Từng cơ sở công nghiệp tại Bắc Ninh phải tự xây dựng phương án duy trì sản xuất theo từng cấp độ

Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tại buổi làm việc trực tuyến với lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh chiều 26/5.
Bộ Công Thương mở thêm kênh tiêu thụ cho nông sản, thực phẩm Việt “Thông đường” cho nông sản Việt sang Trung Quốc giữa dịch Covid-19 Bộ Công Thương: Chung tay cùng Bắc Giang tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ nông sản

Buổi làm việc được triển khai trong bối cảnh đặc biệt của dịch bệnh Covid-19 nên các ý kiến của các bên đều tập trung bàn về giải pháp góp phần cùng Bắc Ninh vừa chống dịch hiệu quả, đồng thời khôi phục sản xuất, bảo đảm không bị đứt, gãy chuỗi sản xuất, đặc biệt trong các khu công nghiệp; bàn giải pháp để chống đứt gãy chuỗi cung ứng các sản phẩm thiết yếu; tiêu thụ các nông sản tới vụ...

Toàn cảnh Hội nghị

Lo ngại nhất là dịch lây lan diện rộng trong khu công nghiệp

​​​​​​Điều lo lắng đối với Bắc Ninh lúc này đó dịch bệnh Covid-19 hiện lây lan trong cộng đồng, việc quan trọng lúc này là khoanh vùng, không để dịch lan ra các khu công nghiệp.

Bà Nguyễn Hương Giang - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh- cho biết, 3.600 người của Bắc Ninh làm việc tại Bắc Giang và tối về Bắc Ninh, nhiều chuyên gia Hàn Quốc sống ở Bắc Ninh là chính. Bên cạnh đó, có 30.000 lao động Bắc Giang làm việc tại Bắc Ninh, trong đó, riêng Sam Sung lên tới 16.000 – 17.000 người. Do đó, khối lượng lưu thông lao động giữa hai địa phương là rất lớn.

Bắc Ninh với 10 khu công nghiệp đang hoạt động, có nhiều doanh nghiệp (DN) lớn tham gia chuỗi toàn cầu. Mật độ công nhân lao động sống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh rất đông, cao gấp 5 lần cả nước. Trong đó, những nơi có khu công nghiệp lao động ở trọ cao hơn.

Hiện, Bắc Ninh có hơn 500 ca mắc Covid-19 trên địa bàn, tuy nhiên, nếu không phòng chống dịch tốt thì nguy cơ sẽ phức tạp hơn Bắc Giang rất nhiều. Do số công nhân lao động tại Bắc Ninh cao gấp 3 lần so với Bắc Giang với hơn 400.000 công nhân lao động.

“Đứng đầu về quy mô sản xuất công nghiệp trên địa bàn cả nước, nếu xảy ra đứt gãy chuỗi sản xuất thì thiệt hại sẽ vô cùng lớn. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để “vừa tay cày, tay súng” thì mới đảm bảo được mục tiêu kép” - bà Nguyễn Hương Giang nói.

Từng cơ sở công nghiệp tại Bắc Ninh phải tự xây dựng phương án duy trì sản xuất theo từng cấp độ
Đầu cầu Bắc Ninh

Theo tính toán sơ bộ, nếu các khu công nghiệp của Bắc Ninh tạm dừng hoạt động trong 2 tuần sẽ gây thiệt hại khoảng 50 nghìn tỷ, làm giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh giảm trên 4%, của quốc gia giảm 0,5%.

