Bộ Công Thương: Chung tay cùng Bắc Giang tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ nông sản

Bắc Giang là một trong những địa phương đang chịu tác động mạnh nhất của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4. Vấn đề hỗ trợ tiêu thụ nông sản mùa vụ, đặc biệt là trái vải thiều đang vào vụ thu hoạch; đảm bảo cân đối cung cầu; tránh dừng, đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất… là nhiệm vụ được Bộ Công Thương chú trọng triển khai, nhằm ổn định sản xuất, kinh doanh cho địa phương.

Hội nghị trực tuyến giữa Bộ Công Thương với tỉnh Bắc Giang để bàn về 3 vấn đề: Tiêu thụ nông sản; kết nối cung cầu; hỗ trợ các đơn vị sản xuất trong điều kiện có dịch Covid-19, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng diễn ra sáng 25/5.

Bộ Công Thương: Chung tay cùng Bắc Giang tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ nông sản
Bộ Công Thương: Chung tay cùng Bắc Giang tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ nông sản, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị

Đẩy mạnh xuất khẩu trái vải chính ngạch

Báo cáo tại Hội nghị, ông Lê Ánh Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang - cho biết, dịch Covid-19 đã và đang tác động mạnh đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Hiện, tỉnh tiếp tục tạm dừng hoạt động 4/5 khu công nghiệp; có 340/344 doanh nghiệp trong các khu công nghiệp dừng hoạt động; có 172.000/174 000 công nhân ngừng việc; có 10/30 cụm công nghiệp dừng hoạt động; có 127/242 doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp dừng hoạt động.

Bên cạnh đó, dịch Covid-19 khiến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh, đặc biệt là việc lưu thông, vận chuyển nông sản từ Bắc Giang sang các địa phương khác (và ngược lại) cũng như xuất khẩu qua các cửa khẩu gặp khó khăn.

Năm nay, sản lượng vải thiều của Bắc Giang lên tới 180.000 tấn, trong khi dịch bệch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, mặc dù địa phương đã xây dựng các kịch bản cụ thể, nhưng dự báo việc tiêu thụ vẫn nhiều khó khăn, nhất là khi các thương nhân Trung Quốc không sang trực tiếp Bắc Giang để mua hàng.

Ngày 26/5 và 8/6, tỉnh Bắc Giang sẽ tổ chức các hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều với sự tham gia trực tuyến của nhiều thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, các đối tác xuất khẩu, các hệ thống phân phối trong nước...

Liên quan đến tiêu thụ hàng nông sản nói chung và vải thiều nói riêng, tỉnh Bắc Giang đề nghị Bộ Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tuyên truyền, quảng bá và thúc đẩy kết nối, tiêu thụ, xuất khẩu vải thiều Bắc Giang ở thị trường các nước. Hỗ trợ tỉnh Bắc Giang đưa sản phẩm vải thiều tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử. Đồng thời, trao đổi, đàm phán với cơ quan chức năng của Trung Quốc và chỉ đạo các tỉnh có cửa khẩu tiếp giáp với Trung Quốc tạo điều kiện cho việc thông quan trái vải thiều của tỉnh Bắc Giang xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc được thuận lợi như: tạo luồng xanh-luồng ưu tiên, kéo dài thời gian làm việc, tạo điều kiện thông thoáng về thủ tục hành chính và kho bãi nơi cửa khẩu...

Bộ Công Thương: Chung tay cùng Bắc Giang tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ nông sản

Tỉnh Bắc Giang đề nghị Bộ Công Thương kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chính thức với các tỉnh, thành phố về việc tạo điều kiện cho hàng hóa nông sản Bắc Giang được lưu thông tiêu thụ khi đã đảm bảo các điều kiện về an toàn dịch bệnh.

Về kết nối cung cầu, tỉnh Bắc Giang cũng kiến nghị Bộ Công Thương chỉ đạo các doanh nghiệp, các kênh phân phối trong nước chủ động nguồn hàng, tránh để xảy ra khan hiếm hàng….

