/2024: Kiev không có nguồn cung vũ khí để xoay chuyển tình thế; tình hình ở Ukraine nguy cấp

Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 13/5/2024: Thủ tướng Đức - cuộc tấn công của Israel vào Rafah là vô trách nhiệm

Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 13/5/2024: Thủ tướng Đức - cuộc tấn công của Israel vào Rafah là vô trách nhiệm

Xem thêm