Khẳng định, duy trì sản xuất ở trong khu công nghiệp là hết sức quan trọng, không chỉ đối với Bắc Ninh mà cả nước; đại diện tỉnh Bắc Ninh kiến nghị Bộ Công Thương ban hành khung hướng dẫn xây dựng kịch bản ứng phó (giãn cách dây chuyền sản xuất, tổ chức sản xuất….) với dịch bệnh phù hợp với diễn biến từng giai đoạn làm cơ sở để các địa phương triển khai thực hiện và hướng dẫn DN; Hướng dẫn đề cương kế hoạch và cam kết về phòng, chống Covid-19 theo Quyết định 2194/QĐ-BCĐQG và Quyết định 2225/QĐ-BCĐQG để thống nhất triển khai tại các địa phương, đơn vị. Có ý kiến với Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 và tỉnh Bắc Giang tháo gỡ cho các DN là nhà cung ứng cho Sam Sung trong các khu công nghiệp đang bị tạm dừng hoạt động, được phép hoạt động trở lại khi đảm bảo các quy định về phòng chống dịch; đồng thời cho phép và hướng dẫn DN có đủ điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện vừa tổ chức cách ly vừa tham gia sản xuất đối với các lao động không phải cách ly tập trung. Đồng thời, đề nghị Bộ Công Thương có hình thức động viên các DN.

Cần xã hội hóa vắc xin phòng dịch Covid-19

Khẳng định vai trò quan trọng của Bắc Ninh và Bắc Giang là những địa phương có hoạt động sản xuất công nghiệp và xuất khẩu lớn nhất cả nước, ông Trương Thanh Hoài - Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đồng tình quan điểm, cần duy trì sản xuất của hai địa phương này.

Ông Trương Thanh Hoài
Ông Trương Thanh Hoài - Cục trưởng Cục Công nghiệp

Cần xem xét ưu tiên tiêm vắc xin cho công nhân, người lao động ở khu công nghiệp tại các địa phương này. Hiện nay, chi phí xét nghiệm 35 USD/lần. Chi phí cách ly rất lớn nhưng chi phí 1 lần tiêm vắc xin ít hơn. Do đó, ông Hoài đề nghị Bộ trưởng kiến nghị Thủ tướng cho phép các DN có thể huy động xã hội hoá nguồn lực để mua vắc xin, hoặc cho phép DN chủ động đi tìm nguồn cung vắc xin trên cơ sở giám sát của Bộ Y tế. “Hiện nay, riêng nguồn tiền mặt huy động xã hội hoá hơn 200 tỷ đồng, dư mua vắc xin cấp 140 nghìn lao động tại khu công nghiệp Bắc Giang. Hiện nay, với Bắc Ninh, có khoảng 100 nghìn lao động trong khu công nghiệp, nếu tổng chi phí mua vắc xin thành công chỉ khoảng 200 tỷ đồng. Do đó, việc huy động xã hội hoá để mua vắc xin hoàn toàn khả thi. Việc này đảm bảo căn cơ vừa chống dịch vừa đảm bảo sản xuất. Việc chậm tiên vắc xin và vẫn sử dụng giải pháp cách ly, xét nghiệm thì chi phí sẽ rất lớn” - ông Trương Thanh Hoài nói.

Liên quan đến vấn đề vắc xin, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, trong buổi làm việc trực tuyến với hai địa phương Bắc Giang và Bắc Ninh diễn ra sáng cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có chỉ đạo, theo đó, chỉ rõ tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và đặc biệt là người làm việc khu công nghiệp là đối tượng được ưu tiên trong tiêm phòng vắc xin. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu DN, kể cả DN FDI hay DN Việt Nam đều có trách nhiệm chia sẻ đối với việc tham gia đóng góp nguồn lực vắc xin. Về tháo gỡ cho DN, cho DN được phép hoạt động trở lại trong khu công nghiệp, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhìn nhận, việc này cần được ưu tiên, một mặt chống dịch nhưng phải đảm bảo mục tiêu kép. DN nào đảm bảo chống dịch thì cần được ưu tiên hoạt động lại.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải

Liên quan đến lao động trong khu công nghiệp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An đánh giá, Bắc Ninh là tỉnh sản xuất công nghiệp lớn, do đó khi dừng sản xuất sẽ ảnh hưởng đến cả nước. Đề nghị Bắc Ninh không chỉ quan tâm các khu công nghiệp đang có dịch mà phải quan tâm không để lây lan sang các khu công nghiệp chưa có dịch. Đẩy nhanh việc dập dịch.

