Phát triển công nghiệp hỗ trợ coi doanh nghiệp là trung tâm

Phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) được coi là giải pháp hữu hiệu để giải quyết tình trạng nhập siêu của Việt Nam cũng như tạo sức hút để thu hút đầu tư quốc tế. Do đó, cần tập trung nguồn lực nâng cao năng lực của các DNchế tạo trong nước, tạo đà cho DN tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ coi doanh nghiệp là trung tâm

Thiếu năng lực cung ứng

Được coi là lĩnh vực xương sống đối với công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, ngành CNHT là ngành công nghiệp tập trung sản xuất các phụ tùng, phụ kiện và các bán thành phẩm để cung cấp cho các doanh nghiệp (DN) chuyên sản xuất, gia công và lắp ráp các thành phẩm là các loại vật liệu công nghiệp và các sản phẩm tiêu dùng. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, ngành CNHT của Việt Nam vẫn giậm chân tại chỗ và chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ so với nhu cầu của các công ty nước ngoài.

Trước vấn đề này, ông Tạ Việt Dũng, Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, Việt Nam hiện mới có 1.383 DN hoạt động trong lĩnh vực CNHT, chủ yếu là tham gia ở những công đoạn với công nghệ giản đơn, giá trị gia tăng thấp. Đặc biệt, đầu tư của các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm trên 80% số DN sản xuất linh kiện phụ tùng của Việt Nam, tập trung vào linh kiện điện - điện tử và linh kiện kim loại. Các DN nội địa chỉ mới cung ứng được khoảng 10% nhu cầu nội địa về sản phẩm CNHT.

Đưa ra góc nhìn cụ thể hơn, ông Trương Hoàng Hải - Tổng Thư ký Hiệp hội các DN ngành CNHT TP.Hà Nội (HANSIBA) nhận định, do thiếu vốn, công nghệ máy móc lạc hậu, nên các DN CNHT Việt Nam chưa đủ điều kiện để sản xuất các sản phẩm mà các tập đoàn lớn quốc tế như Toyota, Samsung, Ford… đang có mặt tại Việt Nam đặt hàng sản xuất. Theo số liệu ước tính tình hình sản xuất các sản phẩm CNHT thuộc các ngành của Việt Nam cho thấy, chế tạo ô tô đạt tỷ lệ nội địa hóa khoảng 5-20%; điện tử đạt tỷ lệ nội địa hóa khoảng 5-10%; da giầy đạt tỷ lệ nội địa hóa khoảng 30%; dệt may đạt tỷ lệ nội địa hóa khoảng 30%; cơ khí chế tạo đạt tỷ lệ nội địa hóa khoảng 15-10%; CNHT cho công nghệ cao đạt tỷ lệ nội địa hóa khoảng 1-2%. Điều này cũng có nghĩa là khối lượng linh phụ kiện cần nhập khẩu hàng năm về Việt Nam lắp ráp, chế tạo, sản xuất để xuất khẩu lên tới hàng chục tỷ USD.

Đồng quan điểm, Tiến sĩ Phạm Thị Thu Hằng, nguyên Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, Việt Nam chưa xây dựng được một hệ thống các nhà cung cấp chuyên nghiệp nguyên liệu, cụm linh kiện và phụ tùng. Sự phát triển CNHT còn mang tính tự phát. Trình độ công nghệ của DN CNHT Việt Nam so với DN CNHT cùng khu vực ASEAN còn có khoảng cách lớn. Nói cách khác, các nhà cung cấp - DN nhỏ và vừa trong nước thiếu năng lực cung ứng đúng số lượng và chất lượng cần thiết cho các khách hàng mua lớn, các nhà lắp ráp lớn.

Cần tập trung hỗ trợ

Đưa ra hướng đi cho ngành CNHT, GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội nhà đầu tư nước ngoài cho rằng, nước ta có thể đồng thời phát triển CNHT theo hai hướng chính: Thứ nhất, là sản xuất phụ tùng, linh kiện cho sản phẩm công nghệ cao như của Intel, SamSung, Canon, công nghiệp ô tô, xe máy... Hướng phát triển này đòi hỏi đầu tư trang thiết bị công nghệ và nguồn nhân lực được đào tạo có kỷ năng đáp ứng đòi hỏi của từng loại sản phẩm; thứ hai là CNHT ngành may mặc, da dày, công nghiệp chế tạo khác không đòi hỏi cao về công nghệ và kỹ năng lao động nhưng tạo ra hàng triệu việc làm với thu nhập ngày càng tăng.

Theo ông Trương Hoàng Hải, để phát triển ngành CNHT, cần tập trung nguồn lực quốc gia và quốc tế để thúc đẩy hỗ trợ các DN vừa và nhỏ Việt Nam. Đặc biệt là các DN tư nhân tiếp cận nguồn vốn ưu đãi trong nước, vốn ODA và vốn vay ưu đãi thương mại khác để các DN Việt Nam thuộc ngành CNHT có cơ hội vay vốn đầu tư công nghệ mới, máy móc trang thiết bị mới, nhà xưởng sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực, mua công nghệ quy trình quản lý mới để sản xuất các sản phẩm CNHT.

