“Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”

Xuân Mậu Thân 1968 cách nay tròn nửa thế kỷ, sau mệnh lệnh tiến công “Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam bắt đầu. Chiến công vĩ đại, hiển hách ấy là khúc ca hùng tráng, vang vọng đến tận hôm nay. Không chỉ làm nên lịch sử, có những người lính đã làm nên dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ…
“Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”
Hành quân vào chiến dịch

Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đi vào giai đoạn khốc liệt nhất, lúc đó anh Nguyễn Công Mẹo đã ngoài 30. Trong đợt cao điểm tuyển quân đầu năm 1966, giữa cái rét căm căm mà lòng anh nóng hừng hực đến ghi danh nhưng vẫn canh cánh trong lòng sợ người ta không lấy vì... tuổi cũng cưng cứng. Thêm nữa, anh còn sợ bị đánh trượt vì bị rụng mất hai chiếc răng và được ghi trong hồ sơ. Giữa những e ngại đó, anh thẳng thắn: “Tôi có thể rụng răng nhưng tinh thần chiến đấu chống giặc Mỹ trong tôi không bao giờ rụng”.

Và ước mơ của anh cũng được thỏa nguyện. Ngày 31/1/1966, anh nông dân Nguyễn Công Mẹo chính thức trở thành người lính Quân đội nhân dân Việt Nam. Để lại gia đình cùng người vợ và hai con thơ, những công việc đồng áng thân quen, tạm biệt nếp nhà tranh đẫm hương lúa, anh và những người cùng quê, bạn mới quen xốc ba lô lên đường.

Nhưng cũng phải chờ đến cả năm sau đó, khi thời gian luyện quân kết thúc, đơn vị của anh thuộc Sư đoàn 304B mới được lệnh vào Nam. Ăn Tết Đinh Mùi xong, cả đơn vị cuốc bộ ròng rã 5 tháng trời mới vào tới chiến trường. “Hai Lúa” xứ Thanh ngày nào đã nhanh chóng trưởng thành từ tiểu đội phó, tiểu đội trưởng rồi trung đội phó, trung đội trưởng. Chỉ trong 5 tháng, từ tháng 8/1967, khi bắt đầu đánh những trận đầu tiên tới cuối tháng 1/1968, khi là chính trị viên phó đại đội, anh cùng đồng đội đánh hàng chục trận, diệt và loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm lính Mỹ, Ngụy; bắn cháy 7 xe tăng, 3 xe quân sự và 3 trực thăng chiến đấu, phá hủy nhiều khí tài của địch.

Đêm 30 rạng ngày 31/1/1968, theo lệnh Tổng tiến công, Tiểu đoàn 16 của Nguyễn Công Mẹo sau 3 đêm hành quân thần tốc từ Long An và nhiều vòng kiểm soát của địch để tấn công vào sân bay Tân Sơn Nhất. Đại đội 1 của anh là mũi chủ công đã gặp phải sức kháng cự mãnh liệt của lính Mỹ trong 1 lô cốt, anh đã chỉ huy đại đội đánh sập chiếc lô cốt, diệt gọn tiểu đội lính Mỹ, đưa đơn vị thọc sâu vào sân bay, bắn cháy 2 nhà vòm chứa máy bay, 7 xe quân sự, trong đó có 4 xe tăng. Ngày 1/2/1968, lúc này trời đã sáng, lính Mỹ điều xe tăng M41 ra phản kích mãnh liệt. Quân ta thương vong nhiều, đạn bắn cạn dần. Trong khi trực tiếp dùng AK của một đồng đội đã hy sinh để bắn trả các đợt phản kích, anh Mẹo vẫn ra lệnh cho 1 chiến sĩ chiếm khẩu 12 ly 7 trên chiếc M41 bắn mạnh về phía địch.

