Phát triển nền kinh tế chia sẻ: Thiếu hành lang pháp lý

Đầu tháng 1/2018, sau thời gian dài "chịu đựng" tỷ lệ chiết khấu liên tục tăng, lái xe của các hãng Grab và Uber đã quyết định đình công, tuy nhiên, động thái này không mang lại kết quả như mong muốn. Theo nhiều chuyên gia, đây chỉ là một ví dụ của việc phát triển nền kinh tế chia sẻ (KTCS) mà chưa có hành lang pháp lý bảo vệ những đối tượng tham gia.  
Phát triển nền kinh tế chia sẻ: Thiếu hành lang pháp lý
Cần có hành lang pháp lý bảo vệ những đối tượng tham gia nền kinh tế chia sẻ

Từ "cuộc chiến" đơn phương…

Tùy thuộc vào thời gian tham gia dài, ngắn, hãng Grab thu chiết khấu từ doanh thu của các xe lần lượt là 23,6% và 28,6%, còn Uber là 24,5% và 29,5% (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng). Tuy nhiên, theo các tài xế, cùng với lệnh cấm xe ôtô hợp đồng chở khách dưới 9 chỗ đón khách tại một số khu vực nội đô, mức chiết khấu nói trên sẽ khiến họ bị giảm thu nhập, thậm chí thu không đủ bù chi. Giải quyết vấn đề một cách tự phát, các lái xe đã đình công, tuy nhiên, động thái của họ đã không nhận được kết quả như mong muốn.

Về phương diện pháp lý, chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng, Uber và Grab không vi phạm pháp luật vì họ không phải đơn vị sử dụng lao động mà đơn thuần là cung cấp phần mềm và coi các tài xế là đối tác - người hợp tác cùng làm, cùng chia sẻ lợi nhuận kiếm được. "Nếu các tài xế không đồng ý, họ hoàn toàn có thể dừng hợp tác" - ông Phong nói và phân tích thêm, các tài xế đã không hiểu rõ vai trò của họ khi hợp tác với Uber, Grab trong khi chúng ta chưa có hành lang pháp lý điều chỉnh quan hệ này.

… đến khuyến nghị: "quản" đừng "cấm"

Câu chuyện của Uber hay Grab chỉ là một ví dụ trong việc phát triển nền KTCS mà chưa có hành lang pháp lý bảo vệ những đối tượng tham gia. Tuy nhiên, đây không chỉ là vấn đề của Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang "đau đầu" trước câu hỏi: Quản hay cấm?

Theo bà Nguyễn Thị Tuệ Anh - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) - KTCS đã phát triển mạnh mẽ tại nhiều nước nhưng phản ứng chính sách của các quốc gia đối với mô hình này rất khác nhau, bà Tuệ Anh dẫn chứng: Với mục tiêu xây dựng Seoul thành thành phố chia sẻ, Hàn Quốc đã ra quy định hỗ trợ các doanh nghiệp với một số tiêu chí nhất định, rà soát sửa đổi luật và quy định hiện hành và thực hiện nhiều biện pháp khác. Tương tự, Singapore cũng là quốc gia khá cởi mở với mô hình kinh tế mới này và xem đây là cơ hội để phát triển bền vững, giảm mua sắm và rác thải. Trong khi đó tại Mỹ - nơi Uber khai sinh - hiện vẫn rất lúng túng trong kiểm soát nền tảng công nghệ này… Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ, sự kêu gọi của Chính phủ gây dựng cộng đồng đổi mới sáng tạo, chắc chắn mô hình KTCS sẽ phát triển mạnh trong tương lai.

Vì vậy, TS. Lê Đăng Doanh - chuyên gia kinh tế, các nhà quản lý cần nhìn nhận vấn đề đã thật sự cấp bách, có tác động sâu rộng cho xã hội và phải xây dựng hành lang pháp lý thay vì "không quản được thì tạm cấm".

Chia sẻ quan điểm, ông Vũ Tú Thành - Phó giám đốc điều hành Khu vực, Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN - cho rằng, giống như tất cả các giao dịch thương mại, dân sự khác, cần có cơ chế quy định lợi ích và rủi ro của các bên tham gia trong mô hình KTCS và Việt Nam cần xây dựng từ đầu khung pháp lý mới thay vì chỉ "cơi nới" chính sách.