Từ góc độ của DN, ông Hà Thanh Hải, Giám đốc Công ty cổ phần ứng dụng công nghệ và CNC Việt Nam cho rằng, các DN CNHTT Việt Nam cần chủ động đầu tư công nghệ, tìm kiếm đối tác. Tuy nhiên, bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ của chính phủ cần chi tiết, cụ thể hơn để giúp đỡ các DN vừa và nhỏ của Việt Nam phát triển. Chẳng hạn, như chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ cho các DN vừa và nhỏ để phát triển CNHT với lãi suất vay trong vòng 20 năm chỉ ở mức 0,5%.

Hiện nay, Việt Nam chỉ có khoảng 0,3% trong tổng số DN Việt Nam đang tham gia vào sản xuất chế tạo cho ngành CNHT. Do đó, cần có chính sách khuyến khích và xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ cho các DN CNHT.
Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

igus® đẩy nhanh quá trình chuyển đổi công nghiệp 4.0 bền vững

igus® đẩy nhanh quá trình chuyển đổi công nghiệp 4.0 bền vững

Ứng dụng igusGO của igus® dựa trên AI chỉ cần thao tác trong vài giây giúp hỗ trợ các công ty chuyển đổi sang công nghiệp 4.0 và sản xuất trung hòa CO2.
Hà Nội: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm công nghiệp chủ lực Thủ đô

Hà Nội: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm công nghiệp chủ lực Thủ đô

Đến nay, Hà Nội đã có 229 sản phẩm đạt danh hiệu công nghiệp chủ lực. Thành phố sẽ tiếp tục triển khai nhiều giải pháp ưu tiên phát triển sản phẩm có thế mạnh.
Ngành công nghiệp ô tô: Tăng tỉ lệ nội địa hoá, đẩy mạnh liên kết

Ngành công nghiệp ô tô: Tăng tỉ lệ nội địa hoá, đẩy mạnh liên kết

Để phát triển được ngành công nghiệp ô tô phải tăng tỉ lệ nội địa hoá, bên cạnh đó, các DN trong nước rất cần đến sự hỗ trợ của những DN đầu tàu.
Củng cố về ‘chất’, mở cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm công nghiệp

Củng cố về ‘chất’, mở cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm công nghiệp

Tiếp tục củng cố về ‘chất’ sẽ là giải pháp quan trọng để các doanh nghiệp sớm hội nhập vào chuỗi sản xuất công nghiệp hỗ trợ ASEAN và toàn cầu.
Quảng Ninh: Nhiều chính sách thiết thực thu hút vốn FDI

Quảng Ninh: Nhiều chính sách thiết thực thu hút vốn FDI

Quảng Ninh triển khai nhiều giải pháp đồng bộ về hạ tầng, kỹ thuật, dịch vụ… tại các khu kinh tế, khu công nghiệp để thu hút nguồn vốn FDI lớn.

Tin cùng chuyên mục

Tạo đà cho công nghiệp ô tô, xe máy, xe điện và công nghiệp hỗ trợ phát triển

Tạo đà cho công nghiệp ô tô, xe máy, xe điện và công nghiệp hỗ trợ phát triển

Từ ngày 16 - 19/5/2024 sẽ diễn ra triển lãm quốc tế lần thứ 20 về công nghiệp ô tô, xe máy, xe điện và công nghiệp hỗ trợ (Autotech & Accessories 2024).
Thúc đẩy hợp tác cung cấp linh kiện thiết bị giữa Việt Nam - Hàn Quốc

Thúc đẩy hợp tác cung cấp linh kiện thiết bị giữa Việt Nam - Hàn Quốc

Tại trụ sở Viện Nghiên cứu Cơ khí vừa diễn ra buổi làm việc giữa các đơn vị Việt Nam với các đối tác Hàn Quốc nhằm thúc đẩy hợp tác cung cấp linh kiện thiết bị.
“Tin vui” liên tục cho ngành công nghiệp điện tử, vi mạch bán dẫn Việt Nam

“Tin vui” liên tục cho ngành công nghiệp điện tử, vi mạch bán dẫn Việt Nam

Quý III/2023, ngành công nghiệp điện tử và vi mạch bán dẫn tại Việt Nam đã liên tục nhận được những tin vui về sự phát triển và triển khai dự án quan trọng.
Hưng Yên: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, thu hút đầu tư

Hưng Yên: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, thu hút đầu tư

Hưng Yên đang ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn với các doanh nghiệp, nhà đầu tư ngành công nghiệp hỗ trợ.
VinFast chuẩn bị khởi công xây dựng nhà máy sản xuất xe điện tại Ấn Độ

VinFast chuẩn bị khởi công xây dựng nhà máy sản xuất xe điện tại Ấn Độ

VinFast Auto vừa công bố tổ chức Lễ động thổ Dự án cơ sở sản xuất xe điện tích hợp tại TP. Thoothukudi, bang Tamil Nadu (Ấn Độ) vào ngày 25/02.
Doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản “bắt tay” phát triển công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản “bắt tay” phát triển công nghiệp hỗ trợ