Trước các kiến nghị từ phía Bắc Giang, trong lĩnh vực xuất khẩu, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đề nghị các địa phương trong đó có Bắc Giang cần xây dựng chiến lược 4 bước gồm: Tạo lòng tin về độ an toàn của trái vải; tạo ra lòng tin về quy cách, chất lượng, số lượng sản phẩm; chuyển sang xuất khẩu chính ngạch; có kế hoạch hợp lý lưu chuyển hàng hóa của địa phương lên cửa khẩu. Tại Hội nghị trực tuyến, các đơn vị thuộc Bộ cũng đã đưa ra các kế hoạch, giải pháp trong việc hỗ trợ tiêu thụ nông sản mùa vụ, đảm bảo cân đối cung cầu và đảm bảo tránh dừng, đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng và các địa phương trên cả nước nói chung.

Nhấn mạnh việc cần đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nói: Chúng tôi kêu gọi không chỉ Bắc Giang mà tất cả các tỉnh, thành phố có nông sản xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc nên chuyển sang xuất khẩu chính ngạch. Bộ Công Thương sẽ cùng Lạng Sơn, Lào Cai xây dựng quy trình ưu tiên cho trái vải của Bắc Giang và các địa phương xuất khẩu qua cửa khẩu chính ngạch. Về phía địa phương, đề nghị Bắc Giang có các doanh nghiệp đủ lớn, đủ uy tín để liên hệ với khách hàng nước ngoài, ký kết các hợp đồng bán theo đường chính ngạch. Nếu không có các doanh nghiệp đó thì Sở Công Thương và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải đứng ra làm việc này.

Nói thêm về vấn đề này, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, nhu cầu đối với quả vải Bắc Giang là có nhiều, nhưng một phần khó khăn đang ở các cửa khẩu, nên Bộ Công Thương sẽ làm việc với các địa phương liên quan như Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh để phối hợp, hỗ trợ hàng hóa nông sản được vận chuyển từ Bắc Giang lên khu vực cửa khẩu.

Bộ Công Thương: Chung tay cùng Bắc Giang tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ nông sản, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh phát biểu tại Hội nghị

Tăng tiêu thụ tại thị trường nội địa

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải lưu ý, Bắc Giang cần làm đúng theo hướng dẫn thu mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nông sản của vùng đang có dịch theo công văn số 1083/BCT-TTTN ngày 1/3/2021 mà Bộ Công Thương đã gửi UBND các tỉnh, thành phố để tạo điều kiện thuận lợi trong việc phối hợp, bảo đảm lưu thông hàng hóa.

Bộ Công Thương: Chung tay cùng Bắc Giang tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ nông sản
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải phát biểu

Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, cùng với việc đảm bảo vừa phòng chống dịch hiệu quả, duy trì sản xuất một cách hiệu quả an toàn, thì việc trước mắt đặt ra đó là tiêu thụ được các sản phẩm nông sản của Bắc Giang, trong đó có trái vải thiều.

Trong bối cảnh hiện nay, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhận định, tiêu thụ trái vải ở trong nước là quan trọng nhất, nhằm khai thác tiềm năng của thị trường gần 100 triệu dân. Nếu như những năm trước, tiêu thụ vải thiều tại thị trường trong nước chỉ chiếm 50% thì nay mục tiêu này phải đẩy lên gấp rưỡi.

“Nhiều người dân Việt Nam, nhất là từ miền Trung đổ vào không dễ gì được sử dụng trái vải thiều Bắc Giang. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, thời gian qua các địa phương cũng đã quan tâm, nhưng vẫn chưa đúng mức. Do đó, mục tiêu của chúng ta là đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường trong nước. Đây cũng là cơ hội để tìm ra giải pháp tối ưu, quan tâm chăm lo thị trường và đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng trong nước” - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

Cùng với thị trường trong nước, cần quan tâm tới xuất khẩu. Mục tiêu đặt ra duy trì sản lượng xuất khẩu như các năm, nhưng nếu không duy trì được sản lượng thì vẫn phải duy trì giá bán, thậm chí là xem xét tăng giá bán, có như vậy mới giữ được thương hiệu sản phẩm xuất khẩu.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Về đảm bảo cung cầu hàng hóa, Bộ Công Thương đề nghị tỉnh Bắc Giang gửi nhu cầu theo các kịch bản, cấp độ, Bộ sẽ phối hợp với địa phương trong vấn đề điều tiết, kết nối với địa phương, doanh nghiệp, tham mưu Chính phủ để có những xuất cấp, hỗ trợ từ các quỹ dự phòng quốc gia nếu thấy cần thiết.