Để DN trở lại sản xuất, DN phải đáp ứng được yêu cầu sản xuất an toàn. Thực hiện nghiêm quy định giãn cách khi sản xuất và các quy định của Bộ Y tế.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An

Bộ Công Thương đã ban hành Quy trình hướng dẫn thu mua tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông sản của các vùng đang có dịch

Hiện đang có nhiều ý kiến liên quan đến việc xây dựng quy trình vận chuyển lưu thông hàng hoá từ địa phương có dịch sang các vùng không có dịch, không làm ách tắc tiêu thụ nông sản. Nhấn mạnh về trách nhiệm của Bộ Công Thương về vấn đề trên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nói, ngày 1/3, Bộ Công Thương đã ban hành Quy trình hướng dẫn thu mua tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông sản của các vùng đang có dịch (Văn bản 1083) và gửi đến UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trên địa bàn toàn quốc thực hiện nghiêm quy trình nói trên.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Y tế ban hành ngay Quy chế đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong hoạt động vận tải qua lại đi đến vùng, khu vực địa điểm có dịch. Bộ Công Thương mong muốn Bộ Giao thông Vận tải sớm ban hành quy định để các tỉnh, thành phố có thể dựa trên đó để thực hiện.

Liên quan đến kiến nghị của Bắc Ninh trong Ban hành khung hướng dẫn, xây dựng kịch bản ứng phó với dịch bệnh phù hợp với diễn biến từng giai đoạn, hiện đã có hướng dẫn chung, Bộ Công Thương đề nghị các đơn vị trực tiếp như Sở Công Thương, ban quản lý các khu công nghiệp, chủ DN trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh nghiên cứu vận dụng một cách phù hợp vào từng loại hình sản xuất kinh doanh của mình.

Về xây dựng phương án điều tiết hàng hóa, đối với tình hình hiện nay, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải lưu ý, tỉnh không quá lo lắng nhưng cũng không nên chủ quan, để lường trước tình huống xảy ra xấu hơn. Hiện nay, Bộ đang phối hợp chặt chẽ và đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa với tỉnh Bắc Ninh.

Từng cơ sở công nghiệp tại Bắc Ninh phải tự xây dựng phương án duy trì sản xuất theo từng cấp độ
Ông Trần Duy Đông- Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước

Cũng liên quan đến nguồn cung hàng hóa, ông Trần Duy Đông- Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - chia sẻ thêm, Vụ thường xuyên trao đổi với Sở Công Thương Bắc Ninh trong triển khai các biện pháp đảm bảo nguồn cung thiết yếu, bình ổn định thị trường, tháo gỡ khó khăn trong lưu thông hàng hóa. Xây dựng các phương án đảm bảo nguồn cung hàng hóa theo các diễn biến của dịch bệnh. Đến thời điểm hiện nay, nguồn cung hàng hóa thiết yếu tại Bắc Ninh vẫn đáp ứng đủ nhu cầu, giá cả ổn định. Về việc vận chuyển lưu thông hàng hóa giữa các địa phương bị chậm do dịch bệnh, Vụ cũng thường xuyên trao đổi phối hợp với các địa phương để tháo gỡ khó khăn khi xe vận chuyển của DN phân phối bị ách tắc tại các chốt kiểm dịch.

Trần Hữu Linh
Ông Trần Hữu Linh- Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT

Ở lĩnh vực QLTT, ông Trần Hữu Linh- Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT cho hay, hiện nay, các Đội QLTT trực chiến 24/24 tại các chốt kiểm soát chống dịch, chủ yếu thực hiện tuyên truyền phổ biến, yêu cầu các cơ sở không tăng giá dược phẩm, khẩu trang…

Thực tế hiện nay, hàng hóa thiếu hụt cục bộ ở một số nơi, hàng thì có sẵn nhưng đi qua các chốt kiểm dịch nên khó vào, Tổng cục QLTT đã chỉ đạo dừng việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, chuyên đề tạo thuận lợi cho hàng hóa vào khu cách ly. Tổng cục cũng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, không để tình trạng hàng giả, hàng nhái, đầu cơ tăng giá, nếu để xảy ra vi phạm thì Cục trưởng Cục QLTT ở địa phương phải chịu trách nhiệm. Ông Trần Hữu Linh cũng đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Công Thương phối hợp với Cục QLTT tăng cường giám sát thị trường.