Trong Đông Nam Á, Việt Nam là nơi đầu tư an toàn. Việc hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội “cất cánh”.
Hỗ trợ nhà cung cấp ngoài hệ thống, Toyota đóng góp cho sự phát triển ngành ô tô

Hỗ trợ nhà cung cấp ngoài hệ thống, Toyota đóng góp cho sự phát triển ngành ô tô

Các nỗ lực nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và hỗ trợ các nhà cung cấp ngoài hệ thống của Toyota trong 4 năm qua thể hiện cam kết mạnh mẽ của hãng xe Nhật Bản.
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Tăng kết nối, thêm thông tin mở rộng thị trường

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Tăng kết nối, thêm thông tin mở rộng thị trường

Ngoài mong muốn được hỗ trợ về cơ chế, chính sách, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đang rất cần cơ quan chức năng cung cấp thêm thông tin về nhu cầu thị trường.
Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cần lực đẩy từ chính sách

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cần lực đẩy từ chính sách

Mặc dù, nhiều DN cơ khí có điểm mạnh từ sản xuất linh kiện, dây cáp điện, khuôn mẫu..., song chất lượng sản phẩm CNHT của ngành cơ khí vẫn thiếu sức cạnh tranh.
Ngành cảng biển kỳ vọng "làn gió mới" từ việc tái cấu trúc

Ngành cảng biển kỳ vọng "làn gió mới" từ việc tái cấu trúc

Năm 2024, ngành cảng biển hy vọng sẽ đón “làn gió mới” từ câu chuyện tái cấu trúc. Tuy nhiên, bên cạnh những kỳ vọng vẫn còn nhiều thách thức.
Làm thế nào để tăng hàm lượng công nghệ cao trong sản phẩm công nghiệp hỗ trợ?

Làm thế nào để tăng hàm lượng công nghệ cao trong sản phẩm công nghiệp hỗ trợ?

Đóng góp vào hàm lượng công nghệ cao trong từng sản phẩm mới là giải pháp trọng tâm mà công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cần hướng tới.
Đẩy mạnh xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

Đẩy mạnh xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký QĐ sửa đổi, bổ sung QĐ số 68/QĐ-TTg ngày 18/1/2017 về phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 - 2025.
306 doanh nghiệp Việt Nam trở thành nhà cung ứng cấp 1, cấp 2 của Samsung

306 doanh nghiệp Việt Nam trở thành nhà cung ứng cấp 1, cấp 2 của Samsung

Từ 25 doanh nghiệp vào năm 2014, đến năm 2023 các doanh nghiệp Việt Nam cấp 1 và cấp 2 tham gia vào chuỗi cung ứng của Samsung đã tăng lên 306 doanh nghiệp.
Đánh thức sức mạnh của ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

Đánh thức sức mạnh của ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

Ngành công nghiệp bán dẫn đang có những thay đổi mạnh mẽ, đặt ra nhiều thách thức và cơ hội mới tại Việt Nam.
Ngành công nghiệp hỗ trợ: Nỗ lực chuyển đổi số để hội nhập toàn cầu

Ngành công nghiệp hỗ trợ: Nỗ lực chuyển đổi số để hội nhập toàn cầu

Với việc chủ động trong công tác chuyển đổi số, các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ đã và đang thích ứng với hội nhập hướng tới phát triển bền vững.
Ngành Công Thương Hưng Yên: Chú trọng công tác phát triển cụm công nghiệp

Ngành Công Thương Hưng Yên: Chú trọng công tác phát triển cụm công nghiệp

Tỉnh Hưng Yên phấn đấu trong năm 2024 có trên 200 ha đất cụm công nghiệp hoàn thành đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ tiếp nhận dự án thứ cấp.
Công nghiệp hỗ trợ trong ngành điện tử: Nắm bắt cơ hội để bứt phá

Công nghiệp hỗ trợ trong ngành điện tử: Nắm bắt cơ hội để bứt phá

Với quy mô thị trường lớn cùng tốc độ tăng trưởng ấn tượng, Việt Nam được đánh giá có nhiều cơ hội để phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành điện tử.
Triển lãm quốc tế lần thứ 17 về phương tiện giao thông, vận tải và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế lần thứ 17 về phương tiện giao thông, vận tải và công nghiệp hỗ trợ

Từ ngày 13-16/6/2024, tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế I.C.E Hà Nội sẽ diễn ra triển lãm quốc tế lần thứ 17 về phương tiện giao thông, vận tải và CNHT.
Đề án Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2025

Đề án Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2025

Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) vừa thông báo về việc đăng ký Đề án tham gia Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2025.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ hướng tới xây dựng nền công nghiệp tự chủ

Phát triển công nghiệp hỗ trợ hướng tới xây dựng nền công nghiệp tự chủ

Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cần tăng tính tự chủ giảm phụ thuộc nhập khẩu để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động