Thủ tướng Chính phủ: Kinh tế phục hồi, tăng trưởng vượt dự báo

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2022, dự kiến kế hoạch năm 2023.
Thủ tướng Chính phủ: Không chịu bó tay, khuất phục trước khó khăn để giữ vững ổn định kinh tế Thủ tướng Chính phủ chủ trì Diễn đàn kinh tế hợp tác, hợp tác xã năm 2022

Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, ngay trong phiên khai mạc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch năm 2023.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2022, dự kiến kế hoạch năm 2023
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2022, dự kiến kế hoạch năm 2023

Vượt 14/15 chỉ tiêu kế hoạch

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, 9 tháng phục hồi tích cực và đạt những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực; ước cả năm đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 6, khoá XIII, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ: Chúng ta đã thực hiện thắng lợi, khá toàn diện mục tiêu, nhiệm vụ vừa tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và hiệu quả.

Cụ thể, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm trong điều kiện gặp nhiều khó khăn. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng tăng 2,73%, ước cả năm khoảng 4%. Thị trường tiền tệ, mặt bằng lãi suất, tỷ giá tương đối ổn định; tăng trưởng tín dụng 9 tháng đạt khoảng 11%, tập trung nhiều cho sản xuất kinh doanh.

Đáng chủ ý, tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 8,83%; ước cả năm đạt khoảng 8% (mục tiêu là 6 - 6,5%). Tăng trưởng nông nghiệp đạt 2,99%, công nghiệp và xây dựng đạt 9,44%, dịch vụ đạt 10,57%; khu vực dịch vụ phát triển sôi động trở lại nhờ kiểm soát được dịch bệnh. “Sự phục hồi kinh tế diễn ra khá đồng đều giữa các địa phương, trong đó nhiều địa phương đạt tốc độ tăng trưởng cao”- Thủ tướng nhìn nhận.

Thủ tướng cũng chỉ ra, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội và 03 Chương trình mục tiêu quốc gia được tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện. Trong 9 tháng đã thực hiện được hơn 60 nghìn tỷ đồng, chiếm hơn 20% tổng số vốn của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội và giao kế hoạch vốn chi tiết 03 Chương trình mục tiêu quốc gia khoảng 92 nghìn tỷ đồng, đạt 92% kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025.

Kết quả tiếp theo được Thủ tướng nêu ra là đã kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo được chuyển biến tích cực trong triển khai xây dựng một số công trình kết cấu hạ tầng quan trọng quốc gia; cơ bản hoàn thành 565 km đường bộ cao tốc, trong đó đã đưa vào khai thác 365 km và thông tuyến 200 km.

Phấn đấu trong tháng 12/2022, khởi công xây dựng 12/12 dự án thành phần với chiều dài 729 km của dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 và dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Thủ tướng thông tin.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng lưu ý, báo cáo đầy đủ đã nêu rõ những tồn tại, hạn chế, khó khăn trên các lĩnh vực. Ổn định kinh tế vĩ mô đối mặt với nhiều thách thức, sức ép lạm phát lớn, giá xăng, dầu, nguyên vật liệu đầu vào biến động mạnh; các thị trường xuất, nhập khẩu lớn, truyền thống bị thu hẹp. Một số quy định pháp luật còn vướng mắc, bất cập, chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời.

Giải ngân vốn đầu tư công, triển khai thực hiện một số chính sách thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia và việc lập các quy hoạch còn chậm. Công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập chưa đạt yêu cầu; chưa phát huy tốt vai trò của các tập đoàn kinh tế nhà nước tham gia vào các công trình, dự án lớn.

Các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản còn tiềm ẩn rủi ro; cơ cấu lại một số tổ chức tín dụng yếu kém còn nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao. Nợ xấu, nợ thuế có xu hướng tăng.

Tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động còn thấp; xuất hiện tình trạng một bộ phận nhỏ cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, chuyển việc, nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục. Tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế tại một số cơ sở khám chữa bệnh chưa được xử lý dứt điểm…

Công khai, minh bạch trong điều hành giá điện, xăng dầu

Thủ tướng nhấn mạnh, nhiệm vụ từ nay đến cuối năm 2022 và năm 2023 đặt ra là rất nặng nề. Những tháng cuối năm 2022, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên các lĩnh vực. Chú trọng phòng, chống dịch Covid-19, không để dịch chồng dịch; khẩn trương khắc phục tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế…

Điều hành lãi suất, tỉ giá chủ động, linh hoạt, phù hợp; bảo đảm ổn định hệ thống tiền tệ, ngân hàng. Triển khai quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch…

Trên nền tảng, đà tăng tưởng được phục hồi trong năm 2022, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2023 ở mức 6,5%; chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 4,5%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 5 - 6%; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm 1 - 1,5%...

Về kế hoạch năm 2023, Thủ tướng nhận định tình hình thế giới năm 2023 dự báo tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường cả về chính trị, an ninh, kinh tế, xã hội. Tăng trưởng có xu hướng chậm lại; nguy cơ suy thoái kinh tế và các rủi ro về tài chính, tiền tệ, nợ công, an ninh năng lượng, lương thực, thông tin gia tăng.