Lúc này, trực thăng chiến đấu của địch phát hiện ra đội hình của ta và trút xối xả những làn đại liên xuống. Đại đội 1 của Nguyễn Công Mẹo hy sinh gần hết. Những chiến sĩ hết đạn nhưng còn sức đều cướp súng địch, dùng cả báng súng rồi lưỡi lê đánh trả địch. Chính trị viên phó Nguyễn Công Mẹo và chiến sĩ trên chiếc xe tăng M41 đã hy sinh ở tư thế đang đứng bắn, súng vẫn kẹp trong tay. Một số tên lĩnh Mỹ phản kích quá gần khi thấy cả hai ngươi giơ súng vội giơ tay hàng, sau không thấy bắn bèn tiến lại mới biết cả hai chiến sĩ đã hy sinh… Cho đến cuối giờ chiều ngày hôm đó, những chiến sĩ còn lại của Đại đội 1 được lệnh rút ra ngoài.

***

Khi “Hai Lúa” Nguyễn Công Mẹo còn đang bận rộn với việc đồng áng thì cách quê anh hàng trăm cây số, có một thanh niên kém anh cỡ nửa giáp có cái tên Ca Lê Hiến đang bận rộn chuẩn bị cho chuyến trở lại quê hương xứ dừa Bến Tre, để lại sau lưng tất cả những gì tốt nhất lúc đó có thể có được mà miền Bắc xã hội chủ nghĩa dành cho anh. Chưa đầy 30 tuổi nhưng những bài thơ của Ca Lê Hiến khi ấy luôn nằm trong phút giây được đón chờ nhất của tiết mục tiếng thơ mỗi đêm Chủ nhật trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Thơ của anh da diết đến nao lòng: “Quê nội ơi mấy năm trời xa cách / Đêm nay ta nằm nghe mưa rơi / Nghe tiếng gầm trời xa lắc / Cớ sao lòng thấy nhớ thương”.

Và cũng như Nguyễn Công Mẹo, ước mơ cháy bỏng trở về quê chiến đấu của Ca Lê Hiến đã được thỏa nguyện. Nhà thơ trẻ tài năng lúc này đã thành chiến sĩ với khát khao cháy lửa không gì cản nổi với cái tên mới Lê Anh Xuân. Chỉ một cái bút danh thôi mà gói ghém, chất chứa bao nhiêu tâm sự, bao nhiêu nỗi niềm riêng chung đã và sẽ gửi vào đó. Lê - chữ lót tên mình, Anh- chữ đệm của nhà văn Anh Đức (Bùi Đức Ái), người mà anh rồi sẽ gọi là anh vợ và Xuân- tên đệm của Bùi Xuân Lan, người con gái anh đã nắn nót ghi trong lý lịch là “người vợ sắp cưới”.

Lịch sử có những phút giây hội tụ ngẫu nhiên mà kỳ lạ vô cùng giữa những con người chẳng hề quen biết nhau để rồi chính họ sẽ làm nên lịch sử mới. Khi đơn vị của chính trị viên phó Nguyễn Công Mẹo đang chuẩn bị cho trận đánh thọc sâu vào phi trường Tân Sơn Nhất, cách đó vài cây số, nằm trong Bộ chỉ huy tiền phương của phân khu II Long An, nhà thơ Lê Anh Xuân cũng đang nóng lòng cho những dòng thơ mà anh tự hứa phải có trong những ngày Tổng tiên công. Ai, người nào, trận đánh ở đâu sẽ vào thơ anh? Những câu hỏi ấy cứ xoáy sâu trong tâm can anh. Với anh những câu hỏi ấy còn chưa có câu trả lời nhưng có điều đã rõ ràng: Bài thơ hay nhất là bài thơ sẽ viết.

Ít bữa sau trận đánh bi hùng tại sân bay Tân Sơn Nhất, những người đồng đội của Nguyễn Công Mẹo có dịp kể lại hình tượng cùng phút giây hy sinh vô cùng dũng cảm của anh Mẹo và đồng đội. Ngồi cách người kể chuyện không xa, Lê Anh Xuân chợt như thấy trong huyết quản cháy rần rật. Đó chính cái anh khao khát đợi chờ sâu thẳm trong tâm can. Bài thơ không hẹn, không gì ngăn cản nổi đã đến:

“Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt

Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng

Và Anh chết trong khi đang đứng bắn

Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.

Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng

Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn

Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm

Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công…”

Bình tĩnh lại, Lê Anh Xuân đưa nhịp thơ trở lại phong cách quen thuộc của anh:

“Anh tên gì hỡi Anh yêu quý

Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng

Như đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ

Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong

Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ

Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường

Chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ:

Anh là chiến sỹ Giải phóng quân.

