Tận dụng lợi thế, đẩy mạnh liên kết phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ

Ngày 25/6, tại Hưng Yên đã diễn ra Hội nghị phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ (KTTĐBB) với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Hội nghị còn có sự tham gia của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hoà Bình, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh… và đại diện UBND các tỉnh, thành phố vùng KTTĐBB.

Quy mô kinh tế luôn giữ tỷ trọng cao

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: KTTĐBB là vùng kinh tế quan trọng và là vùng chiến lược về kinh tế, chính trị của cả nước. Vùng hiện đang chiếm 22% GDP, 30% xuất khẩu của cả nước; GDP đầu người đạt 4.800 USD, gấp 1,8 lần cả nước; gần 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ nghèo thấp nhất cả nước theo tiêu chuẩn đa chiều. Đặc biệt, đây là vùng duy nhất có 100% địa phương tự cân đối được ngân sách và đóng góp 33% ngân sách nhà nước.

4 giai phap lon phat trien toan dien vung kinh te trong diem bac bo
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ

“Vùng có nhân tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà hết sức rõ ràng. Nếu các địa phương trong vùng khai thác tốt tiềm năng sẽ có động lực rất tốt cho phát triển vùng, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của cả nước”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Báo cáo về thành tựu phát triển của vùng những năm qua, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết: Kinh tế vùng KTTĐBB có tốc độ tăng trưởng nhanh, quy mô kinh tế luôn giữ tỷ trọng cao trong 4 vùng KTTĐ của cả nước. 3 năm qua, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt 9,08%, vượt mục tiêu đề ra cho cả giai đoạn 2016-2020 (9%). Tổng GRDP của vùng đến năm 2018 chiếm khoảng 31,73% tỷ trọng GRDP của cả nước.

Cơ cấu kinh tế của vùng cũng chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng phi nông nghiệp tăng tương ứng. Ngành công nghiệp - xây dựng được ghi nhận là trụ cột tăng trưởng của vùng và tập trung đều vào tất cả các địa phương, thu hút nhiều dự án có quy mô lớn. Giai đoạn 2016-2018, ngành công nghiệp - xây dựng đóng góp gần 40% GDP của cả nước, tập trung chủ yếu vào một số ngành mũi nhọn như: Điện, điện tử, lắp ráp ô tô, đóng tàu,… Cùng đó, ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhất; tái cơ cấu ngành nông nghiệp được đẩy mạnh gắn với xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh đó, tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn này đều đạt và vượt dự toán các năm, chênh lệch số thu giữa các địa phương được rút ngắn đáng kể; môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục hoàn thiện, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng cao; y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường và các vấn đề xã hội tiếp tục được cải thiện, chú trọng …

Tiếp đà phát triển đó, 5 tháng đầu năm 2019, tình hình kinh tế - xã hội của vùng KTTĐBB đạt kết quả tích cực so với năm 2018. Cụ thể, các ngành kinh tế tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá, sản xuất công nghiệp tăng trưởng ổn định, chỉ số sản xuất công nghiệp mộtsố địa phương của vùng đều tăng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái, như: Hải Phòng tăng 23,06%, Quảng Ninh tăng 13,26%, Hưng Yên tăng 10,71%...

4 giai phap lon phat trien toan dien vung kinh te trong diem bac bo
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo về thành tựu, hạn chế phát triển của vùng

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của vùng tăng 12,5%; tổng thu ngân sách bằng 45,68% dự toán năm; tổng vốn đầu tư phát triển tăng 10,5% so với cùng kỳ; thu hút đầu tư nước ngoài đạt 7,025 tỷ USD; số doanh nghiệp thành lập của các địa phương đều tăng so với cùng kỳ năm trước.

Hà Nội được đánh giá là điểm sáng trong phát triển kinh tế-xã hội của vùng, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội khẳng định: Hà Nội tiếp tục khẳng định vị thế, vai trò động lực phát triển của vùng KTTĐBB khi đã đóng góp 51,1% về GRDP, 54,1% thu ngân sách, 203% về xuất khẩu trong vùng.

