Chương trình bình ổn thị trường: Trở thành thương hiệu của TP.HCM

Sau 9 năm triển khai hoạt động, chương trình bình ổn giá đã ngày càng khẳng định được sức lan tỏa và vai trò định hướng dẫn dắt giá cả đối với các mặt hàng thiết yếu của TP.HCM.
Người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến hàng bình ổn.

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến hàng bình ổn.

CôngThương - Ngày 6/4, UBND TP.HCM tổ chức hội nghị Tổng kết chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu giai đoạn 2002-

2010 và nhiệm vụ bình ổn giá giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Công cụ điều tiết giá hữu hiệu

Bà Nguyễn Thị Hồng- Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh- cho biết, chương trình bình ổn giá bắt đầu được triển khai vào dịp Tết Nhâm Ngọ năm 2002, với số vốn 45 tỷ đồng đã được thành phố giao cho 2 doanh nghiệp nhà nước là Tổng công ty Thương mại Sài Gòn và Công ty Lương thực TP. Hồ Chí Minh thực hiện với cơ chế tạm ứng vốn trong vòng 3 tháng. Đến nay đã có 22 doanh nghiệp tham gia trương chình bình ổn với số vốn lên đến 660 tỷ đồng.

Để đưa nguồn hàng bình ổn giá đến tay người tiêu dùng, trong nhiều năm qua TP.HCM đã chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường phát triển hệ thống phân phối hàng bình ổn, đặc biệt là các điểm bán vào chợ truyền thống, khu chế xuất, khu công nghiệp và các quận vùng ven. Chính vì vậy, đến nay chương trình bình ổn giá đã phát triển được 2.188 điểm bán hàng, trong đó có 801 điểm ở chợ truyền thống, siêu thị thuộc hệ thống Saigon Co.op, Vinatex, Maximax, các trung tâm thương mại… Ngoài ra, chương trình còn thực hiện trên 500 chuyến hàng lưu động đến các khu vực ngoại thành để phục vụ nhu cầu bà con nông dân, công nhân, các gia đình chính sách, người lao động có thu nhập thấp.

Bà Hồng nhận xét, trong những năm qua kinh tế Việt Nam có nhiều biến động nhưng các doanh nghiệp vẫn đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa và chấp hành tốt về giá bán cũng như chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng ngày càng chủ động trong việc điều tiết và ổn định giá thị trường trong dịp lễ, tết và đặc biệt là trong lúc giá cả hàng hóa leo thang như hiện nay… Trên thực tế đơn cử như Saigon Co.op là một trong những đơn vị đi đầu trong việc bình ổn giá thị trường,từ 10 điểm bán hàng bình ổn ban đầu, nay đã tăng lên 105 điểm và đến năm 2015 sẽ có thêm 100 điểm bán hàng bình ổn. Bà Nguyễn Thị Hạnh- Tổng giám đốc SSaigon Co.op- cho biết: “Việc mở rộng điểm bán hàng bình ổn giá giúp cho người tiêu dùng có được những sản phẩm tốt nhất với giá cả phải chăng”.

Ông Văn Đức Mười- Tổng giám đốc Công ty Vissan- cho hay, tham gia bán hàng bình ổn, Vissan đã phối hợp với đối tác để chia sẻ giảm bớt lợi nhuận, đặc biệt là khi thị trường lên cơn sốt giá, vì thế sản phẩm của công ty luôn đảm bảo cung ứng cho thị trường theo giá đã cam kết.

Tiếp tục đẩy mạnh trong năm 2011

Chương trình bình ổn giá đã trở thành một trong những công cụ điều tiết hữu hiệu để ổn định thị trường, xã hội thông qua việc định hướng và cung cấp cho thị trường một lượng lớn hàng có giá cả hợp lý, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần hạn chế kiểm soát được hiện tượng đầu cơ, tăng giá đột biến, chống hàng kém chất lượng.

Tuy nhiên bên cạnh những mặt đã đạt được, UBND TP.HCM cũng thừa nhận những mặt hạn chế cần khắc phục như: số lượng kênh phân phối hàng bình ổn tăng nhưng chưa phát triển đều khắp, chỉ tập trung tại các quận nội thành. Các điểm bán hàng bình ổn từng mặt hàng như trứng gia cầm thì có nhiều nhưng các điểm bán tất cả các mặt hàng bình ổn chỉ tập trung ở siêu thị, cửa hàng tiện lợi nên người nghèo khó tiếp cận. Một số doanh nghiệp tham gia chương trình chưa tập trung cho việc phát triển kênh phân phối ở chợ truyền thống.

Bà Nguyễn Thị Hồng cho rằng: Chương trình bán hàng bình ổn cần được thực hiện quy mô hơn, chuyên nghiệp hơn. Trong năm 2011 thành phố sẽ tiếp tục hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư tạo nguồn hàng, mở rộng mạng lưới phân phối, cải tiến quy trình công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chí phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Chương trình bình ổn năm 2011 sẽ tập trung vào ba nhóm hàng là lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh sản xuất trong nước và dụng cụ học sinh.