Tập trung phòng chống dịch nhưng vẫn phải duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh

Phát biểu kết luận, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, Bắc Ninh là tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp rất lớn, vấn đề đặt ra là việc phòng dịch ở Bắc Ninh trong thời điểm này có những yêu cầu khác so với tỉnh Bắc Giang. Ở Bắc Giang, dịch bệnh bùng phát trong các cơ sở công nghiệp và khu công nghiệp, hiện nay, những khu vực này đang được khoanh vùng, dập dịch. Còn ở Bắc Ninh, dịch bùng phát ngoài cộng đồng, lan vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhưng ở phạm vi chưa lớn, mới chỉ ở cục bộ, một vài điểm. Trong DN cũng chỉ một vài dây chuyền sản xuất có dịch lây lan.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên kết luận cuộc họp

Khẳng định bên cạnh tập trung phòng chống dịch nhưng vẫn phải duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN, nhất là các DN trong khu công nghiệp đang sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu, đầu tiên phải chỉ đạo, hỗ trợ, hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch, nghiêm túc thực hiện 5K. Chủ động đánh giá mức độ an toàn của dịch Covid-19, cập nhật bản đồ an toàn, sống chung với dịch bệnh để có phương án sản xuất phù hợp; khẩn trương truy vết, khoanh vùng, dập dịch nhất là những ổ dịch đã lan vào khu công nghiệp, khu chế xuất.

Về phía địa phương, DN, cần đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực để có thể tổ chức việc xét nghiệm nhanh Covid-19 cho người lao động, từ đó có thể phân hóa được những trường hợp có nguy cơ cao từ tổ chức cách ly, hoặc là vừa cách ly vừa tổ chức sản xuất, với cách làm như vậy thì sẽ có hiệu quả.

Song song đó là huy động từ các nguồn lực và trên cơ sở kiến nghị Chính phủ ưu tiên tiêm phòng vắcxin cho người lao động trong các cơ sở công nghiệp có sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, nhất là mặt hàng có liên quan đến chuỗi cung ứng của khu vực và thế giới.

Bộ trưởng cũng đề nghị Bắc Ninh chủ động phối hợp với các Bộ, ngành chức năng và Bộ Công Thương đề xuất với Chính phủ về việc cho phép nhập cảnh một số chuyên gia đầu ngành và chỉ đạo tổ chức thật tốt việc cách ly bắt buộc và việc tổ chức làm việc trực tuyến cho các chuyên gia khi nhập cảnh vào Việt Nam.

Bộ trưởng lưu ý việc kiểm duyệt các vật tư, nguyên liệu từ bên ngoài chuyển vào DN sản xuất hay nhập các loại thực phẩm, hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho người lao động cũng có thể là một kênh làm lây lan và bùng phát dịch trong khu công nghiệp. Đối với những cơ sở đã hoặc là nghi ngờ có dịch thì cần phải tập trung rất cao cho việc khử khuẩn các cơ sở sản xuất và khử khuẩn cả những phương tiện vận chuyển từ chỗ làm việc cho đến chỗ ở.

Liên quan đến cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu rõ, đây là yêu cầu rất cấp bách, không được chủ quan. Bởi lẽ, hiện Bắc Ninh vẫn trong trạng thái còn là bình thường, nhưng nếu giả định trong những ngày tới, số ca trong cộng đồng bùng phát nhiều hơn thì việc cung ứng các nhu cầu thiết yếu là vô cùng căng thẳng. Do đó, ngành Công Thương địa phương phải xây dựng kịch bản để xử trí tình huống theo phương châm bốn tại chỗ. Đặt ra từng cấp độ.

Bộ trưởng cũng đề nghị ngành Công Thương địa phương phải có sự kết nối, không chỉ kết nối với các trung tâm thương mại, các cơ sở kinh doanh mà phải kết nối giữa các cơ sở sản xuất. Với các đề xuất với Bộ Công Thương cần phải rất rõ về danh mục, về số lượng, các quy cách và phương thức. Trên cơ sở đăng ký của các địa phương thì Bộ Công Thương mới có thể kết nối đến các nhà cung ứng, kết nối các cơ sở sản xuất và kết nối với các DN.

