AAFA kêu gọi ưu tiên phân phối vắc xin cho ngành may mặc Việt Nam

Chủ tịch Hiệp hội May mặc & Giày dép Hoa Kỳ (AAFA), ông Steve Lamar vừa có thư gửi tới Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với mong muốn được ưu tiên phân phối vắc xin cho ngành may mặc, giày dép và hàng hóa du lịch của Việt Nam.

Đồng thời, phối hợp tác chặt chẽ với Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) và Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam (LEFASO) nhanh chóng xây dựng và triển khai những biện pháp linh hoạt và hiệu quả nhằm hỗ trợ các ngành này sản xuất và vận chuyển hàng hóa một cách an toàn.

Theo ông Steve Lamar, thời gian qua, AAFA đã vận động Chính phủ Hoa Kỳ tăng cường phân phối lượng vắc xin, dụng cụ xét nghiệm Covid và các thiết bị bảo hộ y tế cho Việt Nam. Hoa Kỳ đã trao 5 triệu liều vắc xin cho Việt Nam nhưng AAFA vẫn đang tiếp tục vận động Chính phủ Hoa Kỳ cung cấp nhiều hơn trong bối cảnh khẩn cấp. Chủ tịch AAFA hy vọng, Chính phủ Việt Nam ưu tiên các nguồn được trao tặng cho những ngành công nghiệp then chốt, và khu vực phía Nam, vốn đang là điểm nóng với nhiều ca nhiễm Covid mới, cũng là nơi tập trung các hoạt động kinh tế giữ vai trò quan trọng đối với sức khỏe của nền kinh tế. Cùng đó, tập trung vào giải pháp “hai tại chỗ” nhằm bảo đảm an toàn cho người lao động và cơ chế cho phép vận chuyển hàng hóa và vật liệu thiết yếu…

AAFA kêu gọi ưu tiên vaccine cho ngành dệt may Việt Nam
AAFA kêu gọi ưu tiên vắc xin cho một số ngành công nghiệp then chốt của Việt Nam, trong đó có ngành may mặc

Đại diện AAFA cũng nhấn mạnh, ngành may mặc, giày dép và hàng hóa du lịch lần lượt là ngành xuất khẩu lớn thứ 2, thứ 3 và thứ 4 đối với nền kinh tế Việt Nam, tạo việc làm cho hơn 4 triệu lao động và tạo ra kim ngạch xuất khẩu trị giá thường niên lên tới 40 tỷ USD. Đồng thời, Việt Nam là đối tác quan trọng khi cung cấp hàng may mặc, giày dép và hàng du lịch lớn thứ hai cho thị trường Hoa Kỳ, chiếm 20% tổng hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ. Do đó, sự thành công của ngành may mặc, giày dép và hàng du lịch Hoa Kỳ phụ thuộc trực tiếp vào sức khỏe của các ngành công nghiệp này tại Việt Nam.

Dù trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng may mặc của Việt Nam sang Hoa Kỳ tương đối khả quan. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, cả hai miền Nam, Bắc - nơi tập trung đông doanh nghiệp dệt may - đang đặt trong tình trạng báo động đỏ. Các địa phương thực hiện không thống nhất các quy định phòng chống dịch đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

Cụ thể, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, việc áp dụng “3 tại chỗ” đang bộc lộ nhiều vấn đề, khó nhất là không biết chính xác thời gian áp dụng “3 tại chỗ” nên không có kế hoạch cụ thể cho việc lưu giữ lao động cũng như lên kế hoạch sản xuất để bù đắp thời gian đã mất, cũng không thể xác nhận được thời điểm xuất hàng. Bản thân các nhà máy đang tiến hành “3 tại chỗ” cũng rất căng thẳng vì nguy cơ người lao động nhiễm bệnh lúc nào cũng có thể xảy ra. Hơn nữa, tỷ lệ công nhân tham gia “3 tại chỗ” cũng chỉ đạt 10-30%, lác đác có doanh nghiệp đạt 40%, hiệu quả sản xuất rất thấp.

Đặc biệt, tình trạng ách tắc trong lưu thông hàng hoá do các địa phương triển khai không thống nhất các quy định phòng chống dịch đã chất thêm gánh nặng cho doanh nghiệp. Theo phản ánh của lãnh đạo Công ty CP TCT May Bắc Giang BGG, hàng hoá xuất, nhập của doanh nghiệp bị ùn và tốn thêm nhiều chi phí do phải chia sẻ phí xét nghiệm hàng ngày cho lái xe của đơn vị vận chuyển.