Dù có xuất phát điểm thấp hơn nhưng theo ông Nguyễn Văn Phóng - Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên, các cấp, các ngành của tỉnh Hưng Yên cũng đã nỗ lực phối hợp với các địa phương khác trong các hoạt động, từ đó tạo nên bức tranh phát triển chung của vùng. Trong đó, Hưng Yên đã phối hợp với Hà Nội và các tỉnh tạo đất sạch cho doanh nghiệp, dành đất cho phát triển đô thị Hà Nội di dời về Hưng Yên; cung cấp các sản phẩm nông sản sạch; đầu tư nhiều công trình giao thông quan trọng, tác động lan toả đến vùng; thực hiện có hiệu quả trong liên kết đào tạo đại học, đào tạo nguồn nhân lực…

Tìm cơ chế hiệu quả cho liên kết vùng

Tại hội nghị, các đại biểu, chuyên gia đánh giá cao kết quả vùng KTTĐBB đã đạt được thời gian qua, tuy nhiên theo Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư, phát triển của vùng vẫn còn bất cập. Dịch vụ là ngành mũi nhọn, đóng góp lớn vào kinh tế của vùng nhưng tốc độ tăng trưởng chưa ổn định, có xu hướng giảm trong năm 2018. Các địa phương trong vùng có định hướng phát triển công nghiệp điện tử nhưng chỉ có Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng thu hút được doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn và mới chỉ dừng lại ở gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng thấp; giai đoạn 2016-2018 vùng đã nhập siêu trên 40 tỷ USD; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh của một số địa phương thấp; tăng tổng thu nội địa của vùng thấp hơn mức tăng trung bình của cả nước…

4 giai phap lon phat trien toan dien vung kinh te trong diem bac bo
Hội nghị phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ thu hút sự tham gia của đông đảo các Bộ, ngành, địa phương, chuyên gia và doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng thẳng thắn chỉ ra: “Điểm nổi cộm nhất là liên kết vùng còn mang tính hình thức, chưa thực chất. Cơ chế chính sách chưa tạo động lực thúc đẩy phát triển vùng như chưa được thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước chất lượng tốt, xây dựng cơ chế hạ tầng và môi trường đầu tư kinh doanh chưa đồng đều, có sự chênh lệch lớn giữa các địa phương. Những tồn tại ấy cần được cải cách đổi mới để tăng sức cạnh tranh cho vùng”.

Ngoài ra, các địa phương trong vùng cũng cần thực hiện 4 giải pháp lớn nhằm tạo động lực tốt cho phát triển vùng KTTĐBB cả trong ngắn và dài hạn.

Về cơ chế chính sách: Các địa phương cần liên kết, phối hợp trong xây dựng định hướng chiến lược rõ ràng mà điểm bắt đầu là quy hoạch của chính các địa phương trong vùng. Nghiên cứu cơ chế chính sách hỗ trợ phát huy lợi thế vùng, nhất là với các ngành công nghiệp mũi nhọn như điện, điện tử, lắp ráp ô tô… Hoàn thiện bộ máy tổ chức vùng, cụ thể hoá thể chế quản trị liên kết vùng, gắn với chức năng nhiệm vụ cụ thể để phát huy tính chủ động sáng tạo. Xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá việc thực hiện nội dung liên kết vùng.

Về liên kết các ngành, lĩnh vực: Cần đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị. Lựa chọn một số ngành công nghiệp có khả năng tham gia sâu vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, sử dụng công nghệ sạch thân thiện với môi trường. Quy định rõ liên kết vùng phải theo hướng ưu tiên phát triển kinh tế tri thức, tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Đề xuất phát triển một số dịch vụ, trong đó ưu tiên logistics, đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ và dịch vụ thu ngoại tệ. Có chương trình xúc tiến thương mại tổng thể, nhất là xúc tiến xuất khẩu. Xây dựng môi trường kinh doanh ổn định, minh bạch….

4 giai phap lon phat trien toan dien vung kinh te trong diem bac bo
Bộ Công Thương và nhiều bộ, ngành tham gia bàn bạc, tìm giải pháp phát triển bền vững cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ

Về nguồn nhân lực: Định hướng một số lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên trong đào tạo nhân lực tại các trường đại học trong vùng; khuyến khích phát triển các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học công nghệ; c ần có chính sách thu hút các nhà khoa học.