“Bộ Công Thương cam kết sẽ cùng với Bắc Ninh cũng như các địa phương sẵn sàng cung ứng đủ các yêu cầu, nhưng với điều kiện là mọi thứ phải rõ ràng và trách nhiệm gắn đến đâu” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Về việc cho phép mở cửa hoạt động trở lại các cơ sở công nghiệp, Bộ trưởng đồng ý với đề xuất này. Tuy nhiên, từng cơ sở công nghiệp phải tự đánh giá sự an toàn của cơ sở và xây dựng cho được phương án duy trì sản xuất theo từng cấp độ.

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).

Nguyễn Hạnh-Cấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ

Bộ Công Thương tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ

Bộ Công Thương triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam

Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.
Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các địa phương cam kết tiến độ thực hiện các dự án điện khí

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các địa phương cam kết tiến độ thực hiện các dự án điện khí

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các địa phương báo cáo về tiến độ tổng thể các dự án điện khí đang triển khai và phải có cam kết tiến độ thực hiện.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng về tiến độ đường dây 500 kV mạch 3

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng về tiến độ đường dây 500 kV mạch 3

Để giải quyết vướng mắc trong quá trình thi công đường dây 500 kV mạch 3, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các Bộ, ngành phối hợp chặt chẽ để giải quyết.
Bến Tre cần tập trung khai thác thị trường nội tỉnh và kết nối liên vùng, tạo động lực phát triển mới

Bến Tre cần tập trung khai thác thị trường nội tỉnh và kết nối liên vùng, tạo động lực phát triển mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Bến Tre tập trung khai thác tối đa thị trường nội tỉnh và kết nối liên vùng, quan tâm bố trí nguồn lực cho đầu tư.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy tiến độ đường dây 500 kV mạch 3

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy tiến độ đường dây 500 kV mạch 3

Liên quan đến tiến độ đường dây 500 kV mạch 3, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã nêu 3 nguyên nhân ảnh hưởng dự án và đề nghị thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.
Họp giao ban định kỳ tháng 3 về đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối

Họp giao ban định kỳ tháng 3 về đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối

Ngày 26/3, tại trụ sở Bộ Công Thương, Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp giao ban định kỳ về đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch - Phố Nối.
Bộ Công Thương đẩy mạnh triển khai nhiệm vụ Quý I năm 2024

Bộ Công Thương đẩy mạnh triển khai nhiệm vụ Quý I năm 2024

Bộ Công Thương đang tập trung đẩy nhanh các nhiệm vụ thường xuyên cũng như các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao quý I năm 2024.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư giữa Việt Nam với các nước C5 khu vực Trung Á

Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư giữa Việt Nam với các nước C5 khu vực Trung Á

Bộ Công Thương vừa ra thông báo về việc triển khai các giải pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với các nước C5 khu vực Trung Á.
Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững

Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 17/QĐ-BCT ngày 3/1/2023 về nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững.
Chỉ thị của Bộ Công Thương về việc bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường Tết 2024

Chỉ thị của Bộ Công Thương về việc bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường Tết 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về việc nhập khẩu gạo, lá thuốc lá sấy khô từ Campuchia năm 2023, 2024

Bộ Công Thương lấy ý kiến về việc nhập khẩu gạo, lá thuốc lá sấy khô từ Campuchia năm 2023, 2024

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến về Dự thảo 2 Thông tư quy định việc nhập khẩu gạo, lá thuốc lá khô từ Campuchia theo hạn ngạch thuế quan năm 2023, 2024.
Năm 2023, nhập khẩu 119.000 tấn đường theo phương thức đấu giá

Năm 2023, nhập khẩu 119.000 tấn đường theo phương thức đấu giá

Năm 2023, lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường (mã HS 17.01) phân giao theo phương thức đấu giá là 119.000 tấn.
Bộ Công Thương ban hành công điện về đảm bảo cung ứng điện cuối năm 2023 và các năm tiếp theo

