PGS Nguyễn Việt Dũng: Lắp điện đặt áp mái thì màu xanh, khi sản xuất, tiêu hủy sẽ là màu xám

Các chuyên gia cho rằng, cần có cái nhìn tổng thể về vòng đời của điện áp mái, vì khi lắp thì là màu xanh, nhưng khi sản xuất và tiêu hủy sẽ là màu xám.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn kỹ thuật điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Phát biểu ý kiến tại Hội thảo tham vấn kỹ thuật về Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu diễn ra chiều 4/5/2024, PGS Nguyễn Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Cơ khí Đại học Bách Khoa chia sẻ:

Trước hết, hoàn toàn nhất trí và ủng hộ chủ trương phát triển điện mặt trời mái nhà để huy động nguồn lực xã hội, giảm áp lực trong việc phát triển các nguồn điện để phục vụ sự phát triển của nền kinh tế.

Thứ hai, đứng về mặt kỹ thuật, hoàn toàn ủng hộ không có việc mua bán và thương mại trong việc phát triển điện mặt trời áp mái. Việc đấu nối chỉ diễn ra trong điều kiện điện mặt trời áp mái không đủ để dùng trong những giờ không có nắng, những hôm thời tiết không ủng hộ.

PGS Nguyễn Việt Dũng: Lắp điện đặt áp mái thì màu xanh, khi sản xuất, tiêu hủy sẽ là màu xám
PGS Nguyễn Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường cơ khí Đại học Bách Khoa

Tuy nhiên, theo PGS Nguyễn Việt Dũng, Nhật Bản mất 40 năm để phát triển năng lượng tái tạo và đến nay tổng công suất của năng lượng tái tạo của Nhật trong lưới điện quốc gia dao động trong khoảng 30 - 40%. Tại Việt Nam, chỉ trong vòng 6 năm, tổng công suất của các nguồn điện năng lượng tái tạo đã đạt 28,5%. "Một áp lực khủng khiếp lên lưới điện quốc gia và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không thể nào điều độ được” - PGS Nguyễn Việt Dũng chia sẻ và thông tin thêm, tháng 9/2022 chúng tôi có một chuyến công tác vào Nhiệt điện Phú Mỹ và nhận được thông tin chỉ trong 7 tháng đầu năm 2022 số lần lên xuống đóng cắt máy của nhiệt điện khí bằng 20 năm trước.

Dẫn chứng điều này để thấy rằng, Việt Nam sẽ cần bao nhiêu thời gian để hệ thống điện trong nước hoạt động ổn định, chưa kể chi phí để bảo trì, bảo dưỡng ra sao. “Toàn bộ hệ thống nhiệt điện bây giờ luôn luôn phải chạy ép để nhường lưới điện cho năng lượng tái tạo mà năng lượng mặt trời là năng lượng phi tuyến, chỉ cần một đám mây đi qua là lập tức tải tụt xuống ngay” - PGS Nguyễn Việt Dũng thông tin và nhấn mạnh một lần nữa, chúng ta không thể đưa đấu nối ở các dự án ngoài quy hoạch, bởi sẽ làm cho hệ thống lưới điện không ổn và cực kỳ nguy hiểm cho an toàn lưới điện quốc gia.

Trong tất cả các dự án nhiệt điện, khi chạy ép hiệu suất rất thấp đi kèm phát thải khí nhà kính và các phát thải khác tăng hẳn lên, từ đó kéo theo chi phí tăng, môi trường bị ô nhiễm nhiều lên... Chính vì vậy, đứng trên quan điểm kỹ thuật, PGS Nguyễn Việt Dũng hết sức ủng hộ quan điểm không có việc mua bán và thương mại ở trong việc phát triển điện mặt trời áp mái.

PGS Nguyễn Việt Dũng: Lắp điện đặt áp mái thì màu xanh, khi sản xuất, tiêu hủy sẽ là màu xám
Hội thảo tham vấn kỹ thuật về Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu do Bộ Công Thương tổ chức thu hút sự tham gia góp ý của nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu trong nước

Cũng theo PGS Nguyễn Việt Dũng, điện mặt trời áp mái sẽ gây nhiễu cho phụ tải trung áp, vì lượng điện không ổn định sẽ gây nhiễu cho phụ tải; cùng đó gây mất cân bằng cung cầu bởi vì điện mặt trời chỉ có vào buổi trưa mà giờ cao điểm của chúng ta không phải là thời điểm trưa.

Do vậy, muốn phát triển điện mặt trời thì phải phát triển nhiều nguồn điện khác cùng lúc. Và việc huy động nguồn lực xã hội cùng với Nhà nước để giảm áp lực nguồn điện là cần thiết, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào 2050. Vì những l‎ý do vừa nêu, trong 5 năm tới, PGS Nguyễn Việt Dũng ủng hộ chủ trương không có việc mua bán và thương mại ở trong việc phát triển điện mặt trời áp mái.