Viết Duân
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Thừa Thiên Huế: Quyết liệt phòng, chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại

Thừa Thiên Huế: Quyết liệt phòng, chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại

Các cơ quan, lực lượng liên ngành tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp thực hiện công tác đấu tranh phòng chống, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Quảng Ninh: Tiêu hủy 800kg trứng gà non không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Quảng Ninh: Tiêu hủy 800kg trứng gà non không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 8/5, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh thông tin, đơn vị vừa phát hiện và tiêu huỷ 800kg trứng gà non không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Quản lý thị trường xử lý trên 17.500 vụ vi phạm trong 4 tháng năm 2024

Quản lý thị trường xử lý trên 17.500 vụ vi phạm trong 4 tháng năm 2024

4 tháng đầu năm 2024, Quản lý thị trường cả nước đã phát hiện xử lý 17.584 vụ vi phạm; trị giá hàng hóa vi phạm gần 80 tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra 67 vụ.
Bắc Ninh:

Bắc Ninh: ''Vua quạt'' bị phạt 40 triệu đồng, tịch thu gần 3.000 linh kiện

Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt điện nhập lậu và xử phạt 40 triệu đồng đối với ông T.Đ.T chủ tài khoản Tiktok “Vua quạt”.
Hậu Giang: Phát hiện vụ vận chuyển đường cát vi phạm trị giá hơn 1 tỷ đồng

Hậu Giang: Phát hiện vụ vận chuyển đường cát vi phạm trị giá hơn 1 tỷ đồng

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang vừa phối hợp, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với xe hàng hoá là đường cát, trị giá tang vật trên 1 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Tịch thu hơn 1.000 sản phẩm đồ câu cá nhập lậu

Bắc Giang: Tịch thu hơn 1.000 sản phẩm đồ câu cá nhập lậu

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang vừa kiểm tra, phát hiện và tịch thu hơn 1.000 sản phẩm đồ câu cá nhập lậu.
Đồng Tháp: Phát hiện sai phạm tại 2 tiệm vàng Sớm Jewelry và Mười To ở huyện Lấp Vò

Đồng Tháp: Phát hiện sai phạm tại 2 tiệm vàng Sớm Jewelry và Mười To ở huyện Lấp Vò

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp vừa lập biên bản vi phạm hành chính đối với 2 tiệm vàng cùng ở xã Định Yên, huyện Lấp Vò.
Quảng Ninh: Tiêu hủy hơn 15 nghìn con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Quảng Ninh: Tiêu hủy hơn 15 nghìn con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 4/5, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh thông tin, đơn vị này vừa phát hiện và tiêu hủy 15.100 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Hà Giang: Tiêu hủy hơn 5.000 sản phẩm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Omo, Sunsilk, Claer, Dove

Hà Giang: Tiêu hủy hơn 5.000 sản phẩm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Omo, Sunsilk, Claer, Dove

Cục Quản lý thị trường Hà Giang vừa phối hợp giám sát việc tiêu hủy hơn 5.000 sản phẩm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Omo, Sunsilk, Claer, Dove.
Quảng Ninh: Buộc tiêu hủy 950 kg cua cà ra không rõ nguồn gốc xuất xứ

Quảng Ninh: Buộc tiêu hủy 950 kg cua cà ra không rõ nguồn gốc xuất xứ

Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh vừa phát hiện, xử lý và buộc tiêu hủy 950 kg cua cà ra không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Thái Nguyên: 4 tháng, Quản lý thị trường xử lý 270 vụ vi phạm

Thái Nguyên: 4 tháng, Quản lý thị trường xử lý 270 vụ vi phạm

Trong 4 tháng đầu năm, Quản lý thị trường Thái Nguyên kiểm tra xử lý 270 vụ, tổng số tiền thu nộp ngân sách và trị giá hàng hóa vi phạm tịch thu gần 5 tỷ đồng.
Quảng Bình: Liên tiếp xử lý nhiều trường hợp vi phạm nhãn hiệu hàng hoá

Quảng Bình: Liên tiếp xử lý nhiều trường hợp vi phạm nhãn hiệu hàng hoá

Trong thời gian qua, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình đã liên tục phát hiện và thu giữ số lượng lớn hàng hoá vi phạm và tiến hành tiêu huỷ.
Lai Châu: Xử phạt cơ sở kinh doanh vàng không niêm yết giá