Tên Anh đã thành tên đất nước”

Chọn câu gì kết đây? Anh lặng đi trong giây lát.., đây rồi:

“Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhứt

Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”

Lê Anh Xuân chưa bao giờ gặp Nguyễn Công Mẹo. Anh cũng không có may mắn được nhìn thấy bài thơ của mình lên báo cũng như đi xa cùng làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Hai tháng sau đó, anh hy sinh trong một trận đánh đợt sau của cuộc Tổng tiến công Mậu Thân. Nhà văn Anh Đức - người anh vợ như anh vẫn gọi - đã đổi tên bài thơ của anh từ “Anh giải phóng quân” thành “Dáng đứng Việt Nam”. Lê Anh Xuân cùng người chiến sĩ “không một tấm hình, không dòng địa chỉ” trong bài thơ mà chúng ta giờ đây đã biết - Nguyễn Công Mẹo đã hóa thân thành mùa xuân đất nước.

Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, quản lý thị trường vàng

Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, quản lý thị trường vàng

Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, có kịch bản ứng phó; có giải pháp quản lý thị trường vàng.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ là bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân, là chiến thắng của lòng yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam.
Bộ Công an khuyến cáo người dân tải ứng dụng VNeID trên điện thoại thông minh để sử dụng thuận lợi

Bộ Công an khuyến cáo người dân tải ứng dụng VNeID trên điện thoại thông minh để sử dụng thuận lợi

Báo cáo tại phiên họp lần thứ tư của Tổ công tác về cải cách thủ tục hành chính, Bộ Công an khuyến cáo người dân nên tải ứng dụng VNeID để sử dụng.
Thanh tra, kiểm tra các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng

Thanh tra, kiểm tra các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng

Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, đại lý mua bán vàng.
Phát triển thị trường và các cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết

Phát triển thị trường và các cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết

Xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính của các lĩnh vực; phát triển thị trường các-bon và cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết.

Tin cùng chuyên mục

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Quốc hội đã miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động Quốc hội

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động Quốc hội

UBTVQH phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn và sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.
Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khoá XV xem xét công tác nhân sự

Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khoá XV xem xét công tác nhân sự

Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5/2024 để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, để lại nhiều kinh nghiệm với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường một số dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường một số dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân làm việc trên công trường một số dự án cao tốc trọng điểm, ngày 29/4.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và cắt băng khánh thành dự án tại điểm cầu ở huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận thuộc dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo.
Thủ tướng xuống đồng động viên người dân vùng nắng hạn Ninh Thuận

Thủ tướng xuống đồng động viên người dân vùng nắng hạn Ninh Thuận

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, thăm hỏi, động viên người dân Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phát triển kinh tế theo hướng xanh, số, tuần hoàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phát triển kinh tế theo hướng xanh, số, tuần hoàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng Ninh Thuận sẽ hiện thực hóa thành công Quy hoạch vừa được phê duyệt, vượt lên mạnh mẽ, phát triển nhanh, bền vững.
Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận

Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận

Sáng 28/4, tại TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận năm 2024.
Phê duyệt chủ trương đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên

Phê duyệt chủ trương đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên

Dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên có chiều dài tuyến khoảng 65km, sẽ góp phần nâng cao khả năng khai thác tuyến cao tốc Bắc-Nam.
Triển vọng tăng trưởng kinh tế nhìn từ chỉ số PMI

Triển vọng tăng trưởng kinh tế nhìn từ chỉ số PMI

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam vẫn chỉ xoay quanh mốc 50 điểm, đây là dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế chưa thể khởi sắc.
Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

70 năm đã trôi qua, nhưng Hiệp định Geneve vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực và để lại nhiều bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng,an ninh
Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 - 1/5/2024), nhiều địa phương tổ chức nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa.
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

BCH Trung ương Đảng đã đồng ý cho Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, việc phê duyệt Quy hoạch ngành quốc gia là bước phát triển quan trọng của ngành năng lượng và khoáng sản.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu đã tới đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt.
Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Lập trường của Việt Nam về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là hết sức nhất quán và đã được khẳng định rõ trong những năm qua.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động