Riêng thị trường Trung Quốc, Bộ trưởng đề nghị Vụ Thị trường châu Á - châu Phi chỉ đạo các thương vụ của Việt Nam tại Trung Quốc liên hệ với cơ quan chức năng nước sở tại tạo điều kiện thông thoáng việc nhập khẩu trái vải, để đảm bảo trái vải đến được tay người tiêu dùng nhanh nhất. Trước các kiến nghị của tỉnh Bắc Giang, Bộ trưởng đề nghị các đơn vị có liên quan phải có những kế hoạch chi tiết, cụ thể phối hợp với Bắc Giang trong duy trì việc xuất khẩu trái vải thiều sang các thị trường truyền thống và các nước trong khu vực, đồng thời mở rộng các thị trường khác. Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, bán hàng online, kết nối cung cầu, nhất là các doanh nghiệp người Việt Nam ở các nước. Việc này sẽ vừa giải quyết vấn đề trước mắt, đồng thời tạo nền tảng cho việc xuất khẩu hàng hóa của Bắc Giang nói riêng và Việt Nam nói chung ra thị trường nước ngoài.

Bộ Công Thương: Chung tay cùng Bắc Giang tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ nông sản
Bộ Công Thương: Chung tay cùng Bắc Giang tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ nông sản
Bộ Công Thương: Chung tay cùng Bắc Giang tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ nông sản
Lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại, Vụ Thị trường trong nước và Cục Xuất nhập khẩu phát biểu tại Hội nghị

Về việc đảm bảo hàng hoá trong nước trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, mục tiêu đặt ra cao nhất là không để đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, không để trục lợi, cản trở việc cung ứng hàng hóa dịch vụ cho người dân, nhất là khu vực cách ly. Bộ trưởng yêu cầu Tổng cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra chống tình trạng găm hàng, buôn lậu, ép giá, cản trở tiêu thụ hàng hóa, lưu thông phân phối.Trước mắt, Bộ sẽ có văn bản gửi các Bộ, các địa phương và các cửa khẩu có liên quan bảo đảm việc thông quan dễ dàng, thuận lợi, ưu tiên luồng xanh cho xuất khẩu, trong đó, nhấn mạnh xuất khẩu chính ngạch.

Bộ trưởng cũng đề nghị các đơn vị thuộc Bộ, căn cứ nhiệm vụ chức năng của mình xây dựng kế hoạch, mục tiêu, giải pháp rõ ràng và có báo cáo hàng tuần kết quả này. Đồng thời yêu cầu lãnh đạo Bộ quan tâm chỉ đạo xây dựng các văn bản báo cáo đề xuất gửi Chính phủ, các văn bản gửi các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan để giải quyết các vấn đề về lưu thông hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm nông sản, cung ứng hàng hóa thiết yếu, khoanh vùng dập dịch nhưng đồng thời khôi phục sản xuất. Việc này, không chỉ giúp Bắc Giang mà giúp tất cả các địa phương đang có dịch.

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Nguyễn Hạnh - Bùi Hùng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bắc Giang

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đến Việt Nam vào thời điểm phù hợp

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đến Việt Nam vào thời điểm phù hợp

Bộ Ngoại giao cho biết, Tổng thống Nga Putin sẽ sớm thăm chính thức Việt Nam. Hiện hai bên đang thống nhất phối hợp thu xếp chuyến thăm vào thời điểm phù hợp.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu rà soát các trường liên kết đào tạo với nước ngoài

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu rà soát các trường liên kết đào tạo với nước ngoài

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở tăng cường công tác quản lý nhà nước về thực hiện chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài trong cơ sở giáo dục.
GDP quý I/2024 ước tăng 5,66% so với cùng kỳ năm 2023

GDP quý I/2024 ước tăng 5,66% so với cùng kỳ năm 2023

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.
Phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự: Đề cao việc lựa chọn cán bộ dám nghĩ, dám làm

Phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự: Đề cao việc lựa chọn cán bộ dám nghĩ, dám làm

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ và đặc biệt chú trọng tiêu chuẩn giới thiệu, lựa chọn, bầu cử cán bộ phải lựa chọn người dám nghĩ, dám làm.
Việt Nam đứng thứ 2 trong số các quốc gia Nhật Bản muốn đầu tư

Việt Nam đứng thứ 2 trong số các quốc gia Nhật Bản muốn đầu tư

Các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế đầu tư Nhật-Việt trên nhiều lĩnh vực.

Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng Thế giới thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, truyền tải điện tại Việt Nam

Ngân hàng Thế giới thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, truyền tải điện tại Việt Nam

Ngân hàng Thế giới sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, truyền tải điện...
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp năng lượng quốc tế

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp năng lượng quốc tế

Chiều 28/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp ông Qiao Xubin, Tổng Giám đốc Tập đoàn Xây dựng năng lượng Trung Quốc (Energy China).
Tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Từ 3-4/4/2024, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sẽ thăm chính thức Trung Quốc nhằm tiếp tục cụ thể hóa nhận thức chung cấp cao, duy trì đà phát triển tích cực hai nước.
Chuyên gia thống nhất đề xuất bỏ cơ chế độc quyền sản xuất vàng miếng SJC

Chuyên gia thống nhất đề xuất bỏ cơ chế độc quyền sản xuất vàng miếng SJC

Các ý kiến bày tỏ đồng tình đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng.
Đại biểu Quốc đề xuất thắt chặt điều kiện tham gia đấu giá tài sản

Đại biểu Quốc đề xuất thắt chặt điều kiện tham gia đấu giá tài sản

Việc thắt chặt điều kiện tham gia đấu giá tài sản, chứng minh năng lực tài chính là hết sức cần thiết để công tác đấu giá được thực hiện một cách hiệu quả.
Quyền Chủ tịch nước dâng hương kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng

Quyền Chủ tịch nước dâng hương kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng

Ngày 28/3, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hương kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng tại Hải Dương.
Hội nghị viên chức, người lao động Báo Công Thương năm 2024: Đồng thuận, đoàn kết để hoàn thành tốt nhiệm vụ

Hội nghị viên chức, người lao động Báo Công Thương năm 2024: Đồng thuận, đoàn kết để hoàn thành tốt nhiệm vụ

Sáng ngày 28/3, Báo Công Thương đã tổ chức Hội nghị viên chức, người lao động năm 2024.
Việt Nam hoan nghênh Hội đồng Bảo an LHQ thông qua Nghị quyết về ngừng bắn tại Dải Gaza

Việt Nam hoan nghênh Hội đồng Bảo an LHQ thông qua Nghị quyết về ngừng bắn tại Dải Gaza

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu rõ quan điểm trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư Việt Nam - Canada lên tầm cao mới

Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư Việt Nam - Canada lên tầm cao mới

Bộ trưởng Mary Ng cho biết, hai bên nhất trí khai thác tối đa các cơ chế hợp tác đã có; thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư hai nước lên tầm cao mới.
Thái Lan tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Thái Lan tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Trong 10 năm qua, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Thái Lan đã tăng từ 10,4 tỷ USD năm 2013 lên gần 19 tỷ USD năm 2023.
Đề xuất lấy ý kiến về 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Đề xuất lấy ý kiến về 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Ngày 27/3, Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Phó thủ tướng Trần Lưu Quang: Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

Phó thủ tướng Trần Lưu Quang: Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

Phó thủ tướng mong muốn Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam và đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước hạn chế xuất khẩu công nghệ cao.
Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại to lớn

Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại to lớn

Chiến thắng Điện Biên Phủ thể hiện bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc.
Doanh nghiệp Trung Quốc tìm kiếm đối tác tại Việt Nam về lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số

Doanh nghiệp Trung Quốc tìm kiếm đối tác tại Việt Nam về lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số

Doanh nghiệp Trung Quốc mong muốn tìm kiếm các đối tác Việt Nam hợp tác về lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số, quản trị đô thị thông minh, trí tuệ nhân tạo.
Thủ tướng: Thực hiện nghiêm quy định về sử dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Thủ tướng: Thực hiện nghiêm quy định về sử dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Thủ tướng yêu cầu bảo đảm đủ nguồn cung xăng dầu cho thị trường và thực hiện nghiêm quy định về sử dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng

Chiều 26/3, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực trong thi hành pháp luật

Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực trong thi hành pháp luật

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác thi hành pháp luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm người đứng đầu.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm cấp cao với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm cấp cao với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Chiều 26/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm cấp cao với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhận thêm nhiệm vụ Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhận thêm nhiệm vụ Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang là Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi.
Chuyển đổi từ lưu trữ tài liệu giấy sang số được thực hiện theo lộ trình

Chuyển đổi từ lưu trữ tài liệu giấy sang số được thực hiện theo lộ trình

Chuyển đổi từ lưu trữ tài liệu giấy sang lưu trữ tài liệu số được thực hiện theo lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động