Lai Châu: Xử phạt cơ sở kinh doanh vàng không niêm yết giá

Lực lượng Quản lý thị trường Lai Châu đã xử phạt số tiền 1,5 triệu đồng đối với Doanh nghiệp tư nhân vàng bạc Tịnh Nguyệt do không thực hiện niêm yết giá.
Tây Ninh: Xử phạt hơn 90 triệu đồng hộ kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Tây Ninh: Xử phạt hơn 90 triệu đồng hộ kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh vừa xử phạt hơn 90 triệu đồng đối với một cơ sở do sản xuất, kinh doanh hàng hóa là mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Quảng Ninh: Tăng cường quản lý chất lượng dịch vụ, giá hàng hóa mùa du lịch hè 2024

Quảng Ninh: Tăng cường quản lý chất lượng dịch vụ, giá hàng hóa mùa du lịch hè 2024

Mùa du lịch hè 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh sẽ tăng cường quản lý giá cả thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung và du khách.
Thái Nguyên: Tiêu huỷ 520kg thực phẩm không bảo đảm vệ sinh

Thái Nguyên: Tiêu huỷ 520kg thực phẩm không bảo đảm vệ sinh

Ngày 3/5, Cục Quản lý thị trường Thái Nguyên thông tin, Đội Quản lý thị trường số 3 đã xử phạt chủ hàng và tiêu hủy hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Kiên Giang: Xử lý 116 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách 3,7 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm

Kiên Giang: Xử lý 116 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách 3,7 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang đã kiểm tra 330 vụ, phát hiện và xử lý 116 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách hơn 3,7 tỷ đồng.
Bắc Giang: Xử phạt doanh nghiệp vi phạm trong chế biến thực phẩm hơn 100 triệu đồng

Bắc Giang: Xử phạt doanh nghiệp vi phạm trong chế biến thực phẩm hơn 100 triệu đồng

Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền hơn 100 triệu đồng đối với Công ty TNHH MTV Thương Nhung.
Nghệ An: Triển khai kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu từ ngày 2/5

Nghệ An: Triển khai kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu từ ngày 2/5

Cục Quản lý thị trường Nghệ An sẽ triển khai kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024 từ ngày 02/5/2024 đến hết ngày 31/5/2024.
Tuyên Quang: Bình ổn thị trường hàng hóa những tháng đầu năm 2024

Tuyên Quang: Bình ổn thị trường hàng hóa những tháng đầu năm 2024

Cục Quản lý thị trường tỉnh Tuyên Quang vừa có báo cáo công tác Quản lý thị trường quý I và phương hướng nhiệm vụ quý II năm 2024.
Lai Châu: Tiêu hủy 400 kg bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ

Lai Châu: Tiêu hủy 400 kg bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ

Ngày 26/4, Đội Quản lý thị trường số 2 (Lai Châu) tổ chức tiêu hủy 400 kg bánh không đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Khánh Hòa: Phát hiện 4 cơ sở kinh doanh hơn 2.100 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Khánh Hòa: Phát hiện 4 cơ sở kinh doanh hơn 2.100 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Lực lượng quản lý thị trường Khánh Hoà đã kiểm tra liên tiếp 4 cơ sở kinh doanh, thu giữ hơn 2.100 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu.
Quảng Ninh: Tăng cường kiểm tra việc sử dụng hóa đơn điện tử tại các cửa hàng xăng dầu

Quảng Ninh: Tăng cường kiểm tra việc sử dụng hóa đơn điện tử tại các cửa hàng xăng dầu

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng hóa đơn điện tử tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu.
Bắc Giang: Xử lý hộ kinh doanh thực phẩm nhập lậu

Bắc Giang: Xử lý hộ kinh doanh thực phẩm nhập lậu

Ngày 26/4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang thông tin, đơn vị vừa phối hợp kiểm tra, phát hiện và tịch thu hàng hóa nhập lậu của Hộ kinh doanh trên địa bàn
Bổ nhiệm ông Trần Phước Trí giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hoà

Bổ nhiệm ông Trần Phước Trí giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hoà

Ông Trần Phước Trí, nguyên Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP. Đà Nẵng được bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hoà.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động