Điểm mới của chương trình bình ổn các mặt hàng thiết yếu năm 2011 được thể hiện theo cơ chế điều chỉnh giá linh hoạt, phù hợp theo giá thị trường. Bên cạnh đó, chương trình sẽ chú trọng tập trung bán hàng bình ổn ở chợ truyền thống, khu dân cư, khu công nghiệp.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cho rằng, để chương trình bình ổn thị trường ngày càng lớn mạnh, các doanh nghiệp cần tạo nguồn hàng dự trữ một cách có hệ thống và dài hơi. UBND thành phố cũng nên hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia bình ổn, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có được vị trí hệ thống phân phối tốt hơn.

Tuy nhiên, Bộ Trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khuyến cáo: TP.HCM cần xem lại quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường. Cụ thể, có doanh nghiệp được hỗ trợ hàng trăm tỷ đồng nhưng hiệu quả lại thấp hơn những doanh nghiệp không được hỗ trợ vốn.

Tuấn Anh

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Công khai danh sách doanh nghiệp nợ thuế số tiền hơn 2.661 tỷ đồng

Quảng Ninh: Công khai danh sách doanh nghiệp nợ thuế số tiền hơn 2.661 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh: Thêm 5 đại diện doanh nghiệp bị tãm hoãn xuất cảnh

TP. Hồ Chí Minh: Thêm 5 đại diện doanh nghiệp bị tãm hoãn xuất cảnh

Vụ loạt xe tải chở đất ‘lậu’ quay đầu trên cao tốc: Hé lộ danh tính ông chủ đứng sau

Vụ loạt xe tải chở đất ‘lậu’ quay đầu trên cao tốc: Hé lộ danh tính ông chủ đứng sau

Đại án Việt Á: Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long được giảm 1 năm tù

Đại án Việt Á: Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long được giảm 1 năm tù

TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện Công ty Nano Green tổ chức hội thảo quảng bá mỹ phẩm trái phép

TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện Công ty Nano Green tổ chức hội thảo quảng bá mỹ phẩm trái phép

Quảng Ngãi: Khởi tố vụ chìm sà lan khiến 4 người chết, 5 người mất tích

Quảng Ngãi: Khởi tố vụ chìm sà lan khiến 4 người chết, 5 người mất tích

Sóc Trăng: Phát hiện container chở 32 tấn đường cát nhập lậu

Sóc Trăng: Phát hiện container chở 32 tấn đường cát nhập lậu

Chủ tịch TP. Hải Phòng chỉ đạo làm rõ vụ cháu bé nghi bị bạo hành tại trường mầm non

Chủ tịch TP. Hải Phòng chỉ đạo làm rõ vụ cháu bé nghi bị bạo hành tại trường mầm non

Quảng Nam: Bắt quả tang 5 xe đầu kéo vận chuyển hơn 240m³ gỗ trái phép

Quảng Nam: Bắt quả tang 5 xe đầu kéo vận chuyển hơn 240m³ gỗ trái phép

Thêm một viên chức Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội bị khởi tố

Thêm một viên chức Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội bị khởi tố

Cà Mau: Công ty Du lịch Sinh thái Quốc tế nợ thuế 8,7 tỷ đồng, bị cưỡng chế hóa đơn

Cà Mau: Công ty Du lịch Sinh thái Quốc tế nợ thuế 8,7 tỷ đồng, bị cưỡng chế hóa đơn

Lào Cai: Tạm hoãn xuất cảnh 4 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế

Lào Cai: Tạm hoãn xuất cảnh 4 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế

Ông Lê Thanh Hải bị kỷ luật cách tất cả các chức vụ trong Đảng

Ông Lê Thanh Hải bị kỷ luật cách tất cả các chức vụ trong Đảng

Vì sao Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng bị tạm giữ?

Vì sao Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng bị tạm giữ?

TP. Cần Thơ: Thêm 2 giám đốc doanh nghiệp bị tạm hoãn xuất cảnh

TP. Cần Thơ: Thêm 2 giám đốc doanh nghiệp bị tạm hoãn xuất cảnh

Bình Dương: Gỗ Trường Thành (TTF) bị cưỡng chế thuế gần 23 tỷ đồng

Bình Dương: Gỗ Trường Thành (TTF) bị cưỡng chế thuế gần 23 tỷ đồng

Phú Thọ: Triệt phá đường dây mua bán động vật quý hiếm, có cả hổ hoang dã còn sống

Phú Thọ: Triệt phá đường dây mua bán động vật quý hiếm, có cả hổ hoang dã còn sống

TP. Phú Quốc: Chủ tịch xã nhận hối lộ 2,5 tỷ đồng để làm ngơ cho đối tượng phân lô trái phép

TP. Phú Quốc: Chủ tịch xã nhận hối lộ 2,5 tỷ đồng để làm ngơ cho đối tượng phân lô trái phép

TP. Hồ Chí Minh: Tạm hoãn xuất cảnh nữ giám đốc nợ 34 tỷ đồng tiền thuế

TP. Hồ Chí Minh: Tạm hoãn xuất cảnh nữ giám đốc nợ 34 tỷ đồng tiền thuế

Làm rõ ‘hành vi lạ’ của Đoàn kiểm tra Sở TN&MT TP. Hà Nội

Làm rõ ‘hành vi lạ’ của Đoàn kiểm tra Sở TN&MT TP. Hà Nội

Xem thêm