Bộ Công Thương ban hành công điện về đảm bảo cung ứng điện cuối năm 2023 và các năm tiếp theo

Ngày 29/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành công điện về việc đảm bảo cung ứng điện cuối năm 2023 và các năm tiếp theo.
Bộ Công Thương ban hành Chỉ thị về đảm bảo nguồn cung xăng dầu

Bộ Công Thương ban hành Chỉ thị về đảm bảo nguồn cung xăng dầu

Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị 09 về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về xăng dầu, bảo đảm nguồn cung xăng dầu...
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp với các tập đoàn, tổng công ty về cung ứng năng lượng cho nền kinh tế

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp với các tập đoàn, tổng công ty về cung ứng năng lượng cho nền kinh tế

Chiều 22/8, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp với các tập đoàn, tổng công ty về tình cung cấp năng lượng cho nền kinh tế.
Bộ Công Thương ban hành Chỉ thị về xuất khẩu gạo và bình ổn thị trường trong nước

Bộ Công Thương ban hành Chỉ thị về xuất khẩu gạo và bình ổn thị trường trong nước

Chỉ thị mới của bộ Công Thương nhằm giúp công tác điều hành xuất khẩu gạo đảm bảo mục tiêu tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa; cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
3 Quy hoạch ngành quốc gia được phê duyệt: Đường lớn đã mở

3 Quy hoạch ngành quốc gia được phê duyệt: Đường lớn đã mở

Các Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản vừa được phê duyệt thể hiện nỗ lực và trách nhiệm của Bộ Công Thương với phát triển kinh tế đất nước.
Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ có tiềm năng, lợi thế quan trọng đối với phát triển công nghiệp

Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ có tiềm năng, lợi thế quan trọng đối với phát triển công nghiệp

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên góp ý, định hướng và đề xuất một số giải pháp phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu vùng Bắc Trung bộ, Duyên hải Trung bộ.
Điều chỉnh phân công nhiệm vụ tạm thời trong Lãnh đạo Bộ Công Thương

Điều chỉnh phân công nhiệm vụ tạm thời trong Lãnh đạo Bộ Công Thương

Ngày 21/7/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương có Quyết định số 1893/TB-BCT về Điều chỉnh phân công nhiệm vụ tạm thời trong Lãnh đạo Bộ Công Thương.
Bộ trưởng Bộ Công Thương họp chỉ đạo cung cấp điện mùa nắng nóng 2023

Bộ trưởng Bộ Công Thương họp chỉ đạo cung cấp điện mùa nắng nóng 2023

Nhằm đảm bảo việc cung cấp điện mùa nắng nóng 2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với các đơn vị liên quan.
Long An cần tập trung phát triển công nghiệp, thương mại gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng

Long An cần tập trung phát triển công nghiệp, thương mại gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng

Long An cần có chính sách khuyến khích, tập trung phát triển công nghiệp, thương mại gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu theo hướng bền vững.
Bộ Công Thương sửa đổi Nghị định 14/2018/NĐ-CP về thương mại biên giới: Từ 1/1/2025, ai được xuất khẩu tiểu ngạch?

Bộ Công Thương sửa đổi Nghị định 14/2018/NĐ-CP về thương mại biên giới: Từ 1/1/2025, ai được xuất khẩu tiểu ngạch?

Bộ Công Thương đang xin ý kiến về Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 về thương mại biên giới.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Không để đứt gãy nguồn cung than cho sản xuất điện, đạm trong mọi tình huống

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Không để đứt gãy nguồn cung than cho sản xuất điện, đạm trong mọi tình huống

Nhằm đảm bảo đủ than cho sản xuất điện, đạm, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc họp với các doanh nghiệp để kiểm điểm việc triển khai.
Bộ Công Thương và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN làm việc với 3 Tập đoàn năng lượng

Bộ Công Thương và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN làm việc với 3 Tập đoàn năng lượng

Bộ Công Thương và Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã có buổi làm việc với 3 Tập đoàn: Dầu khí Việt Nam; Điện lực Việt Nam và Than- Khoáng sản VN.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động