Thị trường bán lẻ: Hàng nội trong “cơn lốc” đầu tư ngoại

Kỳ II: Cơ hội nào cho hàng Việt vào kênh phân phối ngoại?

Các nhà bán lẻ ngoại tràn vào Việt Nam chứng tỏ thị trường bán lẻ Việt Nam rất nhiều tiềm năng. Đây là thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp (DN) Việt nhưng cũng mở ra không ít cơ hội cho hàng Việt đi ra nước ngoài.
Kỳ II: Cơ hội nào cho hàng Việt vào kênh phân phối ngoại?
Lotte tổ chức triển lãm hàng Việt tại Seoul (Hàn Quốc) 2015

Thách thức lớn

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, trong một hội thảo tại TP.Hồ Chí Minh về TPP vào tháng 3/2016 đã thẳng thắn nhìn nhận: Cơ hội luôn luôn đi kèm với thách thức. Thách thức hiện nay của DN Việt chính là sức ép cạnh tranh, thay đổi chính mình. DN cần chủ động chấp nhận cạnh tranh, chấp nhận học hỏi, thậm chí là thất bại. Tuy nhiên không nên cạnh tranh bằng giá rẻ mà cần cạnh tranh bằng chất lượng, uy tín và nâng tầm quản trị.

Ông Yasuzumi Hirotaka- Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến ngoại thương Nhật (JETRO) tại TP.Hồ Chí Minh- cho rằng, vấn đề mấu chốt là các DN Việt phải tự thay đổi, tập trung vào nhóm khách hàng mục tiêu, thay đổi mẫu mã hàng hóa và các dịch vụ sau bán hàng để thỏa mãn nhóm khách hàng mục tiêu… Làm được như vậy thì hàng Việt mới có sức cạnh tranh cao.

Theo đại diện Aeon Việt Nam, đối với các nhà cung cấp Việt Nam, Aeon không yêu cầu hàng Việt phải đạt chất lượng như ở Nhật Bản, nhưng để vào các cửa hàng của Aeon, sản phẩm tối thiểu phải đạt tiêu chuẩn Việt Nam, đặc biệt phải bảo đảm tính an toàn cho người sử dụng...

Yêu cầu về chất lượng, bao bì, mẫu mã, an toàn... của các nhà bán lẻ ngoại đối với hàng Việt chính là thách thức nhưng cũng là động lực để các DN Việt vượt qua chính mình, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Vượt qua chính mình

Thực tế, có rất nhiều DN Việt đã đưa được sản phẩm vào kênh phân phối ngoại, thậm chí đưa sản phẩm ra nước ngoài thông qua kênh phân phối này.

Ông Hồ Quốc Nguyên- Giám đốc quan hệ công chúng Big C Việt Nam- cho biết, Big C đang phân phối trên 90% hàng Việt, số còn lại là hàng nhập khẩu từ Pháp và các nước khác để đa dạng nguồn hàng. Có nhiều DN Việt đã hợp tác thành công với Big C như gỗ Đức Thành, DN Rừng hoa bạch cúc, trứng gà Tân An, cà chua Beef…

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, nhiều nhà cung cấp của Việt Nam cho hay, nếu tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc của các nhà bán lẻ ngoại thì hàng Việt hoàn toàn có thể trụ vững tại các kênh phân phối này.

Bà Lê Thị Thu Lai- Giám đốc DNTN mỹ nghệ Hương Quê- nhận xét: Các sản phẩm sản xuất từ gỗ, tre, nứa… của Hương Quê đang cung cấp với đơn hàng dài hạn cho Big C, Lotte Mart được 5 năm. Việc bán hàng cho các siêu thị lớn là một cách quảng bá thương hiệu rất hiệu quả.

Hoạt động chưa đầy 3 năm song các sản phẩm lau nhà, thảm… của Công ty TNHH Megahome đã xuất hiện trên quầy kệ Lotte Mart, Aeon, Big C được hơn 2 năm. Ông Nguyễn Xuân Thủy- Chủ tịch HĐQT Megahome- cho hay, doanh thu năm 2015 qua kênh các siêu thị của Megahome đạt 35 tỷ đồng, dự kiến năm 2016 sẽ tăng gấp đôi. Để được các hệ thống phân phối ngoại chọn lựa là nhà cung cấp, DN phải đáp ứng các tiêu chuẩn về thương hiệu, chất lượng, mẫu mã, giá cạnh tranh.

Theo ông Nguyễn Văn Cần- Trưởng Phòng Nghiên cứu và phát triển Công ty 28- hàng may mặc của công ty được bán vào hầu hết các kênh bán lẻ ngoại tại Việt Nam với doanh thu 170 tỷ đồng/năm. Lý do được nhà phân phối chọn làm đối tác lâu dài là May 28 luôn tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng, mẫu mã, bao bì.

Năm 2015, Công ty CP Phong Phú đã đạt doanh thu mặt hàng khăn bông tại thị trường nội địa xấp xỉ 214 tỷ đồng, riêng nhãn hiệu khăn bông cao cấp Mollis tới gần 114 tỷ đồng và có mặt hầu hết trong các siêu thị ở Việt Nam.