Về nguồn vốn đầu tư: Ưu tiên nguồn lực nhà nước để đầu tư cho các công trình hạ tầng kinh tế, xã hội trọng điểm của vùng. Nghiên cứu cơ chế phân bổ nguồn lực đầu tư phát triển trong vùng ưu tiên cho các dự án lớn mang tính liên kết vùng. Xây dựng danh mục các dự án cụ thể để thu hút vốn từ các doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm.

“Mong rằng, sau hội nghị có một chỉ thị chung để vùng phát huy những điều đã làm được trong thời gian qua. Khuyến khích các nhà đầu tư, nhà khoa học, trường học… tiếp tục nghiên cứu, đầu tư, phát triển vùng. Chúng tôi tin tưởng các tỉnh trong vùng sẽ nỗ lực hơn nữa và giữu vững vai trò là 1 trong 2 đầu tầu quan trọng của nền kinh tế đất nước”, Thủ tướng Chính phủ kỳ vọng.

Việt Nga- Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, quản lý thị trường vàng

Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, quản lý thị trường vàng

Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, có kịch bản ứng phó; có giải pháp quản lý thị trường vàng.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ là bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân, là chiến thắng của lòng yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam.
Bộ Công an khuyến cáo người dân tải ứng dụng VNeID trên điện thoại thông minh để sử dụng thuận lợi

Bộ Công an khuyến cáo người dân tải ứng dụng VNeID trên điện thoại thông minh để sử dụng thuận lợi

Báo cáo tại phiên họp lần thứ tư của Tổ công tác về cải cách thủ tục hành chính, Bộ Công an khuyến cáo người dân nên tải ứng dụng VNeID để sử dụng.
Thanh tra, kiểm tra các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng

Thanh tra, kiểm tra các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng

Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, đại lý mua bán vàng.
Phát triển thị trường và các cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết

Phát triển thị trường và các cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết

Xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính của các lĩnh vực; phát triển thị trường các-bon và cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết.

Tin cùng chuyên mục

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Quốc hội đã miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động Quốc hội

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động Quốc hội

UBTVQH phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn và sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.
Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khoá XV xem xét công tác nhân sự

Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khoá XV xem xét công tác nhân sự

Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5/2024 để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, để lại nhiều kinh nghiệm với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường một số dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường một số dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân làm việc trên công trường một số dự án cao tốc trọng điểm, ngày 29/4.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và cắt băng khánh thành dự án tại điểm cầu ở huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận thuộc dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo.
Thủ tướng xuống đồng động viên người dân vùng nắng hạn Ninh Thuận

Thủ tướng xuống đồng động viên người dân vùng nắng hạn Ninh Thuận

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, thăm hỏi, động viên người dân Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phát triển kinh tế theo hướng xanh, số, tuần hoàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phát triển kinh tế theo hướng xanh, số, tuần hoàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng Ninh Thuận sẽ hiện thực hóa thành công Quy hoạch vừa được phê duyệt, vượt lên mạnh mẽ, phát triển nhanh, bền vững.
Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận

Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận

Sáng 28/4, tại TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận năm 2024.
Phê duyệt chủ trương đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên

Phê duyệt chủ trương đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên

Dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên có chiều dài tuyến khoảng 65km, sẽ góp phần nâng cao khả năng khai thác tuyến cao tốc Bắc-Nam.
Triển vọng tăng trưởng kinh tế nhìn từ chỉ số PMI

Triển vọng tăng trưởng kinh tế nhìn từ chỉ số PMI

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam vẫn chỉ xoay quanh mốc 50 điểm, đây là dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế chưa thể khởi sắc.
Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

70 năm đã trôi qua, nhưng Hiệp định Geneve vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực và để lại nhiều bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng,an ninh
Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 - 1/5/2024), nhiều địa phương tổ chức nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa.
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

BCH Trung ương Đảng đã đồng ý cho Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, việc phê duyệt Quy hoạch ngành quốc gia là bước phát triển quan trọng của ngành năng lượng và khoáng sản.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu đã tới đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt.
Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Lập trường của Việt Nam về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là hết sức nhất quán và đã được khẳng định rõ trong những năm qua.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động