Việt Nam ký kết công ước Minamata về thủy ngân

Tại Quyết định số 1811/QĐ/TTg ngày 4/10/2013, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý Việt Nam ký kết Công ước Minamata về thủy ngân. Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang sẽ thay mặt Chính phủ Việt Nam ký Công ước tại Hội nghị đại diện quốc gia, diễn ra tại Minamata và Kuramoto, Nhật Bản từ 7 đến 11/10/2013.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang ký kết Công ước.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang ký kết Công ước.

CôngThương - Phát thải thủy ngân gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây tổn thương cho trung tâm thần kinh, thận, mù lòa và co giật; đặc biệt là ở trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, thủy ngân được sử dụng khá nhiều trong công nghiệp và đời sống, trong đó nguồn phát thải thủy ngân chủ yếu là từ các ngành sản xuất pin, nhiệt kế, đèn neon (dạng hơi), khí thải từ lò đốt rác, khu khai thác quặng. Đặc biệt trong những năm gần đây vấn đề ô nhiễm thủy ngân do hoạt động của ngành công nghiệp sản xuất xi măng, các khu khai thác vàng, các nhà máy nhiệt điện... ngày càng trầm trọng. Hàng năm ước tính có khoảng 1.900 tấn thủy ngân phát thải trên toàn cầu (trong đó châu Á chiếm 57%, châu Âu - 13%).

Trong lĩnh vực thiết bị chiếu sáng: tại Công ty Bóng đèn Điện Quang và Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (năm 2011) cho thấy Việt Nam hiện đang sản xuất khoảng 36 triệu bóng đèn huỳnh quang, 33 triệu đèn compact và 56 triệu đèn sợi đốt (sử dụng khoảng 3.000 kg thủy ngân dạng lỏng và 64 triệu hạt thủy ngân). Hằng năm, lượng bóng đèn vỡ ước tính 40 nghìn cái, làm phát sinh 350.000 mg thủy ngân. Trong lĩnh vực đốt than gây phát thải thủy ngân trong sản xuất phân bón: nhu cầu than cho các nhà máy sản xuất phân bón tại Việt Nam ước tính 220.000 tấn năm, trong đó có khoảng 140.000 tấn than cục và 80.000 tấn than cám. Thủy ngân trong ngành y tế chủ yếu có trong nhiệt kế, hỗn hống nha khoa, chất tẩy rửa…

Mặc dù đã có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thủy ngân (Luật Hóa chất 2007, Luật Bảo vệ môi trường 2005, Thông tư số 30/2011/TT-BCT ngày 10/8/2011 của Bộ Công Thương quy định tạm thời về giới hạn hàm lượng cho phép của một số hóa chất độc hại trong sản phẩm điện, điện tử…) nhưng công tác quản lý thủy ngân vẫn còn nhiều hạn chế. Điều này thể hiện qua việc Việt Nam chưa có văn bản pháp lý riêng về quản lý thủy ngân.

Với trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất (theo Luật Hóa chất năm 2007) và là Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Tiếp cận chiến lược quản lý hóa chất quốc tế, Bộ Công Thương đã có đại diện tham dự các phiên họp của Ủy ban đàm phán liên chính phủ về Công ước thủy ngân từ năm 2010 đến nay. Tiến sỹ Lưu Hoàng Ngọc, Phó Cục trưởng Cục Hóa chất, thành viên của Việt Nam tại Ủy ban đàm phán liên chính phủ cho biết trong các cuộc họp, Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm về quản lý thủy ngân và đóng góp nhiều ý kiến xây dựng dự thảo Công ước.

Từ 7-11/10/2013, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị đại diện quốc gia và thay mặt Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Công ước Minamata về Thủy ngân. Tại hội nghị, đã có sự tham gia của hơn 800 đại biểu, bao gồm Thủ tướng, Bộ trưởng, đại diện quốc gia … đến từ 140 nước, vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các công ty, các hãng thông tấn báo chí…

Trong bài phát biểu của mình trước Hội nghị sau Lễ ký kết, Thứ trưởng Lê Dương Quang đã nêu rõ Việt Nam cam kết thực hiện một cách nghiêm túc, đầy đủ các nghĩa vụ của Quốc gia thành viên, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác, hỗ trợ, chia sẻ về kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm và tài chính giữa các Quốc gia thành viên để đạt được mục tiêu của Công ước, vì một thế giới an toàn, hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực của thủy ngân đối với sức khỏe con người và môi trường.