Từ tâm dịch TP. Hồ Chí Minh, ông Dương Khuê - Tổng giám đốc Tổng công ty CP Phong Phú - cho hay: Nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu có tăng nhưng chưa mạnh, trong khi chi phí đầu vào tăng cao, đặc biệt là chi phí phát sinh, như: Chi phí chuẩn bị lưu trú, phí xét nghiệm và chi phí hỗ trợ cho công nhân làm việc tại nhà máy, chưa kể phí lưu kho, lưu bãi do hàng hoá bị ách tắc. Doanh nghiệp khó cân bằng thu chi, tháng 7 và 8 nhiều khả năng không đạt doanh thu theo kế hoạch.

Trong văn bản khẩn VITAS mới gửi lên Chính phủ và các Bộ, ngành phản ánh về các khó khăn của doanh nghiệp cũng nêu: Việc phân “luồng xanh” là giải pháp thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng do mạng bị nghẽn, hacker tấn công nên gây ách tắc. Các địa phương không thống nhất sử dụng loại giấy xét nghiệm cho lái xe và thời gian có giá trị cũng làm doanh nghiệp gặp khó khăn. Quy định về hàng hoá thiết yếu được mỗi nơi hiểu một kiểu đã tạo ra ách tắc. Cùng đó, về vấn đề lao động, doanh nghiệp bố trí sản xuất “3 tại chỗ” nhưng 60-70% người lao động không đồng ý làm việc do sợ lây lan bệnh. Số lao động không đi làm có được hưởng lương ngừng việc không hay doanh nghiệp vẫn phải trả lương cho người lao động là vấn đề gây lúng túng.

Trước những khó khăn trên, VITAS cũng đề một số giải pháp tháo gỡ. Đầu tiên, Nhà nước ưu tiên cho người lao động tại các doanh nghiệp lớn sớm được tiêm vắc xin (có thể cân nhắc trên cơ sở doanh nghiệp tự chịu chi phí) nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động và doanh nghiệp sớm ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ưu tiên đặc biệt tiêm vắc xin cho đội ngũ lái xe để đảm bảo lưu thông hàng hoá phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân và không để đứt gãy chuỗi cung ứng. Chính phủ chỉ đạo các địa phương sớm triển khai các gói hỗ trợ để người lao động và doanh nghiệp đỡ khó khăn.

VITAS cũng đề nghị Nhà nước cho phép doanh nghiệp, sau thời gian phong toả được bố trí thời gian làm thêm quá quy định (40 giờ/tuần) để giải quyết các đơn hàng tồn đọng. Doanh nghiệp sẽ bù trừ các tháng để đảm bảo không quá 300giờ/tháng theo quy định hiện hành. Bộ Y tế quy định thống nhất từng loại giấy xét nghiệm và thời gian hiệu lực của mỗi loại, khi lái xe lưu thông qua các tỉnh thì dùng loại nào để các địa phương thực hiện…

Việt Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chống thực phẩm bẩn: Cần hành động quyết liệt của toàn xã hội

Chống thực phẩm bẩn: Cần hành động quyết liệt của toàn xã hội

An toàn thực phẩm “nóng” hơn bao giờ hết khi hàng loạt vụ ngộ độc tập thể diễn ra gần đây. Quý I/2024, số người bị ngộ độc thực phẩm tăng gần 3 lần so cùng kỳ.
Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?

Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?

Bộ Y tế vừa có thông tin về một số đối tượng sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế cũng như thời gian hưởng.
Không để xảy ra khan hiếm, thiếu thuốc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không để xảy ra khan hiếm, thiếu thuốc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh/thành; đơn vị liên quan yêu cầu đảm bảo cung ứng thuốc trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Bộ Y tế ra văn bản yêu cầu bảo đảm an toàn cho người bệnh

Bộ Y tế ra văn bản yêu cầu bảo đảm an toàn cho người bệnh

Ngày 24/4, Bộ Y tế có văn bản yêu cầu chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng, an toàn người bệnh và khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa.
Cả nước ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ

Cả nước ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ

Đến thời điểm này, cả nước đã ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu cho người dân trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu cho người dân trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Các bệnh viện tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh; không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5...
Sẽ giảm số lượng bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Sẽ giảm số lượng bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Bộ Y tế chỉ giữ lại một số ít bệnh viện thuộc tiêu chí là bệnh viện đầu ngành, phù hợp quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế quốc gia.
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin

Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin

Chiều ngày 18/4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát đi cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin.
Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả cho nhiều bệnh, trong đó có cả ung thư

Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả cho nhiều bệnh, trong đó có cả ung thư

Bộ Y tế đang nghiên cứu, xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế với hướng tăng quyền lợi cho người tham gia.
Nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

Nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

Nhằm nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam, Pfizer, VNVC và Tâm Anh hợp tác nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do phế cầu khuẩn và RSV
Hội nghị quốc tế về Quản lý đường thở WAAM lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị quốc tế về Quản lý đường thở WAAM lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị đồng diễn ra tại Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc vào ngày 13 - 14/4 thu hút 600 chuyên gia đầu ngành tham dự.
Người dân phản ánh vẫn phải mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh

Người dân phản ánh vẫn phải mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh

Trước phản ánh về việc người bệnh phải mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh, Bộ Y tế vừa có yêu cầu chấn chỉnh ngay tình trạng này.
Bộ Y tế gửi công văn Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Quốc tế Thu Cúc về sự cố y khoa

Bộ Y tế gửi công văn Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Quốc tế Thu Cúc về sự cố y khoa

Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế Hà Nội và Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc về sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi con chị Trần Ngọc Diệp.
Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc làm rõ vụ thai nhi tử vong

Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc làm rõ vụ thai nhi tử vong

Trước thông tin thai nhi tử vong khi làm dịch vụ sinh tại bệnh viện, Bộ Y tế đã có công văn khẩn đề nghị Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc kiểm tra, xác minh.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát có đường có làm giảm tình trạng thừa cân, béo phì?

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát có đường có làm giảm tình trạng thừa cân, béo phì?

Bổ sung nước ngọt vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được cho là giải pháp giảm thừa cân, béo phì, nhưng chưa có bằng chứng khoa học về mối liên hệ này.
Khoảng 13.000 người tử vong do bệnh lao và 40% ca lao đang tiềm ẩn trong cộng đồng

Khoảng 13.000 người tử vong do bệnh lao và 40% ca lao đang tiềm ẩn trong cộng đồng

Ngày 8/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị triển khai công tác năm 2024 của Ủy ban quốc gia về chấm dứt bệnh lao.
Tin nóng y tế: Việt Nam xuất hiện ca mắc cúm A (H9) đầu tiên

Tin nóng y tế: Việt Nam xuất hiện ca mắc cúm A (H9) đầu tiên

Bộ Y tế vừa có thông tin gửi báo chí về trường hợp mắc cúm A(H9) đầu tiên tại Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế tại Thừa Thiên Huế

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế tại Thừa Thiên Huế

Ngày 6/4, tại Thừa Thiên Huế diễn ra lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế giai đoạn 2; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và bấm nút khởi công.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời cứu sống 2 mẹ con sản phụ trong đêm

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời cứu sống 2 mẹ con sản phụ trong đêm

Bệnh viện Vũng Tàu vừa phẫu thuật, kịp thời cứu sống một thai phụ bị vỡ tử cung ngay trong đêm, đảm bảo được tính mạng cho mẹ và con được an toàn.
Giải pháp giảm tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam

Giải pháp giảm tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam

Trung bình, mỗi người Việt Nam tiêu thụ 1 lít đồ uống có đường mỗi tuần. Do đó, tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng nhanh, đặc biệt là ở người trẻ tuổi.
Hà Nội gia tăng trẻ em mắc ho gà

Hà Nội gia tăng trẻ em mắc ho gà

Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 32 trường hợp mắc ho gà tại 16 quận, huyện, trong khi cùng kỳ năm ngoái không ghi nhận ca bệnh.
Tổng LĐLĐVN thăm hỏi, hỗ trợ công nhân bị tai nạn hầm lò tại Quảng Ninh

Tổng LĐLĐVN thăm hỏi, hỗ trợ công nhân bị tai nạn hầm lò tại Quảng Ninh

Sau sự cố hầm lò tại Cẩm Phả, Tổng LĐLĐVN đã tới hỏi thăm, trao quà cho các công nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.
Bình Dương: Khoảng 50 người nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn đồ từ thiện tại một lễ hội

Bình Dương: Khoảng 50 người nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn đồ từ thiện tại một lễ hội

Tại Lễ hội rước cộ chùa Ông Bổn (TP. Thuận An, Bình Dương) có gần 50 người sau khi ăn bánh mỳ, bánh bao phát từ thiện đã có biểu hiện nghi ngộ độc thực phẩm.
Khuyến nghị hàm lượng natri trong thực phẩm chế biến bao gói sẵn

Khuyến nghị hàm lượng natri trong thực phẩm chế biến bao gói sẵn

Xu hướng tiêu thụ thực phẩm chế biến bao gói sẵn của người dân Việt Nam ngày càng tăng cao, đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế)  thông tin về sản phẩm của Công ty Dược phẩm Kobayashi

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thông tin về sản phẩm của Công ty Dược phẩm Kobayashi

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có thông tin về các sản phẩm của Công ty Dược phẩm Kobayashi.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động