Trên thực tế, thông qua kênh phân phối ngoại đã có nhiều hàng Việt đi ra thị trường nước ngoài. Các kênh phân phối ngoại cũng hỗ trợ tích cực cho quảng bá hàng Việt tại nước ngoài như Lotte tổ chức triển lãm hàng Việt tại Seoul (Hàn Quốc), Big C thông qua công ty mẹ- tập đoàn Casino- tổ chức Tuần lễ hàng Việt Nam tại Pháp hàng năm. Năm nay, Big C sẽ tổ chức Tuần lễ hàng Việt tại Pháp (ngày 1/6) và Thái Lan (11/7)..., nhằm giúp các DN Việt Nam có cơ hội xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường châu Âu, Nam Mỹ, Đông Nam Á thông qua hệ thống của Big C.

Trong các năm qua, Metro xuất khẩu hàng Việt trung bình 30- 50 triệu USD/năm. Tại Pháp, Tập đoàn Casino nhập khẩu trên 1.100 container/năm từ Việt Nam để phân phối trong hệ thống của mình. Lotte xuất khẩu hàng Việt sang Hàn Quốc khoảng 33-50 triệu USD/năm. Aeon xuất 60 triệu USD hàng Việt vào thị trường Nhật...

Đón đọc Kỳ III: Kênh phân phối nội: chưa tận dụng triệt để lợi thế

TIN LIÊN QUAN
Kỳ I: “Cơn lốc” đổ bộ của các nhà đầu tư ngoại
Nhóm Phóng viên Thời sự Kinh tế
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 16/5: Chỉ số giá hàng hóa MXV-Index hồi phục về mức cao nhất

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 16/5: Chỉ số giá hàng hóa MXV-Index hồi phục về mức cao nhất

Sau ngô, giá lúa mì cũng đối mặt với nguy cơ tăng mạnh

Sau ngô, giá lúa mì cũng đối mặt với nguy cơ tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 15/5: Thị trường hàng hóa nguyên liệu diễn biến phân hoá

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 15/5: Thị trường hàng hóa nguyên liệu diễn biến phân hoá

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 14/5: Giá ca cao lao dốc, đường điều chỉnh giảm mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 14/5: Giá ca cao lao dốc, đường điều chỉnh giảm mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 13/5: Giá hàng hóa nguyên liệu hồi phục mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 13/5: Giá hàng hóa nguyên liệu hồi phục mạnh

Vào hè, thị trường kem chống nắng tăng nhiệt

Vào hè, thị trường kem chống nắng tăng nhiệt

Bong bóng vỡ, giá cà phê đi đâu?

Bong bóng vỡ, giá cà phê đi đâu?

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 10/5: Đầu tư hàng hóa nhóm nông sản đạt mức kỷ lục

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 10/5: Đầu tư hàng hóa nhóm nông sản đạt mức kỷ lục

Giá thép hôm nay ngày 10/5/2024: Thị trường chờ “bứt phá” trong quý II

Giá thép hôm nay ngày 10/5/2024: Thị trường chờ “bứt phá” trong quý II

Hà Nội: Thời tiết nắng nóng, thị trường thiết bị làm mát tăng nhiệt

Hà Nội: Thời tiết nắng nóng, thị trường thiết bị làm mát tăng nhiệt

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 9/5: Chỉ số giá hàng hóa MXV-Index đứt chuỗi phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 9/5: Chỉ số giá hàng hóa MXV-Index đứt chuỗi phục hồi

Giao dịch hàng hóa lập kỷ lục trong tháng 4

Giao dịch hàng hóa lập kỷ lục trong tháng 4

Giá thép hôm nay ngày 8/5/2024: Tăng trên sàn giao dịch; thị trường nội địa sẽ cải thiện hơn trong quý II

Giá thép hôm nay ngày 8/5/2024: Tăng trên sàn giao dịch; thị trường nội địa sẽ cải thiện hơn trong quý II

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 8/5: Giá hàng hóa nguyên liệu vững đà hồi phục

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 8/5: Giá hàng hóa nguyên liệu vững đà hồi phục

Nhu cầu đầu tư vàng miếng, vàng xu của Việt Nam tăng trưởng mạnh

Nhu cầu đầu tư vàng miếng, vàng xu của Việt Nam tăng trưởng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 7/5: Chỉ số giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đảo chiều hồi phục

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 7/5: Chỉ số giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đảo chiều hồi phục

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 65): Các khái niệm cơ bản trong giao dịch hợp đồng quyền chọn

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 65): Các khái niệm cơ bản trong giao dịch hợp đồng quyền chọn

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 6/5: Đứt chuỗi tăng, giá nhiều hàng hóa nguyên liệu lao dốc

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 6/5: Đứt chuỗi tăng, giá nhiều hàng hóa nguyên liệu lao dốc

Giá thép hôm nay ngày 6/5/2024: Doanh nghiệp thép trong nước đẩy mạnh khơi thông thị trường

Giá thép hôm nay ngày 6/5/2024: Doanh nghiệp thép trong nước đẩy mạnh khơi thông thị trường

Giá thép hôm nay ngày 5/5/2024: Dự báo tăng trưởng trong quý II

Giá thép hôm nay ngày 5/5/2024: Dự báo tăng trưởng trong quý II

Xem thêm