Tiến sĩ Phùng Hà - Cục trưởng Cục Hóa chất nhận định: việc tham gia Công ước của Việt Nam lần này không chỉ góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế mà còn mang lại nhiều lợi ích như: Thúc đẩy việc hoàn thiện hệ thống luật pháp quốc gia về quản lý thủy ngân với mục đích đảm bảo sức khỏe con người và môi trường trước những tác hại của thủy ngân và các hợp chất của thủy ngân. Điều này sẽ góp phần kiểm soát thủy ngân có tổ chức, tránh việc buôn bán, nhập lậu và sử dụng thủy ngân thiếu quản lý tại Việt Nam. Ngoài ra, việc tham gia Công ước cũng tạo điều kiện để Việt Nam học hỏi kinh nghiệm về quản lý thủy ngân và tham gia hợp tác với các nước có nền công nghiệp hóa chất phát triển trong việc nghiên cứu phát triển các sản phẩm không có thủy ngân, các biện pháp công nghệ tối ưu để giảm phát thải thủy ngân…

Nguyễn Duyên

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Ngành cơ khí chế tạo: Làm chủ công nghệ, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa

Ngành cơ khí chế tạo: Làm chủ công nghệ, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa

Thương mại - trụ cột cho phát triển kinh tế khu vực phía Bắc

Thương mại - trụ cột cho phát triển kinh tế khu vực phía Bắc

Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng trao Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo

Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng trao Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo

Ngành Công Thương khu vực phía Bắc: Tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm

Ngành Công Thương khu vực phía Bắc: Tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm

Ngành Công Thương khu vực phía Bắc: Công nghiệp dẫn dắt tăng trưởng

Ngành Công Thương khu vực phía Bắc: Công nghiệp dẫn dắt tăng trưởng

Ngành Công Thương khu vực phía Bắc: Vững vàng vượt thách thức

Ngành Công Thương khu vực phía Bắc: Vững vàng vượt thách thức

Gia tăng hiệu quả công tác khuyến công: Địa phương khu vực phía Bắc mong muốn gì?

Gia tăng hiệu quả công tác khuyến công: Địa phương khu vực phía Bắc mong muốn gì?

Thép Việt Nam ghi danh trên bản đồ ngành công nghiệp thép thế giới

Thép Việt Nam ghi danh trên bản đồ ngành công nghiệp thép thế giới

Các địa phương khu vực phía Bắc phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch khuyến công

Các địa phương khu vực phía Bắc phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch khuyến công

Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII

Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII

Bộ Quốc phòng: Tổ chức phúc tra kho xăng, dầu chiến thuật toàn quân năm 2024

Bộ Quốc phòng: Tổ chức phúc tra kho xăng, dầu chiến thuật toàn quân năm 2024

Công nhận 126 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Công nhận 126 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Gần 200 công ty trong và ngoài nước tham gia triển lãm quốc tế Vietnam Autoexpo 2024

Gần 200 công ty trong và ngoài nước tham gia triển lãm quốc tế Vietnam Autoexpo 2024

Công nghiệp hỗ trợ: Cần nỗ lực hơn trong phát triển chuỗi cung ứng

Công nghiệp hỗ trợ: Cần nỗ lực hơn trong phát triển chuỗi cung ứng

Nam Định hiện đại hóa sản xuất công nghiệp nông thôn

Nam Định hiện đại hóa sản xuất công nghiệp nông thôn

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế công nghiệp Điện – Năng lượng tại Việt Nam

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế công nghiệp Điện – Năng lượng tại Việt Nam

Công nghiệp chế biến chế tạo: Điểm sáng trong bức tranh FDI

Công nghiệp chế biến chế tạo: Điểm sáng trong bức tranh FDI

Giải pháp cung ứng trực tiếp sản phẩm công nghiệp nông thôn tới người tiêu dùng

Giải pháp cung ứng trực tiếp sản phẩm công nghiệp nông thôn tới người tiêu dùng

Nhà máy Z143: 5 năm liền nhận Cờ thi đua của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng

Nhà máy Z143: 5 năm liền nhận Cờ thi đua của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng

Công nghiệp chế biến, chế tạo duy trì vị trí “đầu tàu”

Công nghiệp chế biến, chế tạo duy trì vị trí “đầu tàu”

Xem thêm