Ở trong nước, nền kinh tế có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn.

Sức ép lạm phát, tỉ giá, lãi suất gia tăng; giá nhiều yếu tố đầu vào, chi phí sản xuất kinh doanh tiếp tục xu hướng tăng; các thị trường xuất, nhập khẩu lớn, truyền thống có thể bị thu hẹp; nhiều vấn đề tồn đọng kéo dài và mới phát sinh cần phải tập trung giải quyết… Trong khi đó, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán, bão lũ tiếp tục diễn biến bất thường, ảnh hưởng nặng nề hơn.

Thủ tướng Chính phủ: Kinh tế phục hồi, tăng trưởng vượt dự báo

Với các yếu tố nêu trên, Chính phủ đặt mục tiêu tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Có 15 chỉ tiêu chủ yếu về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường. Trong đó, tăng trưởng GDP khoảng 6,5%; chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 4,5%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 5 - 6%; tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm 1 - 1,5%...

Nêu nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Thủ tướng nhấn mạnh, điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp; bảo đảm cung cấp đủ vốn tín dụng cho nền kinh tế, tập trung vào sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng; tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Tập trung giữ vững ổn định thị trường tài chính, tiền tệ; nâng cao chất lượng tín dụng; đẩy mạnh cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu các tổ chức tín dụng yếu kém, các dự án thua lỗ kéo dài.

Phát triển mạnh thị trường trong nước; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm và các chuỗi cung ứng, phấn đấu thặng dư thương mại bền vững. Có chính sách phù hợp, công khai, minh bạch trong điều hành giá điện, xăng dầu, hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu khác. Tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Người đứng đầu Chính phủ cũng cho biết, sẽ hoàn thiện và triển khai hiệu quả chính sách về lao động, tiền lương, trong đó thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2023.

Trình Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2023 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, phát huy nội lực vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng.

Quỳnh Nga- Duy Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Chuyển đổi số là công cụ quan trọng để hỗ trợ thực thi công lý

Thủ tướng: Chuyển đổi số là công cụ quan trọng để hỗ trợ thực thi công lý

Quy trình giải quyết tố cáo với đảng viên là cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý

Quy trình giải quyết tố cáo với đảng viên là cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý

Thư mừng kỷ niệm 30 năm ngày ký hiệp ước về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Liên bang Nga

Thư mừng kỷ niệm 30 năm ngày ký hiệp ước về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Liên bang Nga

Thủ tướng: Kỳ vọng "mỗi bộ, ngành có một Viettel, mỗi tỉnh, thành có một Becamex"

Thủ tướng: Kỳ vọng "mỗi bộ, ngành có một Viettel, mỗi tỉnh, thành có một Becamex"

Thủ tướng Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước

Thủ tướng Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước

Điều động bổ nhiệm nhân sự chủ chốt Bộ Công Thương và nhiều tỉnh, thành

Điều động bổ nhiệm nhân sự chủ chốt Bộ Công Thương và nhiều tỉnh, thành

Thủ tướng: Phát triển nhà ở xã hội, tăng sử dụng cầu cạn với các cao tốc

Thủ tướng: Phát triển nhà ở xã hội, tăng sử dụng cầu cạn với các cao tốc

Cảnh cáo Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Hải quan

Cảnh cáo Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Hải quan

Thủ tướng chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất vật liệu xây dựng

Thủ tướng chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất vật liệu xây dựng

Hội đồng thẩm định thông qua Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia

Hội đồng thẩm định thông qua Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia

Việt Nam lần đầu tiên ứng cử vị trí thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật Biển

Việt Nam lần đầu tiên ứng cử vị trí thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật Biển

Bộ Quốc phòng: Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Quốc phòng: Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội gặp mặt người hiến máu tình nguyện tiêu biểu toàn quốc

Chủ tịch Quốc hội gặp mặt người hiến máu tình nguyện tiêu biểu toàn quốc

Thủ tướng yêu cầu phát động phong trào thi đua 500 ngày để hoàn thành 3.000 km cao tốc

Thủ tướng yêu cầu phát động phong trào thi đua 500 ngày để hoàn thành 3.000 km cao tốc

Đoàn khảo sát Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng làm việc với một số đơn vị

Đoàn khảo sát Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng làm việc với một số đơn vị

Chủ tịch nước Tô Lâm làm việc với hệ thống Tòa án nhân dân

Chủ tịch nước Tô Lâm làm việc với hệ thống Tòa án nhân dân

Bà Rịa - Vũng Tàu ưu tiên phát triển nguồn nhân lực, nâng cao cuộc sống người dân

Bà Rịa - Vũng Tàu ưu tiên phát triển nguồn nhân lực, nâng cao cuộc sống người dân

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân viếng Đền thờ nữ Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân viếng Đền thờ nữ Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu

Ban Tổ chức trung ương phải xứng đáng là “then chốt của then chốt”

Ban Tổ chức trung ương phải xứng đáng là “then chốt của then chốt”

Thủ tướng: Thi đua hoàn thành 3.000 km đường cao tốc trước ngày 31/12/2025

Thủ tướng: Thi đua hoàn thành 3.000 km đường cao tốc trước ngày 31/12/2025

Xem thêm