Bên cạnh vấn đề mua bán, thương mại hóa điện mặt trời mái nhà, thì cũng cần bàn đến câu chuyện an toàn điện khi các công trình điện áp mái được lắp đặt. Đó là về an toàn điện, an toàn về cháy nổ, an toàn về môi trường... Chúng ta phải đánh giá tác động ảnh hưởng vì có một thực tế đã xảy ra, sau khi lắp đặt điện mái nhà, chỉ sau một cơn mưa đá thì 30% số tấm pin phải bỏ đi, vậy việc tiêu hủy sẽ diễn ra như thế nào, ai tiêu hủy…

“Lúc phát triển điện mặt trời thì là màu xanh, nhưng khi sản xuất, tiêu hủy sẽ là màu xám. Chúng ta phải có cái nhìn tổng thể, tính vòng đời chứ không thể chỉ tính trong một giai đoạn” - PGS Nguyễn Việt Dũng lưu ‎ý.

Tại Hội thảo, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng như đại diện Ban soạn thảo, Tổ Biên tập cho biết, sẽ ghi nhận, tổng hợp tất cả các ý kiến của đại biểu để báo cáo, xem xét bổ sung vào dự thảo lần tới.

Nhóm Phóng viên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Điện mặt trời mái nhà

Tin cùng chuyên mục

Tiết kiệm nước thuỷ điện để đảm bảo cấp điện mùa khô 2024

Tiết kiệm nước thuỷ điện để đảm bảo cấp điện mùa khô 2024

Điện lực Phú Quý triển khai hiệu quả hệ thống quản lý vận hành lưới điện thông minh

Điện lực Phú Quý triển khai hiệu quả hệ thống quản lý vận hành lưới điện thông minh

Petrovietnam đón nhận hàng loạt tin vui, ghi dấu nhiều cột mốc

Petrovietnam đón nhận hàng loạt tin vui, ghi dấu nhiều cột mốc

Hòa Bình: Đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng lưới điện

Hòa Bình: Đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng lưới điện

Longform | “Ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”: Dốc toàn lực để đưa đường dây 500kV mạch 3 về đích

Longform | “Ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”: Dốc toàn lực để đưa đường dây 500kV mạch 3 về đích

Chủ động kế hoạch cung ứng điện cho giai đoạn cao điểm nắng nóng

Chủ động kế hoạch cung ứng điện cho giai đoạn cao điểm nắng nóng

Đóng điện đường dây đấu nối sẵn sàng cấp điện chạy thử nghiệm Nhà máy điện Nhơn Trạch 3

Đóng điện đường dây đấu nối sẵn sàng cấp điện chạy thử nghiệm Nhà máy điện Nhơn Trạch 3

EVNHANOI nỗ lực vận hành, đảm bảo cấp điện mùa nắng nóng 2024

EVNHANOI nỗ lực vận hành, đảm bảo cấp điện mùa nắng nóng 2024

Ngành điện rà soát tiến độ cung cấp vật tư cho các Dự án đường dây 500kV mạch 3

Ngành điện rà soát tiến độ cung cấp vật tư cho các Dự án đường dây 500kV mạch 3

Cần có chính sách đủ mạnh để tiết kiệm điện trở thành văn hóa

Cần có chính sách đủ mạnh để tiết kiệm điện trở thành văn hóa

Châu Âu phát triển dự án lưu trữ năng lượng dưới lòng đất

Châu Âu phát triển dự án lưu trữ năng lượng dưới lòng đất

Phát động thi đua 45 ngày đêm nước rút Dự án đường dây 500kV mạch 3

Phát động thi đua 45 ngày đêm nước rút Dự án đường dây 500kV mạch 3

Ngành điện chủ động phối hợp di dời cột điện cao thế phục vụ thi công cao tốc

Ngành điện chủ động phối hợp di dời cột điện cao thế phục vụ thi công cao tốc

Đang diễn ra tọa đàm "Tiết kiệm điện – Từ chính sách đến cuộc sống"

Đang diễn ra tọa đàm "Tiết kiệm điện – Từ chính sách đến cuộc sống"

Lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) tại khu vực miền Trung

Lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) tại khu vực miền Trung

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển hệ thống lưới điện

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển hệ thống lưới điện

EVNNPC diễn tập ứng phó sự cố lưới điện, hưởng ứng tháng hành động An toàn vệ sinh lao động

EVNNPC diễn tập ứng phó sự cố lưới điện, hưởng ứng tháng hành động An toàn vệ sinh lao động

Tiêu thụ điện tuần 19 tiếp tục tăng, huy động cao năng lượng tái tạo

Tiêu thụ điện tuần 19 tiếp tục tăng, huy động cao năng lượng tái tạo

Lưới điện truyền tải vận hành ổn định trong tháng 4

Lưới điện truyền tải vận hành ổn định trong tháng 4

Tiến độ các dự án đường dây 220kV nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam

Tiến độ các dự án đường dây 220kV nